Phân tích gene cho thấy nCoV lan rộng từ cuối 2019
Các nhà khoa học Anh phân tích gene nCoV từ hơn 7.600 bệnh nhân khắp thế giới, phát hiện virus xuất hiện và lây nhanh ở người từ cuối năm ngoái.
Các nhà nghiên cứu ở Anh đã xem xét đột biến của nCoV và phát hiện bằng chứng nó lây lan nhanh chóng, nhưng không thấy bằng chứng nó dễ lây hay có khả năng gây bệnh nặng.
“Virus đang biến đổi, nhưng không có nghĩa là biến đổi theo hướng tệ hơn”, nhà nghiên cứu di truyền học Francois Balloux, Viện Gene, Đại học London, cho biết hôm 6/5.
SARS-CoV-2 (màu xanh, tròn) nổi lên từ bề mặt tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NIAID-RML
Balloux và đồng nghiệp lấy trình tự bộ gene virus từ cơ sở dữ liệu toàn cầu. Họ xem xét mẫu lấy từ hơn 7.600 bệnh nhân ở nhiều thời điểm và khu vực khác nhau, kết luận nCoV bắt đầu lây cho người từ cuối năm ngoái.
“Điều này loại trừ giả thuyết nCoV xuất hiện từ lâu trước khi được nhận dạng, từ đó lây rộng sang người”, nhóm nghiên cứu của Balloux viết trong báo cáo khoa học công bố trên tạp chí Lây nhiễm, Di truyền và Tiến Hóa.
Phát hiện mới này không phải tin tốt, bởi một số bác sĩ hy vọng nCoV đã xuất hiện từ lâu và âm thầm lây nhiễm cho nhiều người hơn số người được xác nhận, từ đó hình thành hệ quần thể miễn dịch. “Ai cũng từng hy vọng như thế, tôi cũng vậy”, Balloux nói.
Nhưng nghiên cứu mới đã dội nước lạnh vào hy vọng này. Balloux ước tính tối đa chỉ 10% dân số toàn cầu đã phơi nhiễm với virus.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nCoV bắt nguồn từ dơi nhưng lây sang một động vật khác trước khi lây cho người. Ca nhiễm ở người đầu tiên được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019.
Virus thường mắc lỗi trong quá trình sao chép và những đột biến này có thể sử dụng như đồng hồ phân tử theo dõi sự biến đổi của nó qua thời gian và địa lý.
“Kết quả của chúng tôi phù hợp với dự đoán và chỉ ra các chuỗi gene có chung tổ tiên vào cuối năm 2019, củng cố lý thuyết đây là giai đoạn nCoV lây sang vật chủ là người”, trích báo cáo.
“Nó chỉ mới xuất hiện thôi”, Balloux nói. “Chúng tôi rất tự tin rằng nó chỉ nhảy sang vật chủ là người từ cuối năm ngoái”.
Video đang HOT
Nguyên nhân là các mẫu virus được lấy từ mọi nơi trên thế giới cho thấy nhiều đột biến và những đột biến này tương tự nhau. Họ cũng tìm thấy bằng chứng di truyền củng cố giả thuyết virus lây cho người ở châu Âu, Mỹ và những nơi khác từ vài tuần thậm chí vài tháng trước khi ca nhiễm đầu tiên được báo cáo hồi tháng 1 và tháng 2. Việc truy tìm bệnh nhân số 0 ở bất kỳ quốc gia nào là bất khả thi.
“Mọi ý tưởng về truy tìm bệnh nhân số 0 đều vô nghĩa bởi có rất nhiều bệnh nhân số 0″, Balloux giải thích.
Nghiên cứu của nhóm Balloux được nhiều chuyên gia đánh giá trước khi công bố trên tạp chí. Ông cho hay một số báo cáo của những nhóm khác tự công bố trực tuyến có thể không chính xác.
“Mọi loại virus đều biến đổi tự nhiên. Bản thân đột biến không phải điều xấu, không có gì cho thấy nCoV đang biến đổi nhanh hơn hoặc chậm hơn dự kiến. Cho tới nay, chúng ta không thể kết luận nCoV đang gây tử vong và truyền nhiễm nhiều hay ít”, Balloux nói.
Lane Warmbrod, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins, người theo dõi những báo cáo di truyền mới về nCoV, cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu ở động vật để chứng minh sự thay đổi gene của nCoV có thể khiến nó gây bệnh hoặc lây nhiễm nhiều hơn hay ít đi.
“Những nghiên cứu này chỉ cho chúng ta biết đột biến của nCoV đang lan rộng hoặc có tính trội hơn, ngoài ra không còn ý nghĩa nào khác. Nó không thực sự cho chúng ta biết chuyện gì đang diễn ra về mặt sinh học”, Warmbrod nói.
Báo cáo về đột biến có thể quan trọng với những các nhà khoa học nghiên cứu về thuốc và vaccine Covid-19. Bởi vaccine cần tìm hiểu những phần virus không đột biến và được bảo tồn theo thời gian.
Dấu hỏi lớn liên quan đến chất lượng vắc xin Covid-19 của Trung Quốc
Trung Quốc được xem là một trong những nước đang dẫn đầu cuộc đua phát triển vắc xin phòng Covid-19 với 4 công ty đã thử tiến hành thử nghiệm vắc xin trên người.
Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra là chất lượng của những loại vắc xin đang được phát triển "siêu tốc" của nước này.
Xuất phát từ mong muốn bảo vệ người dân và làm lệch hướng chỉ trích quốc tế liên quan đến các phản ứng với dịch bệnh, Trung Quốc đã "bật đèn xanh" và hỗ trợ cho nhiều công ty dược phẩm nước này đẩy nhanh tốc độ phát triển vắc xin phòng Covid-19. Bốn công ty tại Trung Quốc đã thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người, nhiều hơn cả Mỹ và Anh cộng lại.
Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế nước ngoài cũng bày tỏ lo ngại về chất lượng của vắc xin sản xuất bởi Trung Quốc. 2 năm trước, nhiều bậc phụ huynh tại nước này đã nổi cơn thịnh nộ sau khi họ phát hiện con cái mình bị tiêm loại vắc xin không đạt chuẩn chất lượng. Nhiều người dân Trung Quốc cũng có xu hướng lựa chọn vắc xin do nước ngoài sản xuất hơn là trong nước.
"Nhiều người Trung Quốc hiện không tin tưởng vào các loại vắc xin được sản xuất ở trong nước. Đây có lẽ là vấn đề làm "đau đầu" các công ty dược phẩm Trung Quốc. Nếu không có một số sự cố xảy ra, có lẽ người dân sẽ xếp hàng dài cả cây số để được tiêm ngừa vắc xin Covid-19 sau khi được sản xuất thành công", Ray Yip, người quản lý Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates tại Trung Quốc, nhận xét.
Phòng thí nghiệm của một công ty dược phẩm tại Trung Quốc (ảnh: NY Times)
Vắc xin cho Covid-19 là rất cần thiết trong bối cảnh hơn 240.000 người đã tử vong do virus trên toàn thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng, dịch bệnh sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn nếu không có vắc xin.
Trung Quốc đang phải hứng nhiều chỉ trích và cáo buộc đến từ một số quốc gia, đặc biệt là từ Mỹ, liên quan đến việc xử lý dịch bệnh. Nếu có thể đi đầu trong cuộc đua vắc xin, Trung Quốc có thể lấy lại uy tín của mình và gây dựng hình ảnh một cường quốc về công nghệ y tế toàn cầu.
Sản xuất vắc xin Covid-19 hiện là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay tại Trung Quốc. Nước này không cung cấp số liệu chính thức về chi phí sản xuất vắc xin. Một quan chức y tế cấp cao tại Trung Quốc cho biết, vắc xin Covid-19 có thể được sử dụng khẩn cấp vào tháng 9 tới.
Các công ty dược phẩm có vốn đầu tư nhà nước chiếm khoảng 40% ngành công nghiệp vắc xin tại Trung Quốc. Vì thế, nếu chẳng may có sản phẩm lỗi bị phát hiện, những công ty này cũng có thể không bị xử phạt.
Huang Shiyue, sinh viên trường y năm nhất tại Vũ Hán - một trong những người tham gia vào thử nghiệm vắc xin Covid-19, cho biết, cô bị chóng mặt và bị ốm sau khi được tiêm vắc xin.
Huang kể lại, 15 phút sau khi được tiêm vắc xin thử nghiệm, cô bắt đầu cảm thấy chóng mặt. Bụng đau nhói, tim đập nhanh và sau đó là tiêu chảy. Huang sau đó cảm thấy ổn hơn khi được về nghỉ ngơi tại nhà.
Covid-19 được sao chép để nghiên cứu vắc xin (ảnh: NY Times)
Vắc xin mà Huang tiêm đang được phát triển bởi công ty CanSino Biologics. Đây là công ty dược phẩm đầu tiên bước vào thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 2 tại Trung Quốc. CanSino Biologics đã thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên 508 người, vượt xa nhiều đối thủ khác trong cuộc đua phát triển vắc xin trên thế giới.
Năm 2018, một vụ bê bối vắc xin lớn đã xảy ra tại Trung Quốc. Công ty sản xuất vắc xin Trường Sinh, thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm), đã bị phạt số tiền lên tới 1,3 tỷ USD vì hành vi làm giả hồ sơ, dùng các hoạt chất đã hết hạn để sản xuất vắc xin.
Hàng loạt quan chức tại Trung Quốc cũng bị sa thải do có liên quan đến sự kiện này. Trong đó, có 4 quan chức thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Vaccine , nhóm chuyên gia Mỹ cho biết, họ đã phân tích hơn 11.000 bình luận trên mạng xã hội Weibo và phát hiện người dân Trung Quốc đã giảm niềm tin và cảm thấy lo ngại đối với những loại vắc xin do các công ty trong nước sản xuất kể từ sau vụ bê bối năm 2018.
"Niềm tin của công chúng là rất quan trọng. Nếu mọi người không muốn tiêm vắc xin hay tệ hơn là cho rằng vắc xin có thể gây hại, không hiệu quả thì họ sẽ tìm cách trì hoãn hoặc từ chối. Loại vắc xin được chứng minh an toàn và hiệu quả nhất cũng sẽ trở nên vô dụng nếu người dân không chịu sử dụng", David Broniatowski, chuyên gia y tế tại Đại học George Washington (Mỹ), cho biết.
Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang chạy đua để sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 (ảnh: NY Times)
Công ty dược phẩm Sinovac Biotech đang phát triển vắc xin Covid-19 tại Trung Quốc cũng từng dính vào bê bối hối lộ. Bất chấp điều này, Trung Quốc vẫn phê duyệt cho Sinovac Biotech đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm vắc xin.
Ding Sheng, trưởng khoa dược tại Đại học Tsinghua, Bắc Kinh cho rằng, một số công ty dược phẩm tại Trung Quốc đã áp dụng các phương pháp độc đáo trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm để đẩy nhanh tốc độ phát triển vắc xin Covid-19.
"Tôi hiểu được sự mong mỏi của mọi người đối với vắc xin. Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học, dù có sốt sắng đến đâu, chúng ta cũng không thể hạ thấp tiêu chuẩn về an toàn", ông Ding Sheng trả lời phỏng vấn của tờ Nhân dân Nhật báo.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Bí mật ít người biết về chiến dịch đánh vào hang ổ phát xít Tháng 2-3/1945, tình hình trên các mặt trận Thế chiến thứ II có những diễn biến mau lẹ và đáng chú ý. Trước đó, vì những nguyên nhân khó hiểu, tốc độ tiến quân của các nước Anh, Mỹ, Pháp... thường chậm chạp hoặc sa lầy tại chỗ. Thế nhưng, sau khi thành phố Vienna (Áo) được Hồng quân Liên Xô giải phóng,...