Phân tích: Chọc phá Venezuela, Mỹ đang “thêm thù, bớt bạn”
Theo Strategic Culture, dù có tên gọi, phát ngôn khác nhau về Triều Tiên, về Venezuela hay về Iran,… , cả ông Pence, Bolton và Pompeo đều có chung một ngôn ngữ.
Đó là thứ ngôn ngữ của nước Mỹ: bất kỳ chính phủ nào chần chừ, từ chối hoặc chống lại yêu cầu của Washington sẽ phải trở thành quốc gia “nổi loạn”, “độc tài” hoặc “ác quỷ”.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush là người đầu tiên đưa ra khái niệm “Trục ác quỷ” gồm 3 nước Iran, Iraq và Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Không ai có thể quên được cái ngày mà Tổng thống Mỹ George W.Bush tuyên bố cái gọi là “Trục ác quỷ” (bao gồm Iraq, Iran và Triều Tiên) – những nước mà Washington cho rằng là “kẻ thù của nước Mỹ”, “những nước hậu thuẫn, dung túng cho khủng bố”,…
Trải qua 17 năm, bản danh sách “Trục ác quỷ” vẫn được Mỹ vẫn được kéo dài cho tới ngày nay, bao gồm thêm cả Cuba, Libya và Syria với lý do “chính phủ những nước này tài trợ cho khủng bố, theo đuổi việc phát triển hoặc đã sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc chí ít là có khả năng để thực hiện những tội ác được Washington liệt ra phía trên.
Sau cuộc chiến “giải phóng” của Mỹ, Iraq, Libya đã “được” cho ra khỏi danh sách với cái giá quá đắt là đất nước bị tàn phá, người dân ly tán còn hòa bình thì vẫn chưa thấy đâu. Hiện tại, danh sách chỉ còn Triều Tiên, Cuba, Syria và Iran. Theo Strategic Culture, cái hay của bản danh sách này là Mỹ có thể tùy ý thêm bất kỳ quốc gia “ngang bướng” nào mà nước này muốn và thêm bất kỳ lúc nào, miễn là có một tội danh để gán vào.
Video đang HOT
Từ trái qua phải: Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Ảnh: NY Times.
Không để thua kém những người tiền nhiệm, chính phủ Tổng thống Donald Trump cũng đã tự đưa ra 2 danh sách “kẻ thù” riêng biệt. Danh sách đầu tiên được Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đưa ra, bao gồm Cuba, Venezuela và Nicaragua. Đây đều là các quốc gia, theo ông Bolton, “có thể chế độc tài” với ý thức hệ độc hại không thể kiểm soát, sử dụng chính sách “đàn áp và thống trị”. Trước báo chí, vị Cố vấn đã truyền tải thông điệp của Tổng thống Trump rằng nước Mỹ sẽ không nhân nhượng trước “những kẻ độc tài” đang tồn tại ở gần nước Mỹ cũng như ở phía Tây Bán Cầu. Nói cách khác, nước Mỹ đã tự nhận mình chính là đối thủ của Cuba, Venezuela và Nicaragua hay chính xác hơn là đối thủ của chính phủ các quốc gia này. Danh sách thứ 2 được Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra, bao gồm thêm 2 nước là Triều Tiên và Iran.
Tuy có cùng quan điểm, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại có ý kiến rõ ràng hơn khi chỉ đích danh Venezuela. Trong chuyến thăm mới đây tới Trung Đông, ông Pompeo đã nói rằng “đã đến lúc bắt đầu quá trình chuyển tiếp một cách trật tự để hướng tới một chính phủ mới [ở Caracas].
“Chính phủ của Maduro là chính phủ bất hợp pháp và nước Mỹ sẽ làm việc siêng năng để phục hồi một nền dân chủ thực sự cho Venezuela. Chúng tôi hi vong rặng nước Mỹ sẽ là thế lực tốt, kết nối các nước trong khu vực để đưa dân chủ tới người dân Venezuela”, ông Pompeo cho hay.
Theo Strategic Culture, dù có tên gọi, phát ngôn khác nhau về Triều Tiên, về Venezuela hay về Iran,… , cả ông Pence, Bolton và Pompeo đều có chung một ngôn ngữ. Đó là thứ ngôn ngữ của nước Mỹ: bất kỳ chính phủ nào chần chừ, từ chối hoặc chống lại yêu cầu của Washington sẽ phải trở thành quốc gia “nổi loạn”, “độc tài” hoặc “ác quỷ”.
Strategic Culture khẳng định, bản danh sách “Trục ác quỷ” là tổng hợp tất cả những gì mà Washington muốn cả thế giới tin về nước Mỹ, tin về các quốc gia “nổi loạn”, “độc tài” hoặc “ác quỷ”. Cứ mỗi khi một quốc gia trong danh sách có biến động, động thái nào “làm loạn trật tự quốc tế” là Mỹ và đồng minh lại có cơ hội chỉ tích và thậm chí là là can thiệp trái phép. Trường hợp của Venezuela chính là một ví dụ điển hình.
Có câu “Make friends, not enemies” (thêm bạn bớt thù), nếu cứ tiếp tục phá hoại, can thiệp câu chuyện nội bộ của Venezuela hay bất kỳ quốc gia nào sau này, nước Mỹ sẽ có phải đối mặt với tình trạng “Thêm thù, bớt bạn” và hiện tại, sự ác cảm với Mỹ đã không còn trong giới hạn “Trục ác quỷ” nữa.
Theo Danviet
Quân đội Venezuela: "Mỹ đang gây chiến với chúng tôi"
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino cáo buộc nước Mỹ đang khởi động "chiến tranh kinh tế" với đất nước của ông, đồng thời cảnh báo đang có một cuộc đảo chính sau khi Washington công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela.
Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino. Ảnh: Reuters.
Trong một thông điệp được phát trên truyền hình vào hôm qua (24.1), Bộ trưởng Padrino khẳng định Tổng thống đắc cử Nicolas Maduro là Tổng thống "hợp pháp" duy nhất vủa Venezuela.
"Tôi xin cảnh báo nhân dân rằng đang có một cuộc đảo chính diễn ra nhằm chống lại nền dân chủ Venezuela và Tổng thống Nicolas Maduro của chúng ta", ông Padrino nói trên truyền hình.
Trong thông điệp của mình, ông Padrino đã nhắc lại về nỗ lực đảo chính bất thành tại Venezuela do chính quyền Tổng thống George Bush tiến hành vào năm 2002, cho rằng "những người dân Venezuela trải qua cuộc đảo chính năm 2002 đã khắc ghi sự kiện này trong tâm trí" và "tưởng chừng việc này sẽ không xảy nữa nhưng nó đã xảy ra".
Theo RT, Tổng thống Donald Trump trước đó đã lên tiếng chính thức công nhận Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido là Tổng thống tạm quyền của Venezuela, ngay sau khi vị chính trị gia này tự tuyên bố bản thân là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước. Động thái này bị các nhà phân tích đánh giá là nguy hiểm, có thể dẫn đến một cuộc nội chiến toàn diện ở quốc gia Nam Mỹ.
Vào hôm qua (24.1), Nhà Trắng tuyên bố Mỹ sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo hơn 20 triệu USD cho Venezuela. Tuy nhiên, theo Cố vấn An ninh Mỹ John Bolton, số tiền này sẽ được chuyển giao tới chính phủ "hợp pháp" do ông Juan Guaido lãnh đạo. Ông Bolton khẳng định, chính quyền Tổng thống Trump đang tập trung vào việc cắt mọi nguồn thu của chính quyền Tổng thống Maduro.
Được biết, trong nhiều tháng qua, Washington đã liên tiếp gia tăng áp lực lên ông Maduro, yêu cầu nhà lãnh đạo từ chức và thay đổi thế chế tại Venezuela. Cùng với đó, ông Trump cũng tiếp nối các chính sách từ thời chính quyền Tổng thống Barack Obama, mở rộng các vòng trừng phạt kinh tế chống lại Maduro.
Ngay sau khi Mỹ ra tuyên bố ủng hộ ông Juan Guaido, nhiều quốc gia khác như Anh, Canada, Brazil,... đã có tuyên bố tương tự. Trong khi đó, Nga, Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng chỉ trích Mỹ đang can thiệp vào khủng hoảng nội bộ tại Venezuela, cho rằng hành vi của Washington đang làm phức tạp thêm tình hình.
Theo Danviet
Khủng hoảng Venezuela có thể kết thúc khá kịch tính Tình hình ở Venezuela, khi trong nước có tới hai người tự coi mình là Tổng thống sẽ không tồn tại lâu và có thể kết thúc "khá kịch tính", - chuyên gia Mỹ Latinh Fernando Capablanca, Giám đốc công ty tư vấn Whitecap Consulting Group LLC nhận định. Tổng thống tự xưng Juan Guaido. Trước đó, người đứng đầu Quốc hội đối...