Phân tích bộ gien người cổ đại Đông Á cho thấy mối liên hệ với cư dân cổ đại Đông Nam Á và Đài Loan
Đây là lần đầu tiên bộ gien của những người nông dân thời cổ đại vùng Đông Á được phân tích trên quy mô lớn để làm sáng tỏ nguồn gốc và sự di cư của các cư dân nơi đây.
Hài cốt của một phụ nữ sống cách đây gần 5.000 năm (ảnh minh họa: The Atlantic)
Các nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về bộ gien người thời cổ đại ở vùng Đông Á cho thấy nhiều cư dân của vùng có nguồn gốc từ hai quần thể khác biệt. Hai quần thể này bắt đầu hòa lẫn vào nhau sau sự phát triển của nông nghiệp khoảng 10.000 năm trước.
Các nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa người cổ đại kéo dài từ miền nam Trung Quốc đến nam Thái Bình Dương. Mối liên hệ giữa những cư dân ven biển có thể cung cấp manh mối về cách con người đến vùng Đông Á định cư.
Các phát hiện này đã được đăng tải trong một bài viết trên tạp chí Science ngày 14 tháng 5. Bài viết cho biết các nhà khoa học đã nghiên cứu bộ gien của hơn 20 người Trung Quốc cổ đại. Trước đó, hồi tháng 3, các nhà khoa học cũng đã xem xét gần 200 bộ gien người cổ đại ở khắp Đông Á.
Người Đông Á đương đại được cho là đã rời khỏi châu Phi từ 50.000 đến 100.000 năm trước. Nhưng các nhà nghiên cứu biết rất ít về sự dịch chuyển dân số cổ đại đã hình thành nên bộ gien của 1,7 tỷ cư dân hiện tại của khu vực. Chỉ có một số ít bộ gien của người cổ đại Đông Á được công bố. Không rõ những tác động quan trọng như nông nghiệp – vốn làm thay đổi cấu trúc di truyền của người Tây Âu lai Á (western Eurasians) – đã ảnh hưởng thế nào đến bộ gien người Đông Á.
Một nhóm nghiên cứu do ông Qiaomei Fu, nhà di truyền học tại Viện Cổ sinh vật học và Sinh vật học xương sống ở Bắc Kinh, đã phân tích bộ gien của 24 cư dân sống ở Đông Á, bao gồm cả Trung Quốc, từ 9.500 đến 300 năm trước. Hầu hết các bộ gien này được phân tích từ các hài cốt khai quật tại các địa điểm khảo cổ ở lưu vực sông Hoàng Hà phía đông bắc Trung Quốc, hoặc cách đó hơn 1.000 km ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến.
Sự hòa trộn Bắc – Nam
Video đang HOT
(ảnh minh họa: Interesting Engineering)
Trong thời kỳ đồ đá mới, tức là khoảng 10.000 đến 6.000 năm trước, những người từ hai khu vực địa lý nói trên có sự khác biệt về mặt di truyền – theo kết quả nghiên cứu từ nhóm của ông Qiaomei Fu. Nhưng theo thời gian, họ bắt đầu hòa lẫn vào nhau. Người Trung Quốc đương đại có tổ tiên thuộc nhóm người ở phía Bắc, nhưng cũng có liên hệ với nhóm người Phúc Kiến cổ đại ở các mức độ khác nhau (những người sống ở phía nam Trung Quốc có liên hệ gần nhất). Các nhà khoa học không rõ khi nào hai nhóm bắt đầu hòa lẫn, nhưng có những dấu hiệu cho thấy nhóm người ở phía bắc đã tràn xuống phía nam vào khoảng 5.000 đến 4.000 năm trước đây.
Điều này cho thấy việc làm nông nghiệp ở Đông Á có thể đã lan rộng thông qua sự pha trộn giữa nông dân và người săn bắt hái lượm, theo bà Ling Qin, nhà khảo cổ học tại Đại học Bắc Kinh. Nó khác với những nghiên cứu về bộ gien cổ của người Tây Âu lai Á – những người nông dân có nguồn gốc Trung Đông thay thế những người săn bắt hái lượm châu Âu.
Nông dân ở lưu vực sông Hoàng Hà cũng di chuyển về phía Tây. Một nhóm nghiên cứu do David Reich, nhà di truyền học dân số tại Đại học Y Harvard ở Boston, Massachusetts, đồng tác giả nghiên cứu với ông Qiaomei Fu, đã phân tích bộ gien của 20 cá nhân 5.000 tuổi từ khu vực này và tìm thấy mối liên hệ với người Tây Tạng đương đại. Kết quả này là một phần của nghiên cứu bộ gien 191 người Đông Á cổ đại, đã được lưu trữ trên máy chủ bioRxiv từ ngày 25 tháng 3.
Họ hàng xa
Các nghiên cứu cũng tiết lộ một số mối liên hệ họ hàng xa đáng ngạc nhiên. Những người thời kỳ đồ đá mới sống ở gần bờ biển Trung Quốc (ở Đông Bắc hay Đông Nam) có chung một số tổ tiên với người cổ đại sống ở ven biển Đông Nam Á và Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là toàn bộ bờ biển Đông Á là một địa điểm sinh sống quan trọng đối với người di cư. Reich và nhóm của ông đã tìm thấy mối liên hệ tương tự mà họ nói rằng có thể là bằng chứng cho thấy người hiện đại định cư lần đầu tiên ở Đông Á là dọc theo một tuyến đường ven biển.
Những người cổ đại sống ở miền Đông Nam Trung Quốc thậm chí còn có tổ tiên ở nơi xa hơn. Cụ thể, những người thời kỳ đá mới sống ở Phúc Kiến và các đảo ở eo biển Đài Loan có liên quan chặt chẽ với những người cổ đại ở Vanuatu ở châu Đại Dương xa xôi. Các nghiên cứu về bộ gien cổ đại trước đây đã ghi nhận sự di truyền của tộc người cổ đại này khắp Đông Á đến châu Đại Dương. Nghiên cứu của ông Fu cho thấy nhóm này có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc.
Ông Matthew Spriggs, nhà khảo cổ học tại Đại học Quốc gia Australia nói rằng nghiên cứu của ông Fu cho thấy người di cư vùng Nam Thái Bình Dương có tổ tiên là người cổ đại ở Đài Loan, cư dân thời kỳ đồ đá mới có lẽ đến từ các vùng phía nam của Đại lục.
Còn bà Ling Qin thì cho biết người miền nam Trung Quốc cổ đại trong nghiên cứu của ông Fu sống trong một khu vực biệt lập có thể không đại diện cho khu vực rộng lớn hơn. Ưu tiên là giải mã trình tự DNA từ những người nông dân đầu tiên sống ở lưu vực sông Dương Tử ở miền nam Trung Quốc – một trung tâm nông nghiệp trồng lúa và là một nguồn di cư tiềm năng khác – bà Qin nói thêm.
Các nhà khoa học hy vọng rằng những nghiên cứu về các bộ gien cổ đại sẽ giúp họ tìm hiểu sâu hơn vào lịch sử thời kỳ đầu vùng Đông Á. Ông Pontus Skoglund, một nhà di truyền học dân số tại Viện nghiên cứu Crick ở London, rất muốn biết liệu người Homo sapiens đầu tiên định cư trong khu vực có xen kẽ với Denisovans – một nhóm hominin (người vượn) đã tuyệt chủng hay không.
“Tôi nghĩ một trong những câu hỏi mở thú vị về vùng Đông Á là liên quan đến việc định cư thời tiền đồ đá mới – chủng người nào là những cư dân đầu tiên của vùng đất này”, ông Martin Sikora, nhà di truyền học tại Đại học Copenhagen chia sẻ.
Khám phá cối xay gió cổ nhất thế giới
Ngay từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng năng lượng gió. Asbad - hệ thống cối xay gió tại thị trấn Nashtifan tại miền đông Iran là một minh chứng sống động cho điều này.
Đặc biệt sau hơn nghìn năm được phát minh, hệ thống cối xay này vẫn đang hoạt động.
Asbad là một trong những hệ thống cối xay gió lâu đời nhất trên thế giới, được cho là có từ thế kỷ thứ 5 và là minh chứng sống động cho sức sáng tạo của người cổ đại trong việc tận dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên.
Asbad tọa lạc tại thị trấn Nashtifan tại miền đông Iran. Thị trấn này ban đầu có tên là "Nish Toofan" hay "tâm bão" bởi nơi này có gió quanh năm thay vì chỉ có gió vào mùa thu, đông như hầu hết các vùng của Iran.
Những cơn gió bất tận gần như suốt bốn mùa cùng với sự khan hiếm tài nguyên nước là hai yếu tố khuyến khích người cổ đại Iran sử dụng năng lượng tự nhiên một cách hiệu quả. Đó chính là lý do cho sự ra đời của Asbad - một kỹ thuật thông minh chuyển đổi sức gió thành năng lượng để nghiền ngũ cốc.
Các "kiến trúc sư" cổ đại đã khiến thế hệ con cháu hàng nghìn năm sau phải ngạc nhiên bởi họ đã xây dựng hệ thống cối xay gió một cách rất quy mô, cực kỳ thông minh để biến những cơn gió dữ dội và khó chịu thành năng lượng thay thế sức lao động của con người trên vùng sa mạc khô cằn.
Hệ thống cối xay gió cao từ 15 đến 20 m, được làm từ các nguyên liệu đất sét, rơm và gỗ với những trục thẳng đứng mang từ 6 đến 12 cánh quạt hình chữ nhật, được phủ thảm dệt bằng sậy hay vải và chịu được sức gió tới 120km/h.
Hệ thống gồm đường hầm (nơi hạt ngũ cốc đi xuống cối giã), thùng chứa (nơi để lưu trữ ngũ cốc) và cánh quạt (tác dụng làm cánh buồm quay để giã ngũ cốc). Gió đi qua các khe hở nan quạt và xoay các bánh xe và van, từ đó tác động lên trục và quay các cối xay.
Kết cấu phía trong được chia làm 2 tầng. Tầng trên cùng là nơi ngũ cốc được đổ vào miệng hầm, từ đó đi xuống cối giã. Ngũ cốc được tách bóc, sàng lọc xuống bồn chứa thông qua đường hầm. Kết quả cuối cùng là ngũ cốc được nghiền thành bột.
Bên cạnh đó, để sử dụng tối ưu gió, tất cả các cối xay gió được xây dựng tập trung tại một địa điểm trên vị trí cao nhất của khu vực, biến hệ thống thành một "nhà máy", thậm chí trải dài cả km. Như vậy, nó không chỉ có tác dụng chuyển đổi những con gió thành năng lượng để nghiền hạt mà còn đóng vai trò như một hàng rào chống lại những cơn bão cho ngôi làng.
So với thiết kế cối xay gió hiện nay, nhược điểm của hệ thống cối xay gió Asbad là các cánh quạt được thiết kế theo chiều ngang. Điều này khiến cho chỉ có một bên thiết bị hấp thụ năng lượng gió trong khi nửa còn lại về cơ bản đi ngược gió gây lãng phí năng lượng. Nhưng bù lại cho hạn chế này là thị trấn Nashtifan có năng lượng gió rất lớn, tốc độ gió thường đạt tới 120 km/h.
Năm 2002, Cục Di sản Văn hóa Iran ghi nhận những chiếc cối xay gió Asbad là di sản quốc gia. Kể từ đó hệ thống cối xay gió tại thị trấn Nashtifan - một trong những cấu trúc kiến trúc quan trọng nhất của Iran ở các vùng sa mạc, nơi chuyển đổi động năng của không khí (gió) thành các dạng năng lượng khác - đã trở thành một điểm du lịch độc đáo và thu hút nhiều du khách viếng thăm. Không chỉ được sử dụng trong suốt nhiều thế kỷ qua, hiện có khoảng 30 chiếc cối xay gió nằm rải rác trong khu vực vẫn đang hoạt động.
Hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm tuổi tại Campuchia Với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia khảo cổ và nhân chủng học Rachel Wood, Tiến sỹ Chanthourn đã đưa ra kết luận "hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm đến 1.000 năm trước." (Nguồn: elevenmyanmar) Kết quả nghiên cứu hóa thạch gạo đen được tìm thấy cuối năm 2019 dưới tầng hầm của khu đền Preah...