Phan Thiết vượt 1.000 ca nhiễm
Thành phố Phan Thiết ngày 5/10 ghi nhận thêm 118 ca nhiễm, nâng tổng số ca lên 1.052, trong đó các ca cộng đồng đang trên đà tăng.
Sở Y tế Bình Thuận cho biết riêng ngày 5/10, số ca cộng đồng là 61 ca, tăng đột biến so với những ngày trước đó (mỗi ngày 11-31 ca).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân phường Đức Thắng, ngày 4/10. Ảnh: Việt Quốc
Phan Thiết hạn chế người dân đi lại, lực lượng chức năng đang tổng lực xét nghiệm sàng lọc cộng đồng. Hôm qua, gần 400 nhân y tế đã được điều động về Phan Thiết hỗ trợ lấy mẫu. Tất cả người dân sống trong vùng giãn cách theo Chỉ thị 16 được xét nghiệm 3 ngày một lần.
Từ cuối tháng 9, sau khi nới lỏng giãn cách từ Chỉ thị 16 xuống Chỉ thị 15, số ca nhiễm cộng đồng ở Phan Thiết bắt đầu tăng trở lại. Từ hôm 25/9 đến nay, thành phố biển này ghi nhận tổng cộng 219 ca trong cộng đồng.
Video đang HOT
Hôm 29/9, UBND TP Phan Thiết buộc phải áp dụng lại giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 một phần của hai phường Phú Tài và Phú Trinh. Năm ngày sau, thành phố này mở rộng vùng siết chặt giãn cách đối với phường Hưng Long và gần như toàn bộ các phường xã bên khu vực Nam sông Cà Ty.
Cảng cá Phan Thiết tạm đóng cửa; tàu thuyền của người dân trong các phường xã đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 cũng không được phép ra khơi.
Chốt kiểm soát trên cầu Dục Thanh, TP Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc
Số ca nhiễm tăng cao, nhưng công tác phòng chống dịch tại xứ biển này còn lỏng lẻo. Ngày 4/10, từ kiểm tra thực tế, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã phê bình và yêu cầu Chủ tịch UBND TP Phan Thiết nghiêm túc chấn chỉnh, cần tận dụng “thời gian vàng” giãn cách xã hội để khống chế dịch trên địa bàn.
Đến nay, Bình Thuận đã ghi nhận 3.611 ca Covid-19. Thị xã La Gi (1.953 ca) từng là nơi diễn biến phức tạp nhất tỉnh, song hiện các ca cộng đồng dần được kiểm soát. Từ cuối tháng 9 đến nay, TP Phan Thiết trở thành tâm dịch của tỉnh.
Về quê đón con bị từ chối: Cần Thơ 'sẽ ủng hộ', Vĩnh Long 'sẽ kiểm tra'
Nhiều người từ TP.HCM về quê ở các tỉnh, thành miền Tây đón con, người thân bị mắc kẹt vì dịch COVID-19, nhưng bị từ chối cho vào địa phận. TP Cần Thơ nói khi nhận được văn bản sẽ ủng hộ ngay, còn Vĩnh Long nói sẽ kiểm tra lại.
Chốt kiểm soát, phòng chống dịch số 1 của tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: CHÍ HẠNH
Hiện tại, đa số các tỉnh, thành ở miền Tây Nam Bộ đã áp dụng chỉ thị 15, hoặc chỉ thị 19 trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, quy định tất cả người dân khi ra vào địa bàn tỉnh, thành buộc phải xin phép chủ tịch UBND tỉnh, TP vẫn chưa được gỡ bỏ.
Sau nhiều tháng áp dụng biện pháp giãn cách phòng chống dịch, theo thống kê sơ bộ, TP.HCM đã có khoảng 100.000 trẻ em là học sinh đang mắc kẹt tại các tỉnh, thành. Ngoài ra, còn có rất nhiều người khác cũng có nhu cầu đến TP.HCM với các lý do khác nhau và điều trị bệnh theo lịch của bác sĩ.
Do đó, ngày 1-10 UBND TP.HCM đã có công văn khẩn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho công dân TP.HCM được quay về nhà.
Điều kiện kèm theo là có giấy xét nghiệm âm tính, được tiêm vắc xin, được chính quyền địa phương nơi đi cho phép, hoặc có giấy chấp nhận tiếp nhận công dân, giấy thông hành do Sở GTVT TP.HCM cấp.
Tuy nhiên, nhiều ngày qua, đã có rất nhiều bạn đọc phản ánh rằng một số tỉnh miền Tây vẫn chưa có động thái gì để tạo điều kiện cho công dân TP.HCM về quê đón con và người thân quay lại thành phố.
Khi vào địa phận các tỉnh, thành, những người từ TP.HCM đến đều bị chặn lại và từ chối cho vào địa phương với lý do chưa có lệnh cấp trên chỉ đạo dù người dân cung cấp đầy đủ thủ tục theo quy định như xét nghiệm âm tính, tiêm 2 mũi vắc xin và có giấy chấp nhận cho đi đường của Sở GTVT TP.HCM.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Dương Tấn Hiển - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết ông chưa nhận được văn bản của UBND TP.HCM đề nghị phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông trong trường hợp cần thiết, dù vậy "quan điểm của TP là thống nhất, ủng hộ".
"Công dân TP.HCM xuống Cần Thơ rước học sinh về cho kịp năm học tôi cho rước hết. Nếu TP.HCM tổ chức rước thì quá tốt, chỉ cần gửi văn bản xuống, TP sẽ có văn bản triển khai cho các đơn vị liên quan như: công an, y tế, giao thông và UBND các quận, huyện phải tạo điều kiện thuận lợi cho xe đó, người đó xuống rước con. Mỗi ngày tôi ký giải quyết nhiều trường hợp cá nhân vô TP rước con, rước gia đình bình thường" - ông Hiển nói.
Nói về có trường hợp công dân TP.HCM bị từ chối cho vào địa phương đón con, dù có đầy đủ thủ tục, ông Nguyễn Văn Liệt - phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - cho biết hiện địa phương có quy định âm tính nhưng phải cách ly y tế tại nhà thêm 7 ngày.
Riêng việc công dân bị chặn tại chốt không cho vào tỉnh, dù có giấy âm tính, đã tiêm đủ vắc xin và có giấy của Sở GTVT TP.HCM, hay kể cả việc phúc đáp, phối hợp với UBND TP.HCM cho tổ chức đón công dân mắc kẹt như thế nào, ông Liệt nói sẽ đích thân kiểm tra lại và sẽ có phản hồi.
Đà Nẵng chia người bên ngoài vào thành phố làm 3 nhóm TP Đà Nẵng đã chuyển trạng thái từ vùng áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nhất sang áp dụng chỉ thị 08 (tương đương chỉ thị 15 của Chính phủ). Với việc chuyển trạng thái mới, người ngoại tỉnh vào thành phố cần đáp ứng điều kiện gì? Sau khi Đà Nẵng chuyển trạng thái thực hiện phòng dịch theo...