Phân tài cao thấp!
Tôi mới lập gia đình, ông xã đã có một đời vợ. Trong chuyện phòng the, anh ấy hay đem tôi ra… so với vợ trước, nào là kém cuồng nhiệt, kém chiều chồng…
Tôi rất bức xúc nên vợ chồng thường hục hặc. Thưa bác sĩ, tôi có nên phản ứng mạnh với ông xã không?
Với những cuộc hôn nhân “bước nữa”, người trong cuộc khó tránh chuyện cầm lên đặt xuống giữa cũ – mới, tình dục cũng khó thoát. Tuy vậy, đa phần, đây chỉ là những cân đo ngầm và nếu kết quả bất lợi cho người mới, đa số các ông sẵn lòng thể tất vì hơn thua không cốt lõi, vì biết khó “ sao y bản chính”, vì đặt sự tồn tại hôn nhân cao hơn giường chiếu.
Như vậy, trừ khi gặp phải ông chồng “đếm lọ dưa, đo hũ mắm” hoặc nắm đằng cán đặc quyền, đặc lợi nào đó, còn lại, một khi ông buộc phải công khai “năng lực” cũ – mới thì hẳn khoảng cách không thể bỏ qua. Sự “bức bối” có thể không chi li chấm phẩy mà là bao quát ở thái độ hững hờ, chiếu lệ của “bà hai” (đặc biệt với những ông đầu óc phóng khoáng). Ngoài ra, đừng quên, việc ông đưa bà cũ ra làm “đối trọng” chỉ là cái cớ để phiền trách bà mới, chứ không hẳn sát rạt so giò đo cẳng hai bà.
Không phải bức ép phụ nữ, nhưng rõ ràng tình dục luôn là hạng mục cần đạt đồng thuận trong mọi cuộc hôn nhân, không kể “tập một” hay “tập hai”. Với những quý cô chưa trải nghiệm, dù muốn, không thể tránh thoát thực tế: đương đầu với sự từng trải của ông chồng từng trải. Sự cố gắng này hẳn phải cực hơn khi nâng khăn sửa túi một vị lang quân lần đầu ngơ ngác.
Video đang HOT
Thật ra, còn một cái gò lởm chởm khác mà quý cô phải vượt qua, đó là… cục tự ái bị chồng mang ra… phân tài cao thấp với “người tiền nhiệm”. Lắm khi vì nó mà quý cô, dù biết mình chưa tròn bổn phận, vẫn cố cứng cỏi, bất hợp tác, vừa thỏa niềm riêng vừa “biểu tình nằm” phản đối sự… thiếu tế nhị của chồng.
Tất nhiên, kết quả còn phải xét đòi hỏi có thỏa đáng hay không. Nếu đó là những yêu sách “ép người quá đáng” mang tính nguyên tắc thì quý cô hoàn toàn có tư cách bày tỏ chính kiến. Đừng quên, có thể chính cô vợ trước cũng chẳng vui vẻ gì với sự “ nóng hổi” của mình, bởi chúng chỉ là phương tiện thỏa mãn sự độc đoán. Khuất phục sự quá thể của ông, tức lại nuôi dưỡng một “nền chuyên chế” mới mà lắm khi cái đích chẳng khá hơn cái trước.
Hơi rắc rối nhưng cách giải quyết khá đơn giản: thẳng thắn ngồi lại với nhau. Có thể sau “bàn tròn” ba bên này mọi việc lại trở nên dễ dàng. Gọi là “ba bên” để lưu ý đừng bỏ qua “ghế” của người phụ nữ trước, bởi có thể nhờ phân tích thiệt hơn cách chiều chồng của cô ta, quý ông sáng ra đó không phải là sự hào hứng, tự nguyện mà là phục tùng và không nên lặp lại điều đó lần thứ hai.
Theo Phụ nữ TPHCM
Người yêu ra "tối hậu thư": Không biết nấu ăn thì không cưới!
Tối qua, Khải đã hững hờ buông một câu: "Anh luôn thích một người vợ đảm đang. Cho nên, nếu em không biết nấu ăn thì không có cưới hỏi gì đâu đấy!".
Sau cuộc nói chuyện online với người yêu tối qua, Trân cả đêm mất ngủ. Lần đầu tiên cô có cảm giác muốn buông tay mối tình tính đến nay cũng đang ở năm thứ 6 của mình.
Trân và Khải yêu nhau từ thời sinh viên. Ra trường rồi đi làm, qua bao thăng trầm nhưng 2 người vẫn luôn giữ được tình cảm thắm thiết. Ấy vậy mà tới giờ, với sự nhạy cảm của người phụ nữ, Trân cảm giác mối tình này đang có nguy cơ lung lay. Lý do chính là vì cô không biết nấu ăn!
Năm ngoái, Trân và Khải đã có ý định làm đám cưới. Nhưng vừa lúc đó Khải nhận được suất học bổng đi Anh của công ty. Và vì Trân vẫn còn trẻ nên hai người quyết định đợi Khải đi học về rồi mới kết hôn.
Gia đình Trân thuộc hàng khá giả nên lúc nào bố mẹ cô cũng thuê người giúp việc, không để cô phải mó tay vào bất cứ việc gì. Vì thế, ngoài lúc ăn, chẳng mấy khi Trân lảng vảng vào bếp. Và đương nhiên khả năng nấu ăn của cô luôn ở mức "zero".
Khi yêu Trân, Khải cũng biết rõ điều đó và anh không hề phàn nàn gì. Trong suốt những năm yêu nhau, kể cả năm ngoái khi hai người định kết hôn, chưa bao giờ Khải đem chuyện cô không biết nấu ăn ra để chê bai. Trân nhớ rõ ràng, anh còn động viên cô: "Từ từ học rồi sẽ biết em ạ!".
Vậy mà tối qua Khải đã hững hờ buông một câu: "Anh luôn thích một người vợ đảm đang. Cho nên, nếu em không biết nấu ăn thì không có cưới hỏi gì đâu đấy!".
Trân không thích nấu ăn, thậm chí rất ghét là đằng khác. Kể cả khi cô ra trường đi làm rồi, nhà cô vẫn luôn có bác giúp việc lo mọi việc bếp núc.
Nhưng năm ngoái, sau khi Khải đi du học, Trân đã hạ quyết tâm vào bếp nhờ bác giúp việc và mẹ chỉ dạy "vài đường cơ bản".
Trân không thích nấu ăn, thậm chí rất ghét là đằng khác (Ảnh minh họa).
Tới nay, cô đã "tốt nghiệp" khóa cơ bản và đang học khóa nâng cao rồi. Không những thế, Trân còn được mẹ khen nức nở và chấm loại ưu. Hóa ra cô cũng có năng khiếu ra phết, chỉ tội trước đây được chiều quá sinh bệnh lười. Chỉ có điều cô vẫn giấu Khải, định dành niềm bất ngờ cho anh khi trở về.
Nhưng chỉ vì một câu nói của Khải đã làm bao hào hứng trong cô phút chốc bay biến hết. Trong lời nói của Khải, hình như "biết nấu ăn" không phải là vấn đề, mà chính cái vế "không cưới hỏi" mới là trọng tâm. Nó khiến cô suy nghĩ mất ăn mất ngủ mấy ngày liền.
Trân cũng thừa hiểu, phụ nữ rất cần đảm việc bếp núc. Nhưng sau 6 năm yêu nhau, Khải lại mang nó ra làm điều kiện duy nhất để tiến tới hôn nhân với cô thì thực sự cô khó có thể chấp nhận được. Cô thấy mình bị tổn thương. Và hơn hết, trong lòng cô nảy sinh sự nghi ngờ về tình yêu hiện tại Khải dành cho.
Có khi nào Khải đã có tình mới? Biết cô lười, không chịu học nấu ăn nên mang "điều khoản" ấy ra làm khó cô, để chia tay được thuận lợi lại không mang tiếng phụ tình? Nhưng cũng có khi cô đang hiểu lầm người yêu cũng nên. Có thể Khải nói thế đơn thuần chỉ vì muốn cô hoàn thiện mình, sau này bước vào cuộc sống gia đình sẽ có lợi thế hơn mà thôi?
Nếu như cái cách Khải đưa ra vấn đề khác đi một chút, nếu như Khải nói: "Em ơi, lấy nhau về anh thích ăn cơm chính em nấu cơ! Em đi học nấu ăn đi nhé!" thì Trân đã không phải đau đầu đoán già đoán non như thế này. Bây giờ, như lời Khải nói, chả lẽ Trân không thể nấu ăn thì anh sẽ chính thức chia tay cô, chấm dứt tình yêu thắm thiết của 2 người sao?
Suốt 6 năm yêu nhau chả thấy anh đả động đến, giờ còn có mấy tháng nữa là Khải về nước mà lại nói với Trân như vậy. Trân trong đầu thì suy nghĩ ghê lắm nhưng bề ngoài cô vẫn tỏ ra bình thản, mục đích là để điều tra rõ thực hư tại sao đột nhiên đúng vào lúc này Khải lại đưa ra vấn đề đó.
Tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin khác nhau, Trân đã có được những đầu mối dẫn đến sự thật. Có điều khi biết rõ rồi, Trân lại ước giá như mình chưa biết.
Đúng là Khải đã có người khác trong thời gian học bên ấy. Tình mới của anh cũng là một nàng du học sinh giống anh. Hai người còn sống chung với nhau đã nửa năm nay rồi.
Trước đây Trân luôn tin tưởng Khải hết mực. Cô không bao giờ xét nét thời gian biểu của anh. Những lúc Khải bảo lên chát với cô rồi lại có việc đột xuất cô cũng chẳng mảy may nghi ngờ.
Thậm chí nhiều khi vài ngày hai người mới nói chuyện với nhau được mấy câu nhưng Trân cũng không giận, chỉ nghĩ Khải bận học mà thôi.
Trong thời gian xa Khải, Trân dồn hết thời gian và tình yêu của mình vào học nấu ăn, trong lòng luôn nghĩ đến một ngày không xa cô có thể tự tay mình nấu những món thật ngon cho Khải.
Ấy thế mà thực tế đã trả lại cho cô sự phũ phàng đến vậy. Trân quyết định nói lời chia tay mà chẳng cần đợi Khải trở về. Khải im lặng, ngầm coi là đồng ý.
Vài tháng sau trở về, Khải đến tìm cô xin lỗi. Anh bảo đó chỉ là một phút say nắng nhất thời, và rằng nơi đất khách quê người cô đơn anh cần người chia sẻ. Anh cũng mong cô hãy nể tình nghĩa 6 năm yêu nhau mà tha thứ cho anh lần này.
Khải không nói thì thôi, nói đến lại khiến Trân buồn cười. Anh vẫn còn nhớ ư, vậy sao chỉ vài tháng trước đây, anh đã sẵn sàng vứt bỏ 6 năm tình nghĩa với cô để đổi lấy 6 tháng ngắn ngủi bên người khác?
Trân chẳng muốn nói thêm bất cứ câu gì với con người đó. Với cô bây giờ anh chỉ là người xa lạ.
Theo Afamily
Một ngày ta xa nhau Cầu mong anh sẽ giữ mãi nụ cười như ngày ta còn bên nhau... Có người bạn bảo em rằng: " Anh ấy khó gần, làm bạn thì đươc chứ yêu anh ấy em sẽ khổ nhiều". Em biết, tìm thấy anh trong muôn vàn những hình hài, những để tâm, những hư vô...thật chẳng dễ đối với trái tim em, cái trái...