Phán quyết vô lý bị dư luận Mỹ “ném đá” dữ dội
Ở vùng Jefferson thuộc bang Alabama của nước Mỹ có chuyện bi thương hiếm thấy về tư pháp trên đất nước Mỹ khiến thiên hạ cả ở bên ngoài nước Mỹ không biết nên nghĩ như thế nào thì mới phải về toà án và tư pháp ở nước Mỹ.
Đám đông người xuống đường phản đối phán quyết của tòa sơ thẩm
Vụ việc xảy ra hồi tháng 12 năm ngoái. Cô gái 27 tuổi Marshae Jones mang thai 5 tháng. Trong một lần cãi vã với một người phụ nữ khác về người cha của đứa bé chưa chào đời, cô gái này đã bị người phụ nữ kia bắn nhiều phát vào bụng. Cô gái được cứu sống nhưng đứa bé trong bụng không qua khỏi.
Vụ việc xảy ra trên thực tế là như vậy. Ở bang này, luật pháp hiện hành coi đứa bé chưa chào đời như nạn nhân của sự việc xảy ra với mẹ nó. Trên thực tế và trong thực chất, đứa bé này theo luật kia thì đã bị giết hại mà thủ phạm là người phụ nữ đã nổ súng kia.
Thế nhưng người phụ nữ này lại không hề bị truy tố về bất cứ tội gì bởi được cho rằng đã nổ súng để tự vệ. Trong khi đó, cô gái bị bắn kia lại bị bắt giam và đưa ra xét xử trước toà với cáo buộc phạm tội sát hại chính đứa con chưa chào đời của mình.
Video đang HOT
Lập luận của các vị chánh án và thẩm phán cũng như của bồi thẩm đoàn là cô gái này gây chuyện cãi vã trước nên người phụ nữ kia mới nổ súng và vì thế đứa bé chưa chào đời này mới bị thiệt mạng. Theo lập luận này thì đứa bé chết không phải do mẹ nó bị người phụ nữ kia bắn thẳng vào bụng, mà bởi mẹ nó gây chuyện tranh cãi khiến cho người phụ nữ kia nổ súng.
Địa điểm nơi xảy ra sự việc người phụ nữ mang thai bị bắn
Luật pháp ở bang này quy định coi đứa bé trong bụng mẹ là nạn nhân và từ đó có thể xác nhận ra là nó bị giết chết. Trên thực tế, nó bị giết chết bởi mẹ nó bị bắn, tức là trực tiếp gây ra cái chết đối với nó là hành động nổ súng của người phụ nữ. Toà án và bồi thẩm đoàn lại suy xét theo cách khác. Cách suy xét và biện luận ấy không được ai ở Mỹ chấp nhận cả.
Nhưng vì pháp luật giao cho toà quyền xét xử và giao cho bồi thẩm đoàn quyền phán xử nên cô gái vừa bị mất con, vừa bị trọng thương bởi người khác bắn, vừa bị kết tội nhiều năm tù, trong khi kẻ nổ súng không hề bị truy tố trước pháp luật và bị pháp luật trừng phạt.
Chuyện tưởng như không tưởng mà lại có thật ở nước Mỹ. Những suy xét và biện luận phản lô gic và tư duy thông thường lại đóng vai trò quyết định trong vụ án này và vụ xét xử này.
Người ngoài không thể không đặt ra câu hỏi tại sao lại như vậy, tại sao một toà án lại có thể xét xử vụ việc như vậy và tại sao bồi thẩm đoàn lại có thể đi đến phán quyết như vậy mà lại còn biện luận như vậy, cũng như tại sao không phải một người mà nhiều người trong đội ngũ chánh án, thẩm phán và bồi thẩm đoàn ở phiên toà này lại cùng có cách nghĩ và hành xử như thế?
Câu trả lời ở đây chỉ có thể là họ suy nghĩ và hành động không phải trên cơ sở những quy định của luật pháp hiện hành và chuẩn mực về đạo lý chung, mà bởi nghĩ rằng một khi đã được nhân danh pháp luật thì muốn suy diễn thế nào và hành xử theo kiểu gì cũng đều được, kể cả khi bẻ cong hay bất chấp cả luật pháp hiện hành. Rất may là sau đấy, toà phúc thẩm đã huỷ cả bản án lẫn vụ án này.
Thảo Nguyên
Theo baophapluat
EU phản đối Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập 'ngôi nhà chung'
Triển vọng của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) đang mờ dần sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/5 đánh giá các điều kiện về tư pháp và kinh tế của nước này đang giảm sút.
Trong báo cáo thường niên đánh giá những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập EU, EC nhấn mạnh tiến trình này hiện "đóng băng" do Ankara "tái vi phạm nghiêm trọng" một số vấn đề, trong đó có sự độc lập của ngành tư pháp và chính sách ổn định kinh tế.
Theo báo cáo, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã "tác động tiêu cực" đến thị trường tài chính, trong khi tiếp tục vi phạm chính sách kinh tế khiến EC lo ngại sâu sắc về chức năng của nền kinh tế thị trường.
Phản ứng về báo cáo trên, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Faruk Kaymakci cho rằng đánh giá của EC thiếu chính xác về tình hình hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố không thể chấp nhận "sự chỉ trích bất công" của EC. Ông Kaymakci cho biết thêm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lưu ý các nội dung nhận xét mang tính xây dựng trong báo cáo.
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia tiến trình đàm phán xin gia nhập EU từ tháng 10/2005, song tiến bộ đạt được rất chậm. Một số nước EU, nhất là Đức, kịch liệt phản đối Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của khối thương mại lớn nhất thế giới này.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Mỹ muốn đưa phụ nữ lên mặt trăng Phó Tổng thống Mike Pence hôm 26-3 công bố mục tiêu đưa người Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng 5 năm tới "bằng bất kỳ phương tiện nào cần thiết". Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Không gian quốc gia tại TP Huntsville, bang Alabama, ông Pence nhấn mạnh Mỹ đang trong cuộc đua không gian, tương tự những gì...