Phán quyết PCA giúp ASEAN khẳng định chủ quyền Biển Đông mạnh mẽ hơn
Sau khi có phán quyết từ PCA với một kết quả thuận lợi như vậy, “các quốc gia khác trong khu vực sẽ có cơ sở pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền của họ mạnh mẽ hơn”, ông Julian Ku nhận định.
Hôm qua một tòa án quốc tế đã phán quyết chính thức chống lại các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù Philippines là nước chiến thắng trong vụ kiện nhưng các quốc gia khác trong khu vực cũng có thể được hưởng lợi từ quyết định này.
“Phán quyết này có ý nghĩa mạnh mẽ đối với các quốc gia ven biển khác nằm dọc Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia”, ông Paul Reichler, trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện cho hay.
Lính hải quân Việt Nam trên đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh Quang Le/Reuters.
Trung Quốc biện minh cho hành vi hung hăng của mình trên Biển Đông bằng tuyên bố chủ quyền lịch sử “đường chín đoạn” được vẽ trên bản đồ từ năm 1940. Tất cả mọi thứ bên trong nó, Bắc Kinh khẳng định là lãnh thổ thuộc về Trung Quốc bất chấp đường này giao với các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Sau khi có phán quyết từ PCA với một kết quả thuận lợi như vậy, “các quốc gia khác trong khu vực sẽ có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để khẳng định chủ quyền của họ mạnh mẽ hơn”, Julian Ku, giáo sư luật thuộc Đại học Hofstra ở New York cho biết. “Chúng ta có thể thấy các nước khác cũng có thể sẽ tiến hành một vụ kiện tương tự trong tương lai”, ông Ku nói thêm.
Tuy nhiên, bình luận viên Steve Mollman của tờ Quartz cho rằng việc một số quốc gia ASEAN khác sẽ theo gương của Philippines hay không vẫn còn chưa chắc chắn vì nhiều lý do.
Video đang HOT
Một trong các lý do này là do Trung Quốc là một đối tác thương mại và đầu tư nước ngoài lớn của hầu hết các nước Đông Nam Á. Cùng với đó, giữa các nước ASEAN và Trung Quốc có thể giải quyết bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở Tuyên bố về cách ứng xử chung (DOC).
Với Indonesia, đường chín đoạn của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế bao quanh quần đảo Natuna của nước này. Theo UNCLOS, Indonesia có độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi 200 hải lý từ các đảo. Tuy nhiên Trung Quốc đã hỗ trợ cho đội dân quân nước này thực hiện hoạt động trong vùng EEZ của Indonesia và thậm chí triển khai tàu bảo vệ bờ biển để cản trở nỗ lực của Indonesia trong việc ngăn chặn tàu đánh cá xâm nhập.
Ngược lại, Malaysia duy trì một mối quan hệ ít đối đầu với Trung Quốc hơn so với các nước láng giềng trong những năm gần đây. Tuy nhiên thực tế nước này cũng có một số tranh chấp lợi ích trên Biển Đông.
Trước phán quyết vài ngày, Trung Quốc đã từng tuyên bố với Philippines rằng nếu nước này rút khỏi vụ kiện, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng cho một cuộc đàm phán giữa hai bên và nhấn mạnh bất kỳ tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các quốc gia khác nên được giải quyết trực tiếp thông qua đàm phán song phương, mà không có sự tham gia của một bên thứ ba.
Bắc Kinh cũng thường đưa ra những gợi ý cùng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông với các quốc gia bị đường chín đoạn lấn vào khu vực EEZ của họ bằng cách thương lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhiều lần “nuốt lời”, bỏ qua các cuộc đàm phán thay bằng những động thái quấy nhiễu tàu cá của ngư dân đánh bắt hợp pháp trong khu vực.
Chuyên gia Gregory Poling của Trung tâm Chiến lược và An ninh quốc tế (CSIS) cho rằng mặc dù sẽ mang lại giải pháp ngắn hạn trước mắt và có ý nghĩa nhất định với ASEAN, nhưng về lâu dài, phán quyết từ PCA “khó có thể giúp giải quyết dứt điểm những tranh chấp ở Biển Đông”.
Đồng tình với quan điểm trên, Patrick Cronin, chuyên gia của Trung tâm An ninh Mỹ cho rằng “vấn đề Biển Đông khó có khả năng được giải quyết trong năm nay hoặc bằng bất kỳ một phán quyết quốc tế nào. Những căng thẳng ở Biển Đông sẽ còn là vấn đề được các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của các nước giải quyết”.
Theo Người Đưa Tin
Thế trận Biển Đông sau phán quyết của PCA
3 năm xem xét đơn kiện với 4.000 trang tài liệu chứng cứ và 2 lần phân xử, phán quyết ngày 12/07 của Tòa trọng tài Quốc tế công bố tại Lahay đã chấm dứt nhiều thập kỷ tranh chấp chủ quyền không dựa trên bất kỳ ràng buộc pháp lý nào trên Biển Đông.
Dù tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển này đều là thành viên của Công ước quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982, nhưng việc diễn giải và áp dụng công ước lại được thực hiện tuỳ tiện bởi Trung Quốc, khi ngang ngược lợi dụng sức mạnh và quyền lực, hung hăng trong các hành động đơn phương trên biển.Phán quyết ngày 12/07 của Toà trọng tài thường trực (PCA) về đường chín đoạn và một loạt các vấn đề liên quan đến cách diễn giải công ước quốc tế về Biển Đông đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới đối với vùng biển vốn đông đúc và đầy rẫy tranh chấp này.
Tòa Trọng tài bác bỏ yêu sách &'đường lưỡi bò' của Trung Quốc
Tất nhiên, Trung Quốc phản đối dữ dội khi hầu hết các đòi hỏi quan trọng nhất của họ đã bị PCA bác bỏ. Nước này đã tốn vài năm trời với nhiều thủ đoạn để tìm cách bác bỏ vai trò của phiên toà và hậu quả pháp lý của nó nhưng đều thất bại.
Phán quyết của PCA đã đặt Trung Quốc trước một tình huống cực kỳ bất lợi: Bất cứ động thái leo thang nào của họ nhằm vi phạm phán quyết và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông đều sẽ là trái với luật pháp quốc tế. Đây là thất bại nặng nề không chỉ về mặt ngoại giao, mà còn để lại những hậu quả hết sức lâu dài đối với chiến lược bành trướng xuyên suốt nhiều thập kỷ của Trung Quốc.
Phán quyết pháp lý quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đối với Biển Đông của PCA là bác bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò, vốn là một tuyên bố chủ quyền phi lý và hoang đường nhất trong các tranh chấp biển hiện hữu trên thế giới. Chính phán quyết này sẽ củng cố những chứng lý quan trọng nhất để đàm phán ranh giới biển giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, như Việt Nam, Philipines, Indonesia, Malaysia, Bruney trước các đòi hỏi vô lý của Trung Quốc. Đồng thời, mở đường cho các quốc gia lưu thông dễ dàng qua khu vực này khi phán quyết mở ra những ranh giới rất rõ về các vùng biển lưu thông tự do.
Tuy nhiên, phán quyết thứ hai về các đảo và bãi đá tại Trường Sa mới là phần bổ sung quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp trong phiên toà lịch sử này: PCA tuyên bố xét cả về hoàn cảnh lịch sử lẫn điều kiện tự nhiên, các đảo và đá tại Trường Sa đều thiếu vắng sự hiện diện thường xuyên, liên tục của đời sống kinh tế dân sự thông thường. Việc hiện diện của các lực lượng công vụ của các quốc gia tranh chấp trên các hòn đảo tại đây không phải là căn cứ và không tạo cơ sở cho sự hiện diện kinh tế đơn thuần. Do đó, các đảo này không tạo ra yêu sách về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Đây là một nội dung hết sức quan trọng của phán quyết, tạo cơ sở cho việc đàm phán chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các quốc gia đang có tranh chấp ở Trường Sa. Quyền chiếm hữu các đảo và đá của mỗi nước có thể tiếp tục duy trì, nhưng quyền về vùng đặc quyền kinh tế thì không còn phụ thuộc vào cơ sở này nữa. Đây là lối thoát cho tất cả các nước trong hoà bình.
Thông cáo báo chí về kết quả vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc của PCA
Với Việt Nam, nội dung phán quyết này cũng mở ra cơ hội cho việc giải quyết các tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa. Khi hiện nay trên một số đảo có kích thước lớn tại vùng biển Hoàng Sa, Trung Quốc ngang ngược dùng vũ lực chiếm đóng trái phép, tự ý tôn tạo và đưa phương tiện gây chiến nhằm thách thức Việt Nam và thế giới tiếp cận khu vực này. Phán quyết của PCA khiến những tuyên bố, hành động ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển này trở thành hành động vi phạm phán quyết và có thể nhận lãnh những trừng phạt nặng nề.
Chắc chắn sau phán quyết của PCA, Trung Quốc là nước chịu nhiều bất lợi nhất. Tuy nhiên, phán quyết có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình. Mỹ và phương Tây sẽ có những bước tiến dài trên Biển Đông vì hành lang pháp lý giờ đây đã rõ ràng hơn cho các hoạt động của họ.
Thất bại của Trung Quốc trên Biển Đông mang tính chiến lược, chưa rõ nước này sẽ hành xử tiếp theo thế nào? Nhưng bài học nước Nga tại Crimea cho thấy phát động một cuộc chiến xâm lăng thì dễ, thậm chí là đạt được quyền chiếm hữu cũng không phải quá khó khăn với các cường quốc, nhưng rút chân ra khỏi nó và khắc phục các hậu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng.
Lan Anh
Theo PLO
Dư luận Nga nói gì về phán quyết Biển Đông? Sự im lặng của Điện Kremlin trước phán quyết của PCA về vụ kiện Biển Đông cho thấy quan điểm trung lập của Nga trước vấn đề này. Tuy nhiên, báo giới và dư luận Nga không làm ngơ mà lại đưa ra những ý kiến trái chiều. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên lễ...