Phán quyết của Tòa Trọng tài bất lợi cho Trung Quốc ở những điểm nào?
Bình luận về phán quyết lịch sử này, chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute cho rằng, phán quyết của tòa rất bất lợi cho Trung Quốc về 5 vấn đề quan trọng:
Yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982
Ngày 12/7, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VI Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 trên cơ sở đề nghị của Philippines đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Philippines – Trung Quốc, liên quan đến quyền và quyền lợi hàng hải ở Biển Đông.
Bình luận về phán quyết lịch sử này, chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute cho rằng, phán quyết của tòa rất bất lợi cho Trung Quốc về 5 vấn đề quan trọng:
Đầu tiên, Tòa trọng tài thấy rằng tuyên bố về “quyền lịch sử” của Trung Quốc và các đòi hỏi khác của Trung Quốc trong cái gọi là “đường 9 đoạn” (bao phủ gần 80% diện tích Biển Đông) là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thứ hai, các thẩm phán phán quyết rằng, không thực thể nào trong số các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa là các đảo có khả năng duy trì sự sống của con người và do đó, không có khả năng tạo ra 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Một số thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng là đá và được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý.
Thứ ba, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines tại vùng EEZ mà Philippines tuyên bố, bằng cách can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động thăm dò năng lượng và đánh cá của Philippines và bằng cách thực hiện hoạt động cải tạo lớn trên một số đảo san hô từ năm 2013 đến 2015.
Video đang HOT
Thứ tư, việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên 7 thực thể trong quần đảo Trường Sa đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với các hệ sinh thái mong manh và do đó, Bắc Kinh đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo UNCLOS về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Thứ năm, các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm các tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trong quá trình tố tụng.
Chuyên gia Ian Storey nhận định rằng, phán quyết của Tòa trọng tài đại diện cho một chiến thắng pháp lý quan trọng cho Philippines. Tòa án đã kêu gọi cả hai bên phải tuân theo phán quyết. Tuy nhiên, với nhiều điểm bất lợi như trên, Bắc Kinh có khả năng phản ứng với phán quyết với thái độ khinh thị và tức giận.
Mặc dù chính quyền của Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte đã nói với Trung Quốc bằng giọng hòa giải, cũng như đề nghị hai bên đàm phán song phương để giảm thiểu tranh chấp sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết, nhưng một làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc có thể sẽ khiến những người bảo thủ trong Chính phủ Trung Quốc hành động cứng rắn hơn.
Ông Ian Storey dự đoán, một phản ứng cứng rắn của Bắc Kinh với phán quyết có thể là Trung Quốc sẽ tăng cường sự hiện diện của hải quân trong vùng Biển Đông, tăng cường lực lượng quân trên 7 đảo nhân tạo, tuyên bố áp đặt vùng nhận dạng phòng không ở quần đảo Trường Sa và thậm chí sẽ bắt đầu công việc cải tạo bãi cạn Scarborough.
Nếu Trung Quốc thực hiện tất cả hoặc một vài các hành động trên thì căng thẳng sẽ leo thang ở Biển Đông trong những tuần và tháng tới.
Theo Năng Lượng Mới
Vì sao Campuchia không phản ứng với phán quyết vụ kiện biển Đông của PCA?
Chính phủ Campuchia khẳng định sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào liên quan đến phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Tờ Khmer Times (Campuchia) đưa tin, Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc Cảnh Huệ Xương hôm 12/7 có cuộc gặp các lãnh đạo Campuchia gồm Thủ tướng Hun Sen, Bộ trưởng nội vụ Sar Kheng, Cục trưởng Cục cảnh sát quốc gia Neth Savoeun và Tư lệnh cảnh sát vũ trang quốc gia Sao Sokha, tại Phnom Penh,
Các cuộc gặp diễn ra cùng ngày Tòa trọng tài thường trực (PCA) đưa ra phán quyết vụ kiện biển Đông.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Campuchia Eang Sophalleth cho biết các quan chức hai nước đã thảo luận nhiều vấn đề, nhưng không bàn đến tình hình biển Đông.
Trước đó, tại cuộc họp nội các hôm thứ Sáu (8/7), ông Hun Sen tuyên bố: "Chúng ta, Campuchia, sẽ không ra bất kỳ thông cáo nào dưới bất kỳ hình thức nào về phán quyết của PCA đối với vụ kiện biển Đông."
Hun Sen nói, nếu có thảo luận về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) thì ông sẽ tham gia vì "đó là cơ chế tồn tại bên trong ASEAN".
Ông cũng bình luận rằng ý định tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc của tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte "là một ý kiến tốt".
Trong khi đó, theo tờ Phnompenh Post, Bộ ngoại giao Campuchia hôm thứ Bảy (9/7) đã ra thông cáo về lập trường của chính phủ nước này đối với vụ kiện biển Đông.
Thông cáo tái khẳng định quan điểm đã được ông Hun Sen nêu, rằng Campuchia không ủng hộ phán quyết cuối cùng được PCA đưa ra ngày 12/7.
Thông cáo có đoạn: "Quan điểm của Campuchia là Philippines muốn yêu cầu PCA dàn xếp tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc, và quy trình này không liên quan tới tất cả thành viên của ASEAN.
Do đó, Campuchia sẽ không tham gia bày tỏ bất kỳ lập trường chung nào về phán quyết của PCA."
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Campuchia Chum Sounry nói hôm 10/7: "Đây lần đầu Bộ ngoại giao ra thông cáo chính thức để khẳng định lập trường của Campuchia về phán quyết của Tòa trọng tài, nhằm tránh mọi sự lý giải sai lầm."
Thông cáo trên cũng kêu gọi Philippines và Trung Quốc "giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình" để duy trì ổn định khu vực và phát triển quan hệ đối tác cùng có lợi giữa ASEAN-Trung Quốc.
Theo Thế Giới Trẻ
Luật sư Mỹ cãi cho Philippines: 'Tôi phải đấu với 5 luật sư giỏi nhất thế giới' Trưởng nhóm luật sư người Mỹ "cãi" cho Philippines trong vụ kiện Biển Đông, ông Paul Reichler kể chính vì Trung Quốc tẩy chay phiên tòa mà ông đã phải "đấu" với những luật sư giỏi nhất thế giới: 5 thẩm phán. Luật sư Paul Reichler kể chính vì sự vắng mặt của Trung Quốc mà ông đã phải "đấu" với những luật...