Phẫn nộ với cảnh thanh niên ngồi lên tượng đài vua Lý Thái Tổ
Bức ảnh ghi lại hành động của một nam thanh niên ngồi lên tượng đài vua Lý Thái Tổ chụp ảnh đang gây bức xúc trong cư dân mạng.
Bức ảnh nam thanh niên ngồi lên tượng đài vua Lý Thái Tổ chụp ảnh đang khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Xuất hiện trên trang cá nhân Facebook của nam thanh niên có nick name Lực Telemotail vào lúc 19h35 phút tối 17/3, bức ảnh ghi lại chính hình ảnh của nam thanh niên này ngồi lên tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) đang gây ra sự phẫn nộ, bức xúc trong cộng đồng cư dân mạng.
Hơn thế, là bức ảnh lại được nam thanh niên này sử dụng làm ảnh đại diện.
Bức ảnh ngồi trên tượng đài vua Lý Thái Tổ chỉ sau vài chục phút được nickname này cập nhật đã thu hút sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng.
Các thành viên mạng đều phản đối và tỏ thái độ bức xúc về hành động trên của nam thanh niên.
Theo thông tin trên trang cá nhân và lời bình luận của một số thành viên mạng, nam thanh niên này quê ở Bắc Ninh. Và nam thanh niên này còn giới thiệu mình: “Biết nhiều thứ tiếng nước ngoài như tiếng Lào, tiếng Ả-rập Xê-út” và tự nhận mình làm việc tại “Hội Nhà báo Việt Nam”.
Video đang HOT
Cũng theo thông tin mà chúng tôi có được thì nam thanh niên này là sinh viên của trường Cao đẳng Truyền hình Hà Nội. Hiện danh tính cụ thể của nam thanh niên này đang tiếp tục được chúng tôi xác minh.
Cho dù nhận được rất nhiều lời góp ý từ bạn bè là nên gỡ bức ảnh xuống nhưng nam thanh niên này vẫn tỏ thái độ thích thú để nhận sự “ném đá” của cư dân mạng.
Thành viên mạng Son Devjl góp ý: “Theo tôi bạn nên gỡ bức ảnh này xuống”.
Tuy nhiên nam thanh niên này vẫn chưa biết hối lỗi mà lại comment lại rất thờ ơ: “Không chắc đâu người ta nổi tiếng mà em thì khác”.
Một thành viên mạng có nick name Phạm Mai Thuỳ bức xúc: “ Mình không nghĩ một bạn trẻ, được dạy bảo tử tế như thế lại có thể hành động một cách vô ý thức như vậy… “.
Trước đấy không lâu cư dân mạng đã rất bức xúc về hình ảnh một nam thanh niên cởi trần điềm nhiên ngồi khoanh chân trên ngôi mộ tổ của một dòng họ, ngay chỗ để lư hương, mặt tỏ vẻ bình thản.
Theo xahoi
Rước cá chép vàng khổng lồ tiễn ông Táo
Lần đầu tiên Lễ hội ông Công ông Táo theo nghi thức cổ được tổ chức tại Hà Nội ngày 23 tháng Chạp. Bên cạnh biểu tượng "ông đầu rau" và các lễ vật là cá chép vàng dài gần 4 mét được rước từ Bát Tràng về Hà Nội.
7h sáng, Lễ hội ông Công - ông Táo bắt đầu diễn ra tại làng gốm Bát Tràng.
Đoàn rước đi dọc bờ sông Hồng để về trung tâm thủ đô.
Cá chép vàng dài 3,5 mét, cao 1,2 mét được các nghệ nhân dân gian Hà Nội hoàn thành.
Ngoài cá chép vàng, đoàn còn rước "ông đầu rau", chiếc bếp tượng trưng làm từ trấu và đất sét, mũ mão của ba vị Táo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 12 mâm sản vật.
Ngày 23 tháng Chạp, tục thả cá chép tiễn ông lên chầu trời đã trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt.
Ban tổ chức dự định, những năm tiếp theo sẽ đi thuyền ngược dòng sông Hồng rước cá chép về Hà Nội như con đường buôn bán gốm sứ lâu đời trước đây chứ không đi ôtô như năm nay.
Sau khi dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đoàn rước đi vòng quanh hồ Gươm và đến triển lãm Vân Hồ.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức lễ hội ông Công, ông Táo quy mô lớn.
Lễ rước độc đáo thu hút hàng trăm người tới xem, đây là một trong những hoạt động chính của triển lãm Hội hoa chợ Tết tôn vinh làng nghề và nông sản chất lượng cao do Hà Nội tổ chức.
Kết thúc lễ hội, cá chép vàng được hóa tại Đình làng tiễn các Táo về trời. 12 mâm sản vật được dâng lễ tại tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ...
Theo VNE
Lễ hội ông Công ông Táo lớn nhất Việt Nam Sáng 3/2/2013, Lễ hội rước ông Công, ông Táo lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Sáng ngày 3/2/2013 (ngày 23 tháng chạp), Lễ hội rước ông Công, ông Táo lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Lễ rước...