Phẫn nộ vì vợ làm tóc quá tốn kém, chồng xông đến salon đòi trả lại tiền
Tức điên vì vợ thất nghiệp vẫn đi làm tóc với giá cao ngất, anh chồng hùng hổ xông đến salon đòi hoàn tiền, thậm chí định cắt phăng phần tóc đã tạo kiểu của vợ.
Mới đây, cô Hoàng ở Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc quyết định chịu tốn kém để làm tóc chơi Tết. Cô cho rằng nếu tạo kiểu ở thời điểm hiện tại thì đến Tết Nguyên đán, mái tóc của cô sẽ đẹp và tự nhiên hơn.
Cô Hoàng đã chi 680 nhân dân tệ (khoảng 2,3 triệu đồng) để có được kiểu đầu mới tại một salon tóc khá nổi tiếng ở địa phương. Kết quả khiến cô vô cùng ưng ý. Thế nhưng chưa vui vẻ được bao lâu, người phụ nư này đã bị chồng mắng chửi thậm tệ vì “tội” tiêu hoang.
Nhiều phụ nữ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để làm tóc chơi Tết. (Ảnh minh hoạ)
Sau đó, người chồng kéo vợ trở lại salon tóc, yêu cầu hoàn tiền. Anh nói mình chỉ kiếm được 4.000 tệ (gần 14 triệu đồng) mỗi tháng nên không chấp nhận được việc vợ tiêu một lúc tận 680 tệ chỉ để làm đầu. Với giọng rất gay gắt và lớn tiếng, người đàn ông nói anh đi làm nuôi cả gia đình, vợ anh chỉ ở nhà nên tóc tai chẳng cần phải đẹp.
Suốt quá trình người chồng tranh cãi với chủ salon tóc, cô Hoàng không biết làm thế nào, chỉ nói rằng cô rất thích kiểu đầu mới rồi lặng lẽ vuốt tóc nhìn chồng bất lực.
Còn người chồng càng nói càng tức giận. Anh này kích động đến mức muốn cắt luôn bộ tóc mới làm của vợ. Chủ salon vội can: “Anh bình tĩnh lại đi”, nào ngờ câu nói này lại như đổ dầu vào lửa. Chồng cô Hoàng đe dọa sẽ báo cảnh sát để việc làm ăn ở đây bị đình trệ.
Chủ cửa hàng cũng rất cứng rắn, tuyên bố có thể cắt hết phần tóc mới được tạo kiểu của cô Hoàng nhưng dứt khoát không trả lại tiền. Không thể làm được gì, cuối cùng người đàn ông đành kéo vợ ra về.
Video đang HOT
Sự việc được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, lập tức trở thành chủ đề bàn tán cực kỳ sôi nổi, với rất nhiều luồng ý kiến. Nhiều người chỉ trích cách hành xử mang tính chất gây rối do quá kích động của người chồng, cùng không ít người thông cảm với nỗi phẫn uất và gánh nặng kinh tế của anh. Đa số cư dân mạng cũng ủng hộ cách xử lý của salon tóc, đồng thời trách người vợ tiêu tiền thiếu suy nghĩ, không biết coi trọng công sức lao động của chồng.
Ở một khía cạnh khác, nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ nên có công việc tạo thu nhập, tự kiếm tiền thì sẽ không bị người khác kiểm soát chi tiêu và lâm vào tình huống xấu hổ như trên.
Mẹ chồng có 4 căn nhà, cho con trai 2 căn, con gái 1 căn, chồng tôi lại nói: "1 căn cũng không cần"
Anh nói: "Mẹ, 1 căn con cũng không cần, tất cả mẹ đều cho chị gái đi!"
Mẹ chồng Mai là người nông thôn, sinh được 1 con trai và 1 con gái, chị gái chồng lớn hơn anh 9 tuổi. Đa phần trong các gia đình ở nông thôn sẽ đều trọng nam khinh nữ, mẹ chồng cũng vậy, nhưng bố chồng lại đặc biệt thích con gái.
Chị gái chồng là người rất hiểu chuyện, thông minh, cũng rất yêu thương em trai. Có cái gì ngon hay đồ chơi gì vui, đều sẽ nhường cho em trai. Thậm chí ngay cả đến cơ hội đi học, cũng nhường cho chồng Mai. Chưa học xong cấp 3, chị đã vào đời kiếm sống.
Khi hai chị em chồng trưởng thành, mỗi người đều lập gia đình riêng và có sư nghiệp riêng.
Chồng của chị là đồng nghiệp. Anh gia cảnh bình thường nhưng tính tình rất tốt. Còn Mai là người thành phố, là bạn học của chồng cô. Là con duy nhất trong gia đình, gia cảnh lại khá tốt nên Mai có chút tính công chúa, nhưng cũng là kiểu thích tính toán chi li, đôi khi hơi nhỏ mọn. Mẹ chồng tất nhiên không hoàn toàn ưng ý nhưng miễn là con trai thích, bà sẽ không nói gì.
Khi con trai kết hôn, nhà gái yêu cầu đằng trai phải lo được một căn nhà ở thành phố. Chồng Mai vừa đi làm, chưa tiết kiệm được nhiều tiền nên mẹ chồng phải dùng hết số tiền dành dụm cả đời của bà, cộng thêm vay mượn 1 vài nơi mới gom đủ khoản tiền trả ban đầu, sau đó mua 1 căn hộ 3 phòng ngủ. Đặc biệt chị gái cũng góp một phần tiền trong số ấy.
(Ảnh minh họa)
Trước khi kết hôn, chồng Mai mỗi tháng sau khi nhận lương, sẽ chuyển cho mẹ anh 5 triệu, nói là đóng góp chi phí nuôi bố mẹ. Sau kết hôn, thẻ lương của chồng đã bị Mai tịch thu nên không có chuyện chồng cho bố mẹ anh tiền sinh hoạt nữa. Chồng Mai tỏ ra rất bất đắc dĩ còn Mai thì đối với bố mẹ chồng cực kỳ không quan tâm, thế nên càng không có chuyện vợ chồng cô sẽ giúp ông bà trả phần nợ nần mua nhà.
May mắn thay, chị gái rất có hiếu, thường xuyên đưa chồng con về thăm nhà. Mà mỗi lần về, đều sẽ mang theo nhiều đồ ăn thức uống ngon cùng một số quần áo, vào ngày lễ còn biếu bố mẹ một số tiền không nhỏ.
Trong lúc mẹ chồng đang đau đầu vì các khoản nợ nần thì đất quê giải tỏa, nhà chồng được đền bù 4 căn hộ tái định cư và 500 triệu tiền bồi thường.
500 triệu mẹ chồng dùng để trả nợ tiền mua nhà. 1 căn để ông bà ở dưỡng già cùng nhau, còn lại 3 căn, 2 căn cho con trai (tức chồng Mai) và 1 căn cho con gái (tức chị chồng). Đợi đến khi bố mẹ chồng qua đời thì căn thứ 4 này cũng sẽ thuộc về chồng Mai, tóm lại là chồng cô được tất cả 3 căn. Bố mẹ chồng thấy sắp xếp như vậy là hợp lý, rất hài lòng.
Thế nhưng Mai rất không biết điều, liền chạy đến nhà chồng nói bố mẹ chồng không công bằng, chị chồng đã lập gia đình thì là người ngoài, không có tư cách được phân chia tài sản. Cô cho rằng cả 4 căn nhà của bố mẹ chồng đều nên thuộc về vợ chồng cô.
Bố mẹ chồng nói với Mai rằng chị chồng đã trả giá không ít, hy sinh rất nhiều cho gia đình này. 1 căn hộ là điều chị xứng đáng được nhận. Mai chẳng những không coi trọng lời nói của bố mẹ chồng mà còn thốt ra lời tàn nhẫn: "Bố, mẹ, bố mẹ phải suy nghĩ rõ ràng. Nếu bố mẹ cố ý muốn cho chị nhà thì sau cũng đừng trách tụi con không chăm bố mẹ lúc về già".
Biết chuyện, để gia đình thuận hòa, chị chồng nói: "Bố mẹ, thôi con không cần nhà đâu. Tụi con tư từ tiết kiệm tiền mua là được. Con không muốn vì vấn đề nhà cửa này mà ảnh hưởng đến tình cảm của vợ chồng chú ấy".
Càng như vậy, bố mẹ chồng càng cảm thấy có lỗi với con gái. Từ khi con trai kết hôn đến nay, con dâu chưa từng 1 ngày chăm sóc, chưa một ngày làm bạn với ông bà, ngay cả căn hộ mới cũng không cho bố mẹ chồng đến chơi, càng không cho cháu trai về thăm ông bà nội.
Từ lúc bước chân vào nhà chồng, Mai đòi hỏi gì, bố mẹ chồng cũng cố gắng đáp ứng. Không nghĩ tới, cô lại được đằng chân lân đằng đầu, một tấc tới trời, tham lam vô độ, không biết đâu là đủ, còn nói ra những lời tàn nhẫn. Cho dù bố mẹ chồng có khuyên nhủ thế nào, Mai vẫn làm tới, muốn cả 4 căn nhà đều thuộc về vợ chồng cô.
Mẹ chồng đành bất đắc dĩ gọi điện cho con trai đang đi công tác xa, bảo anh nhanh chóng trở về. 2 ngày sau, chồng Mai về nhà, biết nội tình, anh thẳng thắn nói: "Bố mẹ, con không cần căn nào hết. Cả 4 đều cho chị đi. Con không có ý kiến gì đâu".
(Ảnh minh họa)
Nghe xong, bố mẹ chồng ngây ngẩn cả người, Mai thì phát cuồng, lớn tiếng mắng chồng, nói: "Đầu óc anh bị ủng à? Anh dám làm thế, tôi ly hôn anh!" Chị chồng lại tiếp tục vội vàng nói chị không cần nhà, để em trai nhanh chóng dỗ dành vợ.
Chồng Mai thì lạnh lùng nói: "Cô muốn rời khỏi cái nhà này thì đi đi. Con, nếu không muốn mang đi thì cứ để lại. Một mình tôi cũng có thể nuôi nó lớn lên. Tôi thật không thể hiểu nổi tại sao cô lại trở nên vô lý như vậy. Cô không cho bố mẹ tôi tới nhà, tôi có thể nhịn. Cô tịch thu thẻ lương của tôi, tôi cũng nhịn. Thật không nghĩ tới, cô càng ngày càng quá đáng và trở nên tham lam như vậy. Cô có biết chị tôi đã hy sinh và trả giá bao nhiêu cho tôi không? Không có chị, sẽ không có tôi ngày hôm nay".
Mai ngay lập tức bị lời nói của chồng làm cho sợ hãi, mắt trợn tròn, tỏ ra không thể tin được có ngày anh lại dám đối với mình như vậy. Sốc một lúc, cuối cùng Mai nói: "Chồng, em sai rồi. Em cũng chỉ muốn cuộc sống sau này của chúng ta tốt hơn, không muốn anh phải làm việc vất vả như vậy. Nhà bố mẹ muốn chia thế nào thì cứ như vậy đi. Em không ý kiến nữa!"
Biết sai mà sửa là điều tốt nên mọi người nhà chồng cũng tha thứ cho Mai. Sau đó, bố mẹ chồng theo kế hoạch ban đầu, chia 1 căn cho chị chồng, 2 căn cho vợ chồng Mai còn 1 căn để ông bà ở.
Sau khi trải qua chuyện này, Mai biết điều hơn nhiều. Cô bắt đầu biết quan tâm đến bố mẹ chồng, thi thoảng còn đến đón ông bà tới nhà chơi mấy ngày, để ông bà chơi với cháu nội.
Bật khóc sau khi đọc tin nhắn chồng cũ gửi Từ trước đến giờ, ngoài tiền chu cấp cho con, tôi chưa từng đòi hỏi chồng cũ phải đưa thêm khoản tiền nào. Ảnh minh họa Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã ly hôn được 4 năm rồi. Sau khi chia tay, tôi được quyền nuôi con. Lúc đầu cuộc sống hai mẹ con khá ổn định, ngoài tiền chu cấp...