Phẫn nộ vì những bình luận vô duyên về việc Văn Toàn đấu giá áo đấu ủng hộ quê hương Hải Dương chống dịch Covid-19
Đúng là thói đời, làm việc thiện cũng bị phán xét. Những người chuyên chỉ trích, ném đá, phá đám trên mạng xã hội… Họ đã làm được những gì?
Ngày 16/8, tuyển thủ quốc gia Nguyễn Văn Toàn đã tiến hành đấu giá chiếc áo có đầy đủ chữ ký của các cầu thủ Đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup trên trang cá nhân nhằm mục đích hỗ trợ quê hương Hải Dương chống dịch. Đây là một nghĩa cử rất cao đẹp, vừa thể hiện trách nhiệm của một người con với quê hương, vừa góp phần tuyên truyền ủng hộ phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi bài đăng được đưa lên các báo mạng, nhiều người đã có những bình luận không tốt về việc làm của Toàn. Do Văn Toàn đấu giá trực tiếp trên mạng xã hội hoặc qua phần nhắn tin nên nhiều người có thể trực tiếp biết rõ số tiền được trả để sở hữu chiếc áo đấu này. Khi số tiền đấu giá vượt lên con số hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, thì có rất nhiều bình luận khiếm nhã công kích cá nhân Văn Toàn và những người tham gia đấu giá.
Họ cho rằng Toàn đang tranh thủ đại dịch để bán áo đấu với giá cao, còn những người tham gia đấu giá là những kẻ thừa tiền muốn đánh bóng tên tuổi. Họ đặt ra câu hỏi là nếu những người tham gia đấu giá muốn ủng hộ thì sao không ủng hộ trực tiếp mà phải thông qua đấu giá làm gì cho mất thời gian? Hay tại sao dịch đã bùng phát từ lâu mà đến bây giờ Toàn mới ủng hộ?
Nhiều người còn có thái độ đùa cợt không đúng mực khi có những lời như: “Áo fake hay áo real?”, “Văn Toàn học làm doanh nhân, bán áo đấu cũ với giá trăm chai”, “Chữ ký thật hay chữ ký được in?”, “Dở hơi bỏ mấy trăm triệu ra mua cái áo lau chỉ để lau mồ hôi”, “Chốt 100k, freeship thì mua”, “Hy vọng những kẻ thừa tiền quan tâm”, “Sao không dùng tiền đi từ thiện mà lại bỏ trăm triệu ra mua cái áo? Áo dát vàng hay gì?”…
Những lời đó nhiều đến mức khiến cho nhiều cư dân mạng chân chính cảm thấy rất phẫn nộ. Rõ ràng, bán đấu giá các kỷ vật thể thao nhằm mục đích từ thiện là một việc rất hữu ích mà các ngôi sao trên thế giới vẫn hay làm. Chính CR7 cũng từng bán đấu giá Quả Bóng Vàng 2013 để quyên góp gần 800 ngàn USD cho một tổ chức hoạt động vì trẻ em.
Tự nhiên, những hành động trên làm mình nhớ đến một bộ phận cư dân mạng Hàn Quốc – những người nổi tiếng ngớ ngẩn, ích kỷ. Họ từng chỉ trích các ngôi sao bằng những lý do điên khùng, ủng hộ chậm cũng bị chửi, ủng hộ nhanh quá cũng bị chửi, ủng hộ nhiều quá thì bị nói là khoe khoang, ủng hộ ít quá thì bị nói là keo kiệt… Tính ra, ở nơi nào cũng có một bộ phận dân mạng rất tiểu nhân.
Những bình luận vô duyên của dân mạng về việc đấu giá áo đấu của Văn Toàn.
Cách đây ít ngày, mình nhận được dòng tin nhắn tâm sự của một chị. Chị ấy kể rằng con gái chị muốn thực hiện một dự án vẽ tranh và quyên góp hỗ trợ cho các bạn nhỏ khó khăn tại Đà Nẵng. Ngày họp phụ huynh, con gái chị có đứng lên bục giảng và thuyết trình dự án cho các bậc phụ huynh nghe nhưng có bậc phụ huynh đã nói rằng con gái chị còn nhỏ, chưa có hiểu biết, nên ăn ngủ hơn là việc từ thiện. Nghe thấy thế, con gái chị đứng như trời trồng đến mức cô giáo phải vỗ vai ra hiệu con gái chị dừng thuyết trình và đi ra ngoài.
Chị nói, mất mấy ngày liền sau hôm họp phụ huynh đó, con gái chị cứ nằm thõng chẳng buồn ăn. Chị có nói thêm, con gái chị học trường quốc tế nên điều kiện của các phụ huynh là có, trong khi dự án kế hoạch thì mỗi bậc phụ huynh chỉ ủng hộ khoảng 300 ngàn đồng. 300 ngàn đồng có lớn hay không? Có với một vài người, không với một vài người.
Đúng là thói đời, làm việc thiện cũng bị phán xét.
“Xin lỗi thủ trưởng, chúng tôi không cứu được” – Đó là lời của các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch gửi đến Quyền bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Chúng ta thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, các bác sĩ không phải là những người có phép màu mà có thể “cải tử hoàn sinh”. Đợt dịch này, Covid-19 tấn công vào các bệnh viện, nhắm đến đối tượng yếu thế, mắc nhiều bệnh nền. Vì thế, việc cứu người thoát khỏi cửa tử rất khó…
Video đang HOT
“Sao làm dân chết không xin lỗi dân?”, “Tôi trả tiền thuế để cứu người, không phải để các bác sĩ xin lỗi”, “Đề nghị cách chức, sa thải các bác sĩ làm chết người”, “Nhìn bác sĩ phương Tây cứu người kia kìa”… Đó lại là những bình luận từ một nhóm công nghệ rất đông thành viên mà mình đã lấy ví dụ rất nhiều lần. Và không hiểu sao, trong bao nhiêu ngày tháng qua, họ vẫn hành xử và nhận định thiển cận, quy chụp như vậy.
Khi có một bình luận nói rằng việc chết người không phải trò đùa, không nên chỉ trích các bác sĩ mà hãy động viên họ thì một bình luận phản hồi rằng: “Tao đóng thuế trả lương. Việc bác sĩ là cứu người, không làm tốt thì tao chửi. Mày khóc thuê à?”.
Chẳng phải là khóc thuê đâu. Nhưng các bác sĩ vẫn là chỉ là những người bình thường chứ không phải là thần thánh mà có thể “cải tử hoàn sinh”… Hàng trăm ngàn cái chết vì đại dịch, vậy tất cả các bác sĩ trên thế giới đều vô trách nhiệm hết sao? Và cần chú ý rằng, chục triệu người trên thế giới đã sống, còn tại Việt Nam thì con số đó là hàng trăm người, hàng ngày số người khỏi bệnh cũng đã lên mức hai con số.
Hãy nhìn vào những việc đó mà đánh giá chứ?
Chính những người không tham gia đóng góp được gì lại là những người luôn muốn đòi hỏi nhiều nhất. Mình thực sự muốn hỏi rằng, các người đã làm được những gì? Hay chỉ giỏi chỉ trích, bông đùa, phá rối những gì mà người khác đang nỗ lực bằng cái tâm thấp hèn?
Đôi khi, dịch bệnh không đáng sợ bằng những con người mang tư tưởng tiểu nhân.
Gái đảm được khen nức nở với loạt mâm cơm mùa hè bắt mắt, 6 người ăn mà chỉ 100k quay đầu
Lấy được người vợ vừa xinh xắn lại đảm đang, khéo léo thế này có lẽ là mơ ước của không biết bao nhiêu chàng trai đâu nhỉ?
Dù đã chẳng còn xa lạ gì với năng lực bếp núc của hội gái đảm nhưng mỗi lần có ai đó đăng loạt mâm cơm ngon lành, đẹp mắt là dân tình lại được phen nhốn nháo. Bởi nói gì thì nói, con đường nhanh nhất để chinh phục người khác chính là đi qua dạ dày.
Và đó cũng là lý do vì sao mà những mâm cơm mùa hè cực kì bắt mắt, xinh xắn của Thu Uyên (21 tuổi, Hải Dương) đã nhận về cả nghìn lượt chia sẻ sau khi xuất hiện trong nhóm Yêu bếp.
Một vài mâm cơm của Thu Uyên.
Đặc biệt hơn nữa, Thu Uyên còn chia sẻ rằng từng rất lười và không hề khéo léo chuyện bếp núc: " Ngày còn học cấp 2 mình đã thích nấu nướng rồi nhưng lười. Hơn nữa bố mẹ cũng nấu ăn ngon nên mình không bao giờ vào bếp mà chỉ chăm xem nấu ăn trên tivi. Hồi đó mình còn có một kỉ niệm để đời là lọc cua nấu canh nhưng lại đổ nước đi để lại bã nấu. Kể cả lúc đi học đại học năm nhất rồi, mỗi lần về nhà vẫn là mẹ nấu. Thế mà vì vẫn mê đắm với đồ ăn, thích bày biện và chụp hình nên mình cuồng nấu ăn luôn".
Liên hệ với Thu Uyên, cô nàng cho biết vừa rồi được nghỉ hè và về nhà nên Uyên cũng dành thời gian nấu nướng nhiều hơn: "Thường thì mình lên thực đơn rồi mẹ hoặc mình sẽ đi chợ, hôm nào không đi được thì mình dùng đồ còn lại trong tủ lạnh. Ngoài ra mình cũng linh hoạt đổi bữa để mọi người không cảm thấy nhàm chán, ăn ngon miệng hơn".
Thu Uyên.
Nhà có 6 người nhưng ai cũng ăn ít và không quá cầu kì chuyện ăn uống nên bữa cơm hàng ngày của gia đình Uyên khá đơn giản, thường có: 1 bát canh, 1 món xào, 1 món mặn, đồ chua ăn kèm với rau luộc.
Các nguyên liệu đều dễ mua, dễ chế biến nên mỗi mâm cơm nhà Uyên chỉ khoảng 100k quay đầu, thời gian nấu cũng chỉ khoảng 45 - 60 phút. Ngoài ra vì đang mùa hè nên cô bạn cũng lựa chọn nấu những món ngon mát, phù hợp với cả nhà như canh cua cà pháo, thịt luộc, canh măng,...
Nhìn thôi cũng thấy thèm rồi nhỉ?
Với những lời khen và thích thú từ dân mạng, Thu Uyên nói: "Mình cảm thấy rất vui vì mọi người đã đọc và thích mâm cơm nhà mình, có một số chị còn nhắn tin hỏi công thức làm món này, món kia hay cách chụp ảnh đồ ăn. Điều này khiến mình thấy rất hạnh phúc vì có thể chia sẻ để mọi người nấu được mâm cơm ngon, chụp được hình đẹp. Và hơn hết là mình còn nhận được những lời khen từ chính người thân trong gia đình".
Bật mí một chút là Thu Uyên chưa có người yêu đâu các thanh niên ơi! Nhưng trong lúc chờ xem ai chinh phục được cô nàng vừa xinh vừa đảm này thì ngắm thêm những bữa ăn khác này nhé! Đảm bảo bụng thì đói nhưng mắt lại xem không chán đâu.
Những hiện tượng mạng đình đám một thời bây giờ ra sao? Từng 'làm mưa làm gió' trên MXH, những hiện tượng một thời như: Bà Tưng, Lệ Rơi, Quân Kun, Ngân 98... bây giờ ra sao? Bà Tưng Bà Tưng (Lê Thị Huyền Anh) là một hiện tượng mạng nổi lên vào năm 2013 nhờ những hình ảnh, video gợi cảm cùng các phát ngôn gây sốc. Bên cạnh đó, cô cũng công khai...