Phẫn nộ: Nhóm thanh niên đem trống đến đánh trước các cổng trường để “lừa” học sinh nghỉ sớm
Video ghi lại cảnh các thanh niên chở trống đến trước các trường lớn rồi đánh trống báo hiệu giờ ra về như thật, trong khi còn 15-30 phút nữa học sinh mới tan lớp. Sự việc này đang bị lên án dữ dội.
Ảnh minh họa
Ngày nay, internet phát triển, trào lưu sử dụng mạng xã hội nở rộ, trong đó Youtube được xem là mạng chia sẻ video lớn nhất hành tinh. Không chỉ còn là công cụ giải trí thông thường, Youtube của năm 2020 còn trở thành một công cụ kiếm tiền dành cho những ai ưa thích sự nổi tiếng. Người thuộc nhiều tầng lớp. nhiều độ tuổi bắt đầu đổ xô vào địa hạt này và nghĩ ra nhiều nội dung độc – lạ nhằm thu hút khán giả. Dần dà, youtuber như một thuật ngữ để chỉ một nghề nghiệp dành cho họ.
Nhưng chính sự bùng nổ này khiến kênh chia sẻ video hàng đầu này trở thành một nồi lẩu thập cẩm chứa đựng nhiều clip phản cảm, vô bổ khiến người xem nhức mắt. Mới đây, 1 video cũng đang gây tranh cãi không kém vì có nội dung chẳng ai hiểu nổi. Theo đó, video này do kênh Youtube Thành Đức Official ghi lại cảnh thanh niên này cùng những người bạn của mình đang thực hiện một màn “troll” các học sinh gần nhà bằng cách… đem trống đến tận nơi, giả báo hiệu giờ ra về.
Trong video, ngoài Thành Đức, còn có 2 người bạn trợ sức trong đó có 1 người lái xe máy sẵn để “vọt” đi sau khi đồng đội đánh trống hòng tránh sự để ý của nhà trường. Trước giờ ra về của các học sinh trường THCS Trực Cát tầm 30 phút, các thanh niên này đã đứng đợi sẵn, chuẩn bị tư thế sẵn sàng để gõ trống troll rồi lập tức bỏ chạy sau khi thấy bảo vệ.
Màn “troll” giờ ra về đang bị lên án dữ dội
Chưa thỏa mãn được trò lố của mình, 3 thanh niên lại tìm đến trường THPT Lê Quý Đôn. Theo lời chia sẻ của chính chủ nhân video, cậu bạn giới thiệu: “Trường này hơn nghìn học sinh, gõ ra về một cái không biết học sinh có về hay không, hôm nay cho các bạn về sớm nhé!” Sau đó, Thành Đức là người gõ trống và còn nán lại xem học sinh có ra về thật hay không và quả nhiên chỉ sau vài phút, một số học sinh đã rời lớp để ra về.
Cuối clip nhóm bạn này tỏ ra khá hả hê với trò troll mà cả 3 tự xem là vui và hài hước. Nhưng có thể thấy, nội dung này khi được chia sẻ lên mạng xã hội lớn như Youtube quả là không thể chấp nhận được. Môi trường giáo dục là nơi công cộng, có rất đông số lượng học sinh và giáo viên, với nhiệm vụ là học tập. Mỗi tiết học đều được căn chỉnh sao cho phù hợp để các giáo viên hoàn thành việc truyền đạt kiến thức bài học cho các học trò một cách tốt nhất. Mỗi phút đến lớp đều quý giá và đáng trân trọng thế nhưng chỉ vì trò tiêu khiển nhạt nhẽo của mình mà những youtuber này đã gây ảnh hưởng cho hàng nghìn học sinh trên địa bàn.
Video này đang nhận được phản ứng phê phán gay gắt từ cộng đồng, đặc biệt là học sinh và phụ huynh.
Chưa thảo mãn, nhóm thanh niên tiếp tục đến trường khác để “troll”
Ngoài việc tự sản xuất clip có nội dung khó hiểu, 3 thanh niên còn gây bức xúc khi điều khiển xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ theo luật An toàn giao thông đường bộ. Mỗi video được đăng tải lên Youtube nếu thực sự là của những Vlogger, youtuber chuyên nghiệp đều cần có tính giáo dục và định hướng những chi tiết nhỏ như thế này cũng đủ để cho thấy chính những người làm ra nội dung trên cũng chưa nắm được những vấn đề sẽ xảy ra nếu có khán giả nhỏ tuổi xem clip của mình.
Một thực tế cho thấy, những kênh Youtube trở nên nổi tiếng nhanh chóng nếu không có bước đi đúng đắn cũng sẽ dần trở nên tàn lụi và chết yểu. Mà một trong những nguyên nhân chính đó là việc những nội dung họ mang đến chỉ là hài nhảm, trò troll nhạt nhẽo, vô bổ, không mang tính thông điệp.
Hiện video trên đang nhận được gần 1,2 triệu view, riêng kênh Thành Đức Official đã có hơn 10 nghìn lượt đăng ký theo dõi. Nếu thực sự nghiêm túc và xem Youtube là công cụ kiếm tiền thì thiết nghĩ chủ nhân của channel trên nên xem xét lại cách khai thác nội dung của mình sao cho văn minh hơn.
Học trò tranh cãi nảy lửa với câu hỏi "Đây là điểm mấy", chuyện tưởng dễ nhưng khi nhìn vào bức hình thì ai cũng phải lắc đầu
7 hay là 8 khi giả thiết nào cũng có tỷ lệ 50-50...
Một điểm số cô chấm mà trò tranh cãi vì không biết đây là điểm 7 hay điểm 8 khi con số lại cho thấy 2 hình ảnh mà góc nào cũng đúng.
Điểm số gây tranh cãi.
Người thì bảo đây là số 7 viết nhanh, người bảo 8, người cho rằng đầu tiên cô chấm 7 điểm nhưng sau sửa thành 8. Còn những comment có tính cảm tính thì như thế này: Mạnh dạn nhận 8, cứ cho là 8 đi, cộng lại làm tròn chia đôi là 8... Nhưng dù sao thì lý tính nhiều người lại nói rằng: " Viết số 8 thì có dấu gạch ngang bên trên kia làm gì", "điểm thật là 7 nhưng nếu có gọi điểm cứ đọc là 8 thôi".
Học trò viết nhầm là 1 chuyện, nhưng điểm số gây tranh cãi này là trường hợp hiếm. Hẳn nhiên, học trò này đã biết số điểm của mình là bao nhiêu. Bởi rất đơn giản thôi là mang bài lên hỏi cô giáo thì sẽ ra ngay kết quả. Nhưng phải chăng trò sợ điểm 8 rời đi chăng nên mới phải mang bài lên hỏi cư dân mạng với hy vọng củng cố niềm tin cho điểm số 8 của mình.
Không biết đây là 1 màn "troll" học sinh của thầy cô hay là 1 "sự cố" dẫn đến số 7 lồng trong số 8 khiến trò bối rối nữa đây? Đừng bảo chỉ có trò mới là những kẻ láu cá, các thầy cô thời nay cũng nhiều cách, nhiều kiểu khiến trò phải suy nghĩ về lối học hành của mình lắm đấy. Biết đâu, cô cố tình để trò hiểu chỉ là 1 điểm số chênh nhưng lại mang lại những tâm trạng khác nhau như thế. Và chẳng còn cách nào khác là trò phải cố lên để năm học mới làm lại từ đầu.
Thầy giáo nổi danh 'best cà khịa' sở hữu gần 40.000 follow và tâm sự đằng sau loạt câu nói khiến học sinh 'thấy nhột' 'Người ta bảo 'cà khịa một chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì chơi một mình'. Thế nên 'cà khịa' là 'gia vị' cho 'món ăn' của tôi thôi. Thầy, cô vẫn phải gương mẫu, nghiêm túc thì học sinh mới tốt được', thầy Công Chính dí dỏm. Gần đây, thầy Nguyễn Công Chính - Thầy giáo được cộng đồng mạng đặt...