Phẫn nộ các chủ nhà đòi đổi tình để miễn tiền phòng thời Covid-19 ở Mỹ
Một số phụ nữ tố cáo bị chủ nhà mồi chài, gạ đổi tình để được miễn tiền thuê phòng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Mỹ, khiến họ gặp khó khăn tài chính.
Nhiều phụ nữ cho biết họ đã bị chủ nhà gạ tình để đổi lấy việc miễn giảm tiền thuê nhà khi gặp khó khăn tài chính giữa thời Covid-19.
Theo Mirror, hàng triệu người trên khắp thế giới đã phải nghỉ việc hoặc giảm lương bởi đại dịch Covid-19. Nhiều người đang lâm vào tình cảnh khó khăn về mặt tài chính. Đáng lên án, lợi dụng thời điểm khó khăn này, một số chủ nhà vô đạo đức ở Mỹ đã gạ tình những người thuê nhà đang chật vật kiếm tiền để trả tiền thuê phòn.
Luật sư di trú Mỹ Kevin Block cho biết, một số chủ nhà đã đề nghị “ quan hệ tình dục” với người thuê nhà để đổi lại việc miễn giảm tiền phòng. Thậm chí, có chủ nhà còn gửi ảnh nhạy cảm” cho người thuê nhà là nữ.
Ông Block nhấn mạnh với hãng tin CNN rằng, ông lo ngại những vụ việc được báo cáo chỉ là đỉnh của tảng băng trôi và thực tế số lượng các vụ việc như vậy cao hơn nhiều vì nhiều nạn nhân không tố giác.
Video đang HOT
Bà Khara Jabola-Carolus, Giám đốc điều hành của Ủy ban Nhà nước về tình trạng phụ nữ Hawaii bình luận rằng, việc các chủ nhà có hành vi lạm dụng tình dục đang khiến cuộc sống của nhiều phụ nữ giữa thời dịch Covid-19 trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Vào tháng Hai, đã có báo cáo rằng một số người thuê nhà đã bị ép phải ngủ với chủ nhà để được miễn tiền trọ. Một phụ nữ tên là Georgia Linehan đã công khai chia sẻ tin nhắn chủ nhà gạ tình, gửi ảnh khỏa thân cho cô và nhắc nhở những phụ nữ khác thận trọng. Bài đăng của Linehan trên Twitter đã nhận được gần 35.000 lượt thích, theo Mirror.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với 524.903 ca nhiễm virus corona, tăng 33.633 trường hợp so với hôm qua, trong đó 20.389 người đã chết. Số ca tử vong do Covid-19 tại Mỹ hôm qua đã vượt qua Italy, đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận hơn 2.000 người chết vì virus corona trong một ngày.
Các chuyên gia y tế cảnh báo số người chết tại Mỹ có thể tăng lên 200.000 vào mùa hè nếu các biện pháp hạn chế đi lại và cách biệt cộng đồng được gỡ bỏ sau 30 ngày.
Minh Nhật
Giận hờn vì COVID
Lúc này hãy lo giữ cái mạng mình trước đã, sau này khi cơn dịch qua đi, cuộc sống dần bình ổn trở lại, thì lo gì chuyện không giữ được những mối quan hệ.
Mấy ngày này đi chợ, đâu đâu cũng nghe người ta hỏi nhau: "Giờ này vẫn còn bán hả chị?", hoặc "họ vẫn chưa cấm hả chị?", và những câu trả lời na ná có khi như muốn tạt vào mặt người hỏi: "Cấm bán thì lấy gì ăn?".
Người hỏi ngậm tăm cun cút bỏ đi như vừa phạm tội gì ghê gớm, người bán vẫn tiếp tục càm ràm giận dữ như chưa từng có mối quan hệ thân thiết với vị khách "mối" trước đó chưa lâu.
Chị dâu tôi kể, em chồng chị bị mổ sỏi thận phải nằm viện. Chị chỉ gọi điện hỏi thăm, gửi quà và hẹn ngày em ra viện sẽ về quê thăm. Vì em đang điều trị tại một bệnh viện ở trung tâm thành phố, mà ai cũng được khuyên là không nên đến bệnh viện nếu không có gì quan trọng, bởi đó là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi-rút nhiều nhất.
Thế nhưng mẹ chồng chị, một phụ nữ khó tính ở quê luôn coi trọng lễ nghi hình thức lại bắt lỗi chị không biết cư xử, cạn tình nghĩa khi em chồng bệnh mà ở cùng thành phố không biết ghé qua thăm một lần. Hẳn bà không nghĩ con vi-rút mà mọi người đang nhắc đến trong nỗi sợ hãi kia lại nguy hiểm, đáng sợ đến mức chị không dám (hay không thèm?) tạt qua thăm em chồng mình đang ốm, dù chỉ vài phút ngắn ngủi. Càng nghĩ càng nhọc tâm, chị chỉ hy vọng mọi người giải thích rồi bà sẽ hiểu mà thông cảm.
Nỗi khổ của cô em tôi quen qua Facebook lại mang tên người giúp việc. Ai cũng khen em có người giúp việc nhiệt tình, trung thực, chỉ mỗi tội hay hờn mát và hơi cẩu thả. Em hay dặn chị giúp việc nên rửa tay kỹ sau khi ra ngoài về, cũng như trước và sau khi nấu nướng, dọn dẹp, nhưng tính chị hay quên, dặn đó rồi quên đó. Đã vậy chị hay ôm ấp chơi đùa với hai đứa con nên nhỏ em rất sốt ruột. Nhắc thì chị giận, bảo khó khăn quá, sợ chị lây bệnh thì chị về quê không ở nữa.
Có cô bạn mới sinh con, bạn bè, người thân hỏi thăm, chúc mừng tới tấp. Đa số biết giữ ý nên cũng chỉ tế nhị hỏi thăm qua điện thoại, tin nhắn, video call chứ chẳng đến tận giường thăm như thường thấy. Nhưng cũng có vài người giận dỗi khi được chủ nhà khéo léo hẹn gặp "ra mắt em bé" sau khi "ra tháng". Họ bảo bộ sợ họ đem vi trùng tới lây cho em bé hay sao, họ cho rằng chủ nhà chảnh chọe, rồi hờn mát.
Với quan niệm "sống chết có số" hoặc "trời kêu ai nấy dạ", nhiều người không hiểu vô tình hay cố ý khi xem thường mạng sống của mình và đồng loại, bất chấp những khuyến cáo của các cơ quan y tế về những nguyên tắc cơ bản nhưng hiệu quả trong việc phòng bệnh, giữ sức khỏe mùa dịch.
Nhiều người chấp nhận mất hòa khí bởi mạng sống mới là thứ quan trọng nhất, trong lúc này hãy lo giữ cái mạng mình trước đã, sau này khi cơn dịch qua đi, cuộc sống dần bình ổn trở lại, thì lo gì chuyện không giữ được những mối quan hệ, chỉ trừ khi người ta không còn muốn vun đắp, hàn gắn nữa thôi.
Hoa Hồng Xanh
Nền tảng Airbnb sắp được rót khoản tiền đầu tư 1 tỷ USD Các thông tin tài chính chi tiết của thỏa thuận không được công bố song hãng tin Reuters hồi tuần trước cho biết Airbnb đã hạ giá trị hiện tại của công ty này 16% xuống 26 tỷ USD. Biểu tượng nền tảng chia sẻ phòng và căn hộ Airbnb. (Nguồn: AFP/TTXVN) Công ty cung cấp dịch vụ chia sẻ nhà Airbnb ngày...