Phẫn nộ BN 237 người Thụy Điển chống đối – không chịu hợp tác khi điều trị Covid-19
Không chỉ là ca bệnh có lịch sử dịch tễ phức tạp nhất Việt Nam, bệnh nhân 237 còn có biểu hiện thiếu hợp tác khi điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2.
Ngày 03/04, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đêm 03/04 thông báo phát hiện ca dương tính với Covid-19 thứ 237 (64 tuổi, quốc tịch Thụy Điển). Điều đáng nói dù có lịch sử di chuyển rất phức tạp nhưng người đàn ông này lại lại khai báo thiếu trung thực khiến công tác khoanh vùng gặp nhiều khó khăn. Kết quả 89 y, bác sĩ của 4 bệnh viện lớn phải cách ly vì từng tiếp xúc bệnh nhân 237.
Theo chia sẻ mới đây của Bác sĩ Phạm Anh Bằng (Khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), BN 237 hoàn toàn tỉnh táo, không có dấu hiệu sốt. Tuy nhiên trong quá trình điều trình điều trị lại tiếp tục có biểu hiện chống đối, không chịu đeo khẩu trang, đòi ra viện khiến các y bác sĩ phải liên tục động viên, thậm chí nhờ Công an phường Yên Hòa, Công an quận Cầu Giấy vào làm việc để phối hợp giải thích cho bệnh nhân để làm công tác tư tưởng.
Sau khi thông tin này được phản ánh trên VTC14, rất nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự bức xúc với người đàn ông ngoại quốc này.
“Nếu không hợp tác xin ký giấy cam đoan nếu có vấn đề bệnh viện không chịu trách nhiệm. Rồi giảm lỏng không cho ra khỏi phòng tiếp xúc vs ai. Bực, điều trị miễn phí còn đòi hỏi nọ kia.”
“Các y, bác sĩ vất vả, cố gắng động viên bệnh nhân chịu khó điều trị theo phác đồ của Bác sĩ để sớm khỏi bệnh.”
“Bệnh nhân tỉnh hoàn toàn nhưng không hợp tác điều trị! Làm khó anh em rồi! Ca dương tính này chỉ cần cách ly, khi nào test âm tính sẽ cho ra viện, mời sứ quán đến nhạn và không được ở lại VN, vì đã hết hạn thị thực!”
“Bị mắc bệnh dịch tới nước bạn mà các y bác sĩ đã tận tình chăm sóc,chữa bệnh cho mình mà còn k hợp tác nữa thì đóng thùng xốp trả nó về nơi sản xuất.”
“Cho ký biên bản miễn trừ trách nhiệm. Bàn giao Lãnh sự quán Thụy Điển rồi tiễn cái ổ dịch đó về quê hương nó.”
Video đang HOT
Lịch trình siêu phức tạp của BN 237:
Ngày 19/12/2019, bệnh nhân nhập cảnh vào Việt Nam từ Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Tây Ninh, về TP.HCM ở lại 1 đêm.
Sau đó, bệnh nhân di chuyển ra Đà Nẵng và lưu trú tại Đà Nẵng 2 tháng. Tiếp đến, bệnh nhân lưu trú tại Ninh Bình 1 tháng, rồi đến Hà Nội và lưu trú tại khách sạn Sao – 2/25 Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên từ ngày 23 – 31/3.
Từ ngày 21/2 – 22/2: bệnh nhân từ TP.HCM ra Hà Nội trên chuyến bay chưa rõ số hiệu, ở tại Tú Linh Legend (59 Hàng Cót, phường Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Từ ngày 22/2 – 20/3: bệnh nhân từ Hà Nội đi Ninh Bình (chưa rõ phương tiện di chuyển), ở tại khách sạn Ngọc Anh (36 Lương Văn Tuy, Ninh Bình).
Ngày 21/3: bệnh nhân từ Ninh Bình về Hà Nội, ở tại khách sạn Canary Hà Nội (số 4 Vũ Hữu Lợi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Ngày 22/3: bệnh nhân ở tại khách sạn Sao (Số 2, ngõ 25, Lâm Du, Bồ Đề, Long Biên).
Ngày 26/3: bệnh nhân bị tai nạn, được chuyển đến bệnh viện Việt Pháp bằng xe cứu thương 115, quay trở lại khách sạn.
Ngày 30/3: bệnh nhân tái khám tại bệnh viện Việt Pháp.
Ngày 1/4: bệnh nhân vào khoa cấp cứu của Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội), sau đó được chuyển viện đến Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư.
Ngày 3/4: Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, qua khai thác thông tin từ Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội), lại ghi nhận một số thông tin về lịch trình như sau:
Ngày 19/12/2019, bệnh nhân nhập cảnh vào Việt Nam từ Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Tây Ninh, về TP.HCM ở lại 1 đêm.
Sau đó, bệnh nhân di chuyển ra Đà Nẵng và lưu trú tại Đà Nẵng 2 tháng. Tiếp đến, bệnh nhân lưu trú tại Ninh Bình 1 tháng, rồi đến Hà Nội và lưu trú tại khách sạn Sao – 2/25 Lâm Du, phường Bồ Đề, quận Long Biên từ ngày 23 – 31/3.
Kiều Loan Hà Nguyễn
Một bác sĩ tuyến đầu dương tính Covid-19, dân mạng đau lòng và bàng hoàng
Một bác sĩ ở Hà Nội đã dương tính với Covid-19 khi đang điều trị cho các bệnh nhân. Hiện anh đang được điều trị và cách ly đặc biệt.
Bộ Y tế vừa công bố thêm 3 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 116 ca, đáng chú ý nhất trong số này là một bác sĩ đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Virus Corona. Cụ thể, Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh. BN116 tham gia chống dịch COVID-19 từ 31/1/2020 với các công việc: Khám sàng lọc các bệnh nhân nghi COVID-19 đến Bệnh viện, điều trị những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính và tham gia cấp cứu một số bệnh nhân nặng. Trong quá trình làm việc BN116 được cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Sau giờ làm việc BN116 nghỉ và sinh hoạt ở khu vực cách ly dành cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
(Ảnh minh họa)
Ngày 19/03/2020, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau rát họng, ngày 20/03/2020 bệnh nhân xuất hiện thêm triệu chứng ho, đau mỏi cơ, sốt. Ngày 21/03/2020, bệnh nhân tự cách ly tại khu vực đệm của khoa Cấp cứu, được xét nghiệm cho kết quả xét nghiệm tại bệnh viện dương tính với SARS-CoV-2 và gửi mẫu bệnh phẩm sang viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Các nhân viên y tế cùng làm với BN116 đã được đưa vào diện giám sát. Xét nghiệm lần đầu ngày 21/3 tất cả các nhân viên này âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Ngay khi thông tin này được công bố, dân mạng đã tỏ ra lo lắng và cảm thương cho vị bác sĩ này. Bởi ai cũng biết được công khó và sự hy sinh của những người anh hùng áo trắng, họ bất chấp nguy hiểm để chữa trị cho các bệnh nhân dương tính.
Những bình luận từ dân mạng:
"Thương bác sĩ 116, mong bác chóng lành"
"Cố lên Việt Nam! Cố lên các y bác sĩ! Cố lên các chiến sĩ! Cố lên các bệnh nhân! Cố lên toàn dân"
"Thương các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch"
"Chỉ lo những anh hùng tuyến đầu gục ngã. Lời hỏi thăm gửi nơi tiền tuyến"
"Khổ thân bác sĩ, đã phải căng sức điều trị cho bệnh nhân mà ngoài giờ phải tự giác cách ly với mọi người. Họ thật đơn độc và rất cần sự động viên của mọi người".
"Thương quá. Chúc mọi người đặc biệt là bác sỹ mau khỏi bệnh"
(Ảnh minh họa)
Hiện Việt Nam đang tích cực phòng chống và điều trị Covid-19. Hàng nghìn bác sĩ được điều động cho nhiệm vụ cấp bách này. Ai cũng biết, chữa trị cho bệnh nhân Virus Corona thì có thể bị lây bất cứ lúc nào ấy vậy họ vẫn chấp nhận, can đảm chữa bệnh khiến không ít người cảm phục.
(Ảnh minh họa)
Cách đây không lâu, Tiến sỹ Quế Anh Trâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới có lời chia sẻ khiến không ít người phải xúc động: "Không khỏi chạnh lòng khi thấy các đồng nghiệp mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc. Rồi cũng không khỏi chạnh lòng khi đang vui mừng thông báo "chúc mừng anh, kết quả xét nghiệm Covid-19 của anh âm tính" thì được phủ luôn vào mặt "Bác sĩ gì mà ngu thế, không chẩn đoán được luôn mà giờ mới biết là âm tính à"... Vị bác sỹ này cũng cho biết thêm: "Có buồn nhưng không trách họ đâu bởi họ là người bệnh mà!".
(Ảnh minh họa)
Với các bác sĩ, họ cho biết mình đã ý thức được những nguy hiểm nhưng do tính chất công việc và sự cần thiết vào lúc này nên phải làm và làm hết sức mình. Họ cũng đã trấn an gia đình mình rất nhiều để nhận được cái gật đầu từ gia đình, bởi không ai muốn người thân của mình vào nơi nguy hiểm. Khi vào khu vực điều trị các bác sĩ này cũng phải tự cách ly, xa gia đình của mình vì đó là cách tốt nhất để bảo vệ gia đình họ khỏi dịch bệnh.
Tin
Bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung sức khỏe đã ổn nhưng stress nặng vì đọc nhiều lời "chửi" của cư dân mạng Dân mạng liên tục chửi mắng, tấn công tinh thần khiến bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung stress nặng, dù sức khỏe đã ổn định. Có thể nói, từ tối hôm ngày 6/3 tới giờ, cái tên Nguyễn Hồng Nhung - bệnh nhân thứ 17 của Việt Nam nhiễm Covid-19 nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả. Tuy nhiên, đa phần...