Phần mềm, phần cứng và firmware Chúng khác nhau như thế nào?
Hệ thống máy tính không chỉ cấu tạo từ những linh kiện máy móc mà bạn có thể sờ thấy hay cầm nắm.
Nó là sự kết hợp giữa 3 yếu tố chính là phần cứng, phần mềm và phần “sụn” ( firmware). Mỗi yếu tố đều tối quan trọng để cấu thành một hệ thống máy tính hoàn chỉnh. Vậy, về bản chất thì chúng là gì và chúng khác nhau như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta hãy đến với thứ dễ hiểu nhất
Phần cứng ( Hardware)
Đây là những thứ mà bạn có thể cầm nắm, sờ, nắn, ném,… Vì phần cứng cũng là vật chất thông thường nên như mọi vật dụng khác, nó sẽ bị hao mòn theo thời gian sử dụng, nó có thể quá nhiệt, có thể bị chập điện… và chắc chắn sẽ phải hỏng sau một thời gian nhất định. Đồ vật mà, dùng đến một mức nào đó thì cũng sẽ hỏng thôi, cài gì cũng vậy và đồ điện tử cũng không ngoại lệ.
Có một số ví dụ về những thứ được gọi là phần cứng như:
- Smartphone
- Tablet
- Laptop
- Máy tính để bàn
- Linh kiện máy tính
- Màn hình
- Máy in
- Ổ cứng
- Router
- …
Video đang HOT
Phần cứng có là một thiết bị và các linh kiện của thiết bị đó. Ví dụ như một chiếc PC là phần cứng, và các linh kiện của chiếc PC đó như GPU, CPU, mainboard, RAM cũng đều gọi là phần cứng hết.
Phần mềm (Software)
Cái “xác” của một chiếc smartphone chính là phần cứng, nhưng để có thể hoạt động được thì nó cần phải được nạp phần mềm nữa. Nếu phần cứng là bộ não thì phần mềm là kiến thức. Bộ não chỉ có thể biết tính toán và giải quyết các vấn đề phức tạp khi nó có kiến thức. Phần mềm là những chương trình, những thuật toán được lưu vào máy để giúp bạn giao tiếp với phần cứng và hướng dẫn phần cứng hoạt động. Phần mềm là thứ không thể sờ nắn hay chạm vào được, nó được lưu trong phần cứng dưới dạng thông tin.
Có một số ví dụ về những thứ được gọi là phần mềm như:
- Các hệ điều hành như Windows, Linux, iOS, MacOS, Android…
- Trình duyệt web như Chrome, Firefox, Opera, Tor…
- Phần mềm diệt Virus.
- Bộ phần mềm sáng tạo của Adobe.
- Ứng dụng di động.
- …
Vì không tồn tại dưới dạng vật lý nên phần mềm ít bị hạn chế về mặt vật lý nên cực kỳ linh hoạt. Nó dễ dàng được tải qua internet, từ thiết bị này qua thiết bị kia, dễ dàng cập nhật và sửa đổi, có thể sao chép vô hạn và xóa dễ dàng.
Khi bạn yêu cầu máy tính là điều gì đó thì bạn sẽ giao tiếp với phần mềm bằng các công cụ nhập liệu như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng… Phần mềm sẽ nhận biết bạn muốn gì và yêu cầu phần cứng làm việc đó. Phần mềm tương tác với bạn, với phần cứng của bạn và phần cứng ở nơi khác. Ví dụ như bạn chụp một bức ảnh bằng điện thoại và chia sẻ nó cho bạn bè thì đầu tiên ứng dụng máy ảnh sẽ làm việc trước để để xử lý tấm ảnh, phần mềm chia sẻ sau đó sẽ gửi tấm ảnh đó lên máy chủ và máy chủ sẽ gửi nó đến cho bạn bè của bạn. Phần cứng phải có phần mềm mới hoạt động được, nếu không thì chúng chỉ như những cái “xác” không “hồn” mà thôi.
Vì không phải chịu những tác động hao mòn vật lý nên phần mềm về lý thuyết là không thể bị hư hỏng, miễn là bạn không làm nó lỗi và sao chép nó lên phần cứng mới trước khi phần cứng cũ “giở chứng” là được.
Phần “sụn” (Firmware)
Về cơ bản thì Firmware cũng là một dạng phần mềm, không có sự khác biệt nào quá rõ ràng giữa chúng cả. Nó chuyên dụng hơn phần mềm và được lưu sẵn trong bộ nhớ của thiết bị phần cứng. Firmware là một dạng phần mềm chỉ phục mục đích rất cụ thể cho một phần cứng nhất định. So với phần mềm thông thường thì chúng ra rất ít khi nào động đến firmware. Ví dụ bạn có thể cập nhật hệ điều hành và ứng dụng cho máy tính và điện thoại thường xuyên nhưng nếu là người dùng phổ thông thì có thể bạn sẽ chẳng bao giờ động đến firmware luôn.
Firmware xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong hầu hết mọi thiết bị điện toán từ mainboard của PC, cho đến smartphone, hay chiếc remote TV trong nhà bạn cũng đều có firmware cả.
Theo gearvn
SAP và Microsoft hợp tác trao tặng phần cứng, phần mềm và kỹ năng CNTT
Tập đoàn SAP và Microsoft đã cùng hợp tác trao tặng các thiết bị và phần mềm CNTT, cũng như các lớp đào tạo kỹ năng số tại ba trường học ở Si Ma Cai, một huyện miền núi biên giới thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đang tăng tốc, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính có tới 56% việc làm tại năm quốc gia ASEAN - bao gồm Việt Nam - có nguy cơ biến mất. Dựa trên tỷ lệ phân bổ việc làm theo trình độ tay nghề tại Việt Nam hiện nay,cótới 89% việc làm trong nước là dành cho các công việc có trình độ từ thấp đến trung bình (36% tay nghề thấp, 53% tay nghề trung bình). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là tương đối thấp, chất lượng việc làm lại là một thách thức lớn. Việc phát triển kỹ năng và tay nghề cho giới trẻ sẽ là chìa khóa để ứng phó với những tác động của làn sóng tự động hóa. Sự hợp tác giữa SAP và Microsoft nhằm trang bị cho giới trẻ những kỹ năng số để phát triển trong kỷ nguyên CMCN 4.0 và môi trường lao động tương lai cũng phù hợp với mục tiêu để kinh tế số đóng góp 20% GDP của Việt Nam vào năm 2025.
Các em học sinh trường tiểu học huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai học lập trình bằng chương trình Hour of Code Minecraft trên các thiết bị do SAP và Microsoft tài trợ
Sáng kiến này là một phần trong mục tiêu chiến lược của SAP nhằm cung cấp cho giới trẻ các kỹ năng cần thiết để phát triển trong nền kinh tế, đông thời là yếu tố then chốt trong tầm nhìn của SAP nhằm giúp cải thiện cuộc sống của mọi người. Nó cũng phù hợp với sứ mệnh của Microsoft nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số. Chương trình này sẽ giúp các bạn trẻ được tiếp cận các thiết bị CNTT và hỗ trợ các cộng đồng thiểu số tiếp cận với công nghệ số từ bé, giúp họ hòa nhập trong cộng đồng ASEAN, nơi mà không ai sẽ bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên CMCN 4.0.
Tổng cộng có 44 bộ máy tính xách tay, máy trạm và màn hình đã được trao tặng các trường từ mẫu giáo đến trung học tại xã Lũng Sui, tỉnh Lào Cai. Cùng vớiVietNet ICT - một tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam - VietNet ICT, các thiết bị này đã được cài sẵn Windows 10 và Microsoft Office 2019. Các thiết bị này sẽ giúp tăng cường các tiết học CNTT trong trường và cho phép các em học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ một cách nhuần nhuyễn hơn.
SAP và Microsoft cũng đã đồng tổ chức một khóa học lập trình Minecraft: Voyage Aquour - đưa người học vào một cuộc phiêu lưu dưới nước để tìm kho báu và thử lập trình để giải các câu đố chỉ trong một giờ. Voyage Aquatic khuyến khích các em học sinh suy nghĩ sáng tạo, thử các giải pháp lập trìnhkhác nhau và áp dụng những gì các em học được trong thế giới Minecraft bí ẩn.
Với các thiết bị số mới, SAP và Microsoft đặt mục tiêu cải thiện giáo dục, kỹ năng sống và cung cấp những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa, giúp các em sẵn sàng cho những cơ hội việc làm tốt và trở thành những công dân tích cực trong tương lai.
Theo VnMedia
Oppo sẽ đầu tư vào IoT Oppo công bố chiến lược mới, đầu tư cả vào lĩnh vực IoT với các thiết bị 5G, thay vì chỉ sản xuất mỗi smartphone như trước đây. Trong ba năm tới, Oppo sẽ đầu tư hơn 7 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ như 5G, 6G, AI, AR và big data, trong khi vẫn tiếp tục xây...