Phần mềm gián điệp Karma chuyên xâm nhập iPhone
Một công cụ siêu mạng có tên là Karma đã được sử dụng để do thám giới chính trị gia, giới ngoại giao và các nhân vật đối lập chỉ bằng cách xâm nhập vào điện thoại thông minh Iphone của người sử dụng.
Karma là gì?
Theo các mật vụ từng làm việc cho biệt đội này, Karma là một loại công cụ phần mềm có thể giúp tiếp cận từ xa Iphone đơn giản bằng cách tải số điện thoại hoặc tài khoản thư điện tử vào một hệ thống mục tiêu tự động. Tuy nhiên, công cụ này có những hạn chế – không hoạt động được trên các thiết bị có hệ điều hành là Android và không thể chặn các cuộc gọi. Lợi thế của Karma mà không công cụ phần mềm nào có được là không cần mục tiêu phải nhấn (click) vào đường liên kết (link) được gửi đến iPhone.
Karma có đối tượng xâm nhập chính là những chiếc iPhone.
Theo đánh giá của giới chuyên gia kỳ cựu về an ninh mạng, các công cụ như Karma, vốn có thể tận dụng triệt để những lỗ hổng và khiếm khuyết của hàng trăm điện thoại iPhone cùng một lúc, lưu giữ được dữ liệu về vị trí, hình ảnh và thông điệp, là những công cụ được đặc biệt săn lùng. Chỉ có khoảng 10 quốc gia, như Nga, Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh thân cận của Mỹ được cho là có khả năng phát triển những thứ vũ khí kiểu này – một cựu cố vấn an ninh mạng của Nhà Trắng thời Tổng thống Obama nhận định.
Việc phát lộ công cụ Karma và đơn vị tấn công mạng Raven diễn ra trong bối cảnh cuộc đua vũ khí mạng gia tăng, với các đối thủ như Qatar, Saudi Arabia và UAE cạnh tranh để có được đội ngũ nhân sự và công cụ tấn công mạng tinh vi nhất.
Tuy nhiên, các cựu mật vụ nói rằng cuối năm 2017, những cải tiến về an ninh đối với phần mềm Iphone do tập đoàn Apple thực hiện đã khiến Karma mất đi tác dụng rất nhiều. Apple từ chối bình luận về vấn đề này.
Mục tiêu của Karma
Karma được sử dụng bởi Chương trình Raven, thực chất là một đội chuyên thực hiện các vụ tấn công mạng ở Abu Dhabi. Đội này gồm giới chức an ninh của UAE và các cựu điệp viên tình báo Mỹ làm việc với tư cách là nhà thầu cho các cơ quan tình báo của UAE.
Chuyên gia an ninh mạng cho biết, thông qua điện thoại thông minh Iphone, Karma cho phép mật vụ thu thập chứng cớ về nhiều loại mục tiêu khác nhau – từ giới hoạt động chỉ trích chính phủ, các nhà ngoại giao nước ngoài đến các lãnh đạo và nhân vật chính trị nổi bật của các đối địch khu vực Trung Đông của UAE, trong đó có Qatar, và đối địch về hệ tư tưởng với UAE là phong trào Anh em Hồi giáo. Trong một số trường hợp, mục tiêu của Karma còn là các nhân vật chính trị ở châu Âu.
Kể từ năm 2016, Karma cho phép UAE giám sát hàng trăm mục tiêu từ Quốc vương Qatar, giới chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ đến nhà hoạt động nhân quyền được giải Nobel Hòa bình ở Yemen. Cụ thể, nguồn tin của Reuters tiết lộ, hồi năm 2017, các đặc viên đã sử dụng Karma để xâm nhập Iphone của Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani cũng như các thiết bị của cựu Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek và Ngoại trưởng Oman Yusuf bin Alawi bin Abdullah.
Karma cũng được sử dụng để xâm nhập điện thoại của Tawakkol Karman, nhà hoạt động nhân quyền được mệnh danh là “bà đầm thép” của Yemen. Bà này khẳng định bà đã trở thành mục tiêu vì sự lãnh đạo của bà trong các cuộc biểu tình Mùa Xuân Arab, vốn bùng nổ ở khu vực Trung Đông từ năm 2011 và dẫn đến lật đổ Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak.
Trong nhiều năm qua, bà đã liên tiếp nhận được thông báo từ các tài khoản mạng xã hội, cảnh báo bà đã bị tấn công mạng. Tuy nhiên, điều khiến bà ngạc nhiên hơn là Mỹ lại giúp đỡ chính quyền UAE giám sát bà. Mỹ được cho là “ủng hộ nỗ lực bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền và cung cấp cho họ mọi biện pháp và công cụ an ninh và đảm bảo an toàn, chứ không phải là công cụ trong tay của những kẻ độc tài để do thám các nhà hoạt động và giúp họ đàn áp người dân”, bà nói.
Video đang HOT
Karma hoạt động như thế nào?
Karma tận dụng khả năng dễ bị tấn công trong hệ thống tin nhắn sử dụng internet của Apple hay còn được biết đến là iMessage. Thay vì nhận và gửi tin nhắn qua tổng đài của nhà mạng, iMessage, tính năng độc quyền được trang bị trên Iphone, sử dụng kết nối internet (wifi, 3G,4G…) để truyền và nhận tin nhắn miễn phí.
Ba cựu đặc vụ cho biết họ hiểu được rằng Karma dựa, ít nhất một phần, vào một khiếm khuyết trong hệ thống tin nhắn của Apple, iMessage. Họ nói rằng khiếm khuyết này cho phép cài đặt mã độc vào điện thoại thông qua iMessage, cho phép kẻ đột nhập điện thoại thiết lập một sự liên kết với thiết bị ngay cả khi chủ sở hữu Iphone không sử dụng chương trình iMessage.
Cụ thể, để kích hoạt một vụ tấn công lừa đảo, Karma chỉ cần gửi mục tiêu một tin nhắn bằng chữ – vụ tấn công này sau đó không cần người nhận tin nhắn này phải thao tác gì, kẻ tấn công mạng đã có thể thiết lập sự kết nối với thiết bị Iphone của mục tiêu. Và đặc vụ cũng không thể xác định được nguy cơ bị tấn công này hoạt động như thế nào.
Một cá nhân biết rõ về thương vụ Karma này tiết lộ rằng Karma được bán cho UAE từ một đối tượng bên ngoài, kèm theo đó là các chi tiết về các tính năng của Karma và sự phụ thuộc của nó vào tính chất dễ bị tấn công của iMessage.
Mặc dù vậy, điệp vụ vẫn biết cách sử dụng Karma, hàng ngày nhập thêm vào dữ liệu của mục tiêu mới trong một hệ thống mà gần như không cần cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào sau khi một điệp vụ thiết lập mục tiêu của mình.
Tuy nhiên, người sử dụng không hoàn toàn hiểu được các chi tiết về mặt công nghệ của cách thức mà công cụ Karma được quản lý để khai thác hết những khiếm khuyết của Apple. Giới do thám mạng cho rằng điều này không có gì bất thường trong một đơn vị tình báo tín hiệu lớn, nơi mà các điệp viên bị che giấu thông tin về phần lớn những gì mà giới kỹ sư biết được về các tính năng hoạt động ẩn sâu bên trong của vũ khí.
Theo an ninh thế giới
Nhà Trắng khởi động chiến dịch 'thanh trừng toàn diện' Huawei và ZTE trên đất Mỹ
Theo nguồn tin của Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thi hành sắc lệnh mới và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ngăn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị mạng do hai công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc: Huawei và ZTE sản xuất.
Huawei sắp không còn đất sống tại Mỹ. Ảnh: Tek Portal
Đây là bước đi mới nhất của chính quyền Trump để xóa sổ Huawei và ZTE khỏi thị trường Mỹ. Mỹ cáo buộc rằng hai công ty này đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc và sử dụng thiết bị để do thám người Mỹ.
Sắc lệnh trên đã được Nhà Trắng xem xét hơn 8 tháng và nhiều khả năng sẽ được ban hành ngay trong tháng 1/2019. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ được quyền cấm công ty Mỹ thực hiện giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài được đánh giá là tiềm ẩn rủi ro an ninh cao.
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới Huawei và ZTE, nhưng theo lời của quan chức Bộ Thương mại Mỹ, sắc lệnh sẽ hạn chế sự lây lan của thiết bị do hai công ty này sản xuất.
Sắc lệnh dựa trên Đạo luật Quốc tế về Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp, một đạo luật trao cho Tổng thống Mỹ quyền điều chỉnh thương mại để đối phó với tình trạng khẩn cấp đang đe dọa nước Mỹ.
Khi sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực, các nhà mạng Mỹ sẽ phải đối mặt với vấn đề cấp bách. Đó là tìm kiếm đối tác mới để triển khai thế hệ mạng viễn thông thứ 5.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bà sẽ không bình luận khi nguồn tin chưa được xác nhận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: SCMP
Bà Oánh tuyên bố: "Cách tốt nhất là để sự thật chứng minh nó [thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE] có tiềm ẩn rủi ro an ninh hay không". Bà Oánh nói thêm: "Một số quốc gia, dù không có bằng chứng, đang dùng lý do an ninh quốc gia, ngầm giả định vi phạm để chính trị hóa. Thậm chí cản trở và hạn chế hoạt động giao dịch công nghệ thông thường".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng: "Thực tế đó là hành động tự giới hạn chính mình, thay vì mở cửa cho sự cởi mở, tiến bộ và công bằng".
Trong khi đó, cả Huawei và ZTE đều từ chối bình luận. Hai công ty đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc sản phẩm của họ được dùng cho mục đích gián điệp.
Nhà Trắng cũng không đưa ra ý kiến.
Vào tháng 5, tờ Wall Street Journal đã tiết lộ về sắc lệnh cấm đối với Huawei và ZTE, nhưng tới nay nó vẫn chưa được ban hành.
Tác động lớn tới nhà mạng nhỏ
Các công ty cung cấp dịch vụ mạng ở nông thôn lo ngại sắc lệnh trên sẽ khiến họ phải loại bỏ toàn bộ thiết bị mạng của các nhà sản xuất Trung Quốc mà không nhận được đền bù từ chính phủ.
Tại Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ mạng ở nông thôn là khách hàng lớn nhất của Huawei và ZTE. Tin tức mà Reuters đăng tải đã làm dấy lên lo ngại về yêu cầu loại bỏ toàn bộ thiết bị viễn thông do Trung Quốc sản xuất, mà không nhận được bồi thường.
Trong khi các nhà mạng lớn tại Huawei đã sớm phải cắt đứt quan hệ với Huawei nói riêng, và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc nói chung; thì các nhà mạng ở khu vực nông thôn vẫn hoạt động dựa trên thiết bị của Huawei, ZTE và các nhà cung cấp giá rẻ khác.
Mối quan hệ giữa các nhà mạng nhỏ với Huawei còn thân thiết tới mức Phó Chủ tịch bán hàng của Huawei tại Mỹ, William Levy nằm trong ban quản trị của Hiệp hội Mạng viễn thông Nông thôn (Rural Wireless Association - RWA).
RWA là tổ chức đại diện cho các nhà mạng nhỏ với ít hơn 100.000 người đăng ký. Theo hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), ước tính có tới 25% thành viên của RWA sử dụng thiết bị Huawei hoặc ZTE trong hạ tầng mạng.
Cố vấn chung của RWA Caressa Bennet lo ngại rằng sắc lệnh có thể buộc các thành viên của hiệp hội phải loại bỏ thiết bị ZTE và Huawei, cũng như ngăn chặn giao dịch trong tương lai.
Bà Bennet cho biết sẽ tốn khoảng 800 triệu đến 1 tỷ USD để các thành viên RWA có thể thay thế toàn bộ thiết bị Huawei và ZTE.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ Ajit Pai. Ảnh: AP
Tuy nhiên, FCC đã phê duyệt kế hoạch gây quỹ giúp đỡ cho các nhà mạng thay thế thiết bị tiềm ẩn rủi ro an ninh trong hạ tầng mạng vào tháng 4 năm nay. Kế hoạch được các nhà phân tích nhận định là nhằm vào Huawei và ZTE.
Hiện tại, FCC vẫn đang xem xét liệu có nên yêu cầu tất cả các nhà mạng loại bỏ và thay thế thiết bị do các công ty được coi là hiểm họa an ninh quốc gia sản xuất hay không.
Hồi tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ Ajit Pai phát biểu rằng: "Những 'lỗ hổng back-door' ẩn tồn tại trên bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch và hầu như tất cả thiết bị viễn thông có thể là cách để các lực lượng thù địch cấy virus, tiền hành các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, ăn cắp dữ liệu và hơn thế nữa".
Trong hồ sơ tháng 12, nhà mạng Pine Belt Communications ở Alabama ước tính sẽ tốn từ 7 đến 12 triệu USD để thay thế thiết bị do Trung Quốc sản xuất. Nhà mạng Sage Brush ở Montano cho rằng quá trình thay thế sẽ mất 2 năm và tiêu tốn 57 triệu USD.
Nhà mạng Sage Brush nhấn mạnh rằng các sản phẩm của Huawei có giá thành rẻ hơn đáng kể. Trong quá trình tìm kiếm đối tác cung cấp thiết bị phục vụ cho cơ sở hạ tầng mạng vào năm 2010, Sage Brush tiết lộ chi phí đầu tư sẽ đội lên gần 4 lần nếu sử dụng thiết bị của Ericsson.
Theo Reuters
Apple tìm thấy ứng dụng Macbook phổ biến chứa phần mềm gián điệp Các nhà nghiên cứu bảo mật Macbook của Apple phát hiện ra Adware Doctor, một ứng dụng quét bảo mật phổ biến trên kho Mac App Store có chứa phần mềm gián điệp thu thập dữ liệu của người dùng và gửi dữ liệu đến máy chủ được cho là nằm ở Trung Quốc. Được biết, Apple từ lâu nổi tiếng là thương...