Phần mềm gây ức chế game thủ gian lận
Một nhà thiết kế web lừa được hàng nghìn kẻ chơi gian lận tải xuống phần mềm buộc chúng tự sát trong các game bắn súng.
Người chơi với biệt danh ScriptKid đã tạo ra phần mềm bẫy những kẻ sử dụng hack/cheat trong game. Phần mềm này khiến game thủ gian lận nổ tung bởi lựu đạn hoặc bị mù bởi bom khói.
Cụ thể, khi ném bom lửa, chuột tự “nhả” bom và khóa phím di chuyển. Kẻ địch sẽ tự chết cháy trong bom lửa của hắn.
Kế đến, khi gỡ bom, việc gỡ dừng ở giây cuối cùng, đi kèm tiếng thông báo lừa đối tượng bom đã được gỡ. Khi kẻ gian có quá nhiều tiền, hắn sẽ tự động mua một loạt vũ khí “lởm” cho đến khi hết tiền.
Khi bắn, có 50% khả năng súng tự rơi. Khi dùng vũ khí có ống ngắm, kéo chuột xuống thì ống ngắm sẽ đi lên.
Phần mềm giả mạo hack của ScriptKid.
Theo Vice, trong một năm qua, ScriptKid đã tạo ra 2 bản chống hack cho 2 trò PUBG và CS:GO. Mục tiêu của anh không phải kiếm tiền hay đánh cắp thông tin. ScriptKid cho biết anh chỉ muốn trêu đùavới những kẻ phá hoại.
Video đang HOT
“Tôi không phải nhà phát hành mà áp đặt lệnh trừng phạt lâu dài với họ. Tôi chỉ không muốn môi trường game bị vấy bẩn bởi những trò gian lận”, anh nói.
“Nhiều người xem thậm chí còn muốn tôi làm nổ tung máy tính những người này. Có người muốn tôi lật tẩy danh tính kẻ gian. Thực ra, tôi chỉ muốn có một trận cười sảng khoái khi nhìn thấy chúng nhảy khỏi xe và tự tử trong game. Đấy mới là cách trả thù ngọt ngào của tôi”, ScriptKid cho biết.
ScriptKid tiết lộ anh đang sống ở châu Âu và đã ngoài 30 tuổi. Năm ngoái, anh nảy ra ý tưởng tạo phần mềm chống gian lận sau khi chán nản với nạn hack trong PUBG.
Với 4 video đăng tải trên YouTube chỉ có nội dung chơi khăm kẻ gian, anh đã thu được gần 8 triệu lượt xem.
ScriptKid bắt đầu phân tích mã nguồn các phần mềm gian lận đang phổ biến trên Internet. Sau đó, anh mua quảng cáo từ Google để dụ kẻ gian vào trang web tải phần mềm phản hack do mình tạo ra. Anh cho biết đã có hơn 1.000 người chơi PUBG tải phần mềm này.
Chơi game từ 2001, ScriptKid hiểu rõ gian lận làm ảnh hưởng gamer chân chính như thế nào. Với 4 video đăng tải trên YouTube chỉ có nội dung chơi khăm kẻ gian, anh đã thu được gần 8 triệu lượt xem.
Hiện, ScriptKid còn livestream trên Twitch với chiếc mặt nạ Salvador Dali và bộ quần áo màu đỏ .
“Việc bẫy những kẻ gian lận của ScripKid rất thú vị. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính giải trí, gây cười chứ không thể ngăn chặn triệt để việc sử dụng hack/cheat”, một nhân viên kỹ thuật game giấu tên chia sẻ với Vice.
Free Fire vừa cập nhật OB23, hacker đã lập tức "ra tay" tạo ngay bản hack mới
Hack/cheat (phần mềm thứ 3 gian lận) đang thực sự là tình trạng nhức nhối của Free Fire thời gian qua. Tưởng chừng sau những đợt quét hack liên tục của Garena thì vấn đề này sẽ được giải quyết, nhưng thực tế lại không như vậy.
Những bản hack/cheat (phần mềm thứ 3 gian lận) trong Free Fire đang tràn lan trên mạng Internet và cũng chính điều này làm cho số lượng người chơi sử dụng hack nhiều đến vậy.
Từ những bản hack miễn phí chỉ cần tải về là sử dụng, còn kèm thêm cả video hướng dẫn tận tình. Cho đến những bản hack xịn phải trả phí vài trăm nghìn đồng/tháng, được cam kết không bị Garena "sờ gáy" cũng như "service" đến tận răng.
Những bản hack miễn phí tràn lan trên mạng Internet. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị khóa tài khoản.
Các bản hack "xịn" cũng được rao bán rộng rãi, cập nhật liên tục và thêm vào đó là lời cam kết "anti-ban". Thế nhưng cũng chẳng biết đâu mà lần.
Nếu như các bản hack miễn phí mang rủi ro cực lớn khi rất dễ bị khóa tài khoản thì những bản hack trả phí được hacker chăm chút tương đối kỹ càng. Theo đó, ngoài những lời hứa "không lo bị khóa tài khoản" không mấy đáng tin thì khi Garena update phiên bản mới, nâng cấp công cụ quét hack... thì hacker cũng sẽ cập nhật ngay lập tức.
Theo tìm hiểu từ một số người bỏ tiền ra mua hack thì thời gian để hacker update bản hack mới chỉ sau Garena vài giờ đồng hồ. Thực sự, đây là tình trạng đáng báo động đối với Free Fire.
Hacker chỉ cần vài tiếng để tìm lỗ hổng và nâng cấp hack cho phù hợp phiên bản mới OB23 của Free Fire.
Thời gian qua Garena đã khá mạnh tay với nạn hack trong Free Fire: cho hàng trăm nghìn tài khoản vi phạm ra đảo vĩnh viễn, khóa IMEI thiết bị, quét hack liên tục... Thế nhưng, tình trạng hack vẫn còn đó và game thủ vẫn phải gặp hack liên tục mỗi khi vào trận.
Những án phạt dù rất nặng nhưng đã lờn, giờ đây hacker chẳng ngại việc bị khóa tài khoản hay thậm chí là IMEI thiết bị...
Nếu không kiểm soát và giảm tối đa tình trạng này thì dù Free Fire có lượng người chơi đông đảo đến mấy cũng sẽ sớm trở thành "deadgame". Mà điều này thì chẳng cần nói nữa. Bởi lẽ, đã có quá nhiều tựa game lụi tàn trong giai đoạn hoàng kim vì không thể khống chế được hack/cheat.
YouTuber khiến những kẻ gian lận ăn ngay quả lừa với phần mềm hack PUBG Mobile giả Anh chàng YouTuber này đã có pha xử lý đi vào lòng người, khiến những kẻ gian lận trong PUBG Mobile phải trả giá. Hack/cheat luôn là vấn nạn lớn của các tựa game online và trong PUBG Mobile, những kẻ gian lận này thực sự quá đáng ghét. Dù Tencent đã thực hiện nhiều chiến dịch chống gian lận nhưng chúng quá...