Phần mềm độc hại Triton nguy hiểm nhất thế giới đang lan rộng
Được phát hiện ở Trung Đông, nhưng các tin tặc đằng sau Triton hiện nhắm mục tiêu vào các công ty ở Bắc Mỹ và các nơi khác trên thế giới.
Triton đang mở rộng mục tiêu tấn công ngoài các quốc gia Trung Đông – Ảnh: AFP
Theo technologyreview, Triton được biết đến là phần mềm độc hại nguy hiểm nhất thế giới, có thể vô hiệu hóa các hệ thống an toàn được thiết kế để ngăn ngừa các tai nạn công nghiệp thảm khốc. Với Triton, các tin tặc đã triển khai phần mềm độc hại cho phép chúng chiếm quyền kiểm soát các hệ thống thiết bị an toàn của nhà máy, làm cho thiết bị tại các nhà máy gặp trục trặc và có thể gây ra hậu quả thảm khốc.
Ở lần tấn công được phát hiện vào tháng 6.2017, Triton đã kích hoạt một phản ứng từ hệ thống an toàn khiến nhà máy hóa dầu ở Ả Rập Xê Út phải dừng lại. Sau đó vào tháng 8, một hệ thống khác tại nhà máy này cũng đã bị tấn công và gây ra sự cố tương tự.
Sự cố ngừng hoạt động đầu tiên được các chuyên gia chẩn đoán do trục trặc cơ học, tuy nhiên sau lần thứ hai, chủ sở hữu nhà máy đã liên lạc với các nhà điều tra, từ đó các thám tử đã tìm thấy phần mềm độc hại gọi là Triton, dựa trên mô hình bộ điều khiển an toàn Triconx do công ty Pháp Schneider Electric sản xuất, mà nó nhắm đến. Trong trường hợp xấu nhất, mã độc có thể đã dẫn đến việc giải phóng khí hydro sunfua độc hại hoặc gây ra vụ nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng cả tại cơ sở và khu vực xung quanh.
Video đang HOT
Khám phá ra Triton đặt ra câu hỏi về cách tin tặc có thể xâm nhập vào các hệ thống quan trọng này. Nó cũng đến vào thời điểm các cơ sở công nghiệp đang kết nối tất cả các loại thiết bị. Kết nối này cho phép công nhân giám sát thiết bị từ xa và nhanh chóng thu thập dữ liệu để họ có thể thực hiện các hoạt động hiệu quả hơn, nhưng cũng mang lại cho tin tặc nhiều mục tiêu tiềm năng hơn.
Những kẻ đứng sau Triton đang săn lùng nạn nhân mới. Dragos – một công ty chuyên về an ninh mạng công nghiệp, cho biết họ nhìn thấy bằng chứng trong năm qua về việc Triton thực hiện tấn công tương tự vào các khu vực ngoài Trung Đông, bao gồm cả Bắc Mỹ. Một khi xâm nhập, kẻ tấn công có thể ra lệnh cho các hệ thống thiết bị an toàn tự vô hiệu hóa và sau đó sử dụng phần mềm độc hại khác để kích hoạt tình huống không an toàn tại nhà máy.
Kết quả có thể là rất khủng khiếp. Còn nhớ thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới cho đến nay cũng liên quan đến rò rỉ khí độc. Vào tháng 12.1984, một nhà máy thuốc trừ sâu ở Bhopal, Ấn Độ, đã thải ra một đám khói độc hại khổng lồ, đánh chết hàng ngàn người và gây ra nhiều thương tích nghiêm trọng cho nhiều người khác. Nguyên nhân thời gian đó xuất phát từ bảo trì kém và lỗi của con người. Nhưng các hệ thống an toàn bị trục trặc và không hoạt động tại nhà máy có nghĩa là tuyến phòng thủ cuối cùng của nó đã thất bại.
Theo Thanh Niên
Phần mềm độc hại Trung Quốc khóa hơn 100.000 thiết bị và đòi tiền chuộc
Một loại phần mềm độc hại (ransomware) có tên gọi là 'WeChat Ransom' đã lây nhiễm hơn 100.000 máy tính tại Trung Quốc, mã hóa các tập tin trên đó và yêu cầu tiền chuộc là 110 Nhân dân tệ/ thiết bị (tương đương 16USD) để mở khóa dữ liệu.
Theo báo cáo của Chinanews, phần mềm độc hại này cũng đánh cắp thông tin đăng nhập của các thương hiệu như QQ, Taobao, JD, Baidu Cloud, Alipay, Tmall và Jingdong, sử dụng mạng xã hội Douban của Trung Quốc để tuồn dữ liệu ra bên ngoài.
Cũng theo các nhà nghiên cứu bảo mật của hãng Huorong - là tổ chức đã phát hiện ra phầm mềm ransomware vào ngày 01/12 vừa qua, có khoảng 20.000 tài khoản thanh toán trực tuyến Alipay và mật khẩu/tên người đăng ký mua hàng trên Taobao đã được tìm thấy trên một trong những máy chủ mà phần mềm độc hại WeChat Ransom "núp bóng" để dự trữ dữ liệu đánh cắp được.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, nhóm tác giả WeChat Ransom đã tiến hành phân phối phần mềm độc hại đến các thiết bị mục tiêu dưới sự trợ giúp của hàng chục ứng dụng bị lây nhiễm. Cụ thể, phần mềm độc hại WeChat Ransom đã xâm nhập vào công cụ được thiết kế như một giải pháp quản lý tài khoản người dùng mạng xã hội QQ.
Số lượng các thiết bị lây nhiễm ransomware đã tăng chóng mặt kể từ ngày 01/12 vừa qua và theo tính toán của các chuyên gia, con số thiết bị "dính" phần mềm độc hại đã lên tới khoảng 100.000 chiếc, một phần của việc lây lan nhanh này là do hiện nay chưa có một giải pháp chống phần mềm độc hại trên các thiết bị bị xâm nhập.
Sau một thời gian tìm hiểu, các chuyên gia bảo mật đã phát hiện ra cơ chế hoạt động bên trong phần mềm ransomware, đó là sử dụng thuật toán giải mã khá dễ dàng cho phép nhiều công cụ giải mã như WeChat Ransom xuất hiện.
Những kẻ tấn công ngang nhiên đăng thông tin trên mạng xã hội để yêu cầu tiền chuộc
Các nạn nhân có tài khoản Alipay bị đánh cắp đã được nhóm tác giả WeChat Ransom yêu cầu gửi số tiền chuộc qua kênh thanh toán WeChatPay hoặc thanh toán bằng đồng tiền ảo, nếu họ muốn nhận lại toàn bộ dữ liệu cá nhân một cách đầy đủ nhất.
Nhóm các chuyên gia nghiên cứu của Huorong cũng có thể tìm ra đầy đủ bằng chứng ( như số điện thoại, tài khoản QQ, địa chỉ email) dẫn đến một trong những tin tặc đứng đằng sau cuộc tấn công ransomware, cùng từ đây có thể xác định thông tin cá nhân đã được sử dụng để đăng ký một trong các tên miền web được sử dụng trong chiến dịch phát tán phần mềm độc hại.
Theo nhận định của các chuyên gia, phần mềm ransomware WeChat Ransom được triển khai bởi một nhóm tin tặc mới vào nghề, vì phương pháp tấn công làm lây nhiễm mã độc cho hơn 100.000 máy tính cũng không quá phức tạp.
Tuy nhiên, nếu cảnh sát Trung Quốc không kịp thời ngăn chặn hành động này của nhóm tin tặc thì rất có thể chúng sẽ triển khai một đợt tấn công mới với công cụ giãi mã thiết bị nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều, nhưng tổn thất sẽ nặng nề hơn.
Theo Báo Mới
Cách kiểm tra điện thoại có bị dính phần mềm độc hại? Theo các nhà nghiên cứu thuộc hãng bảo mật G Data, mỗi ngày có hơn 8.400 phần mềm độc hại (malware) mới xuất hiện trên Android. Android là hệ điều hành di động có lượng người sử dụng đông nhất hiện nay (chiếm 90% thị phần smartphone), do đó cũng không có gì khó hiểu khi Android luôn là mục tiêu tấn công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em

Liệu Apple Watch có ảnh hưởng đến thời lượng pin của iPhone

Vì sao sạc nhanh được quan tâm hơn dung lượng pin?

One UI 7 đang khiến nhiều thiết bị Galaxy hao pin nghiêm trọng

Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?

Sanmina tối ưu hóa hoạt động sản xuất tại Malaysia bằng công nghệ Zebra

Google vô tình tiết lộ tương lai của thiết kế Android

Kế hoạch táo bạo đưa trung tâm dữ liệu lên không gian của cựu CEO Google

Thảm họa Galaxy Note 7 của Samsung trong lịch sử smartphone

iPhone 16 có thể dùng được trong bao lâu?

Công nghệ màn hình có thể thay đổi cuộc chơi cho smartphone

4 chiêu thức lừa đảo qua mã QR người dân cần cảnh giác
Có thể bạn quan tâm

Ca ghép gan đặc biệt cứu bé 8 tháng tuổi
Sức khỏe
05:49:09 08/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Vóc dáng hiện tại của Võ Hạ Trâm, chỉ 1 bức ảnh mà thấy rõ sự khác biệt
Sao việt
23:20:14 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025