Phần mềm độc hại trên macOS có thể xóa sạch toàn bộ thiết bị
Người dùng macOS đang được cảnh báo trước một mã độc tống tiền ( ransomware) mới có tên ThiefQuest có khả năng gây tổn hại lớn cho thiết bị.
Ảnh: AFP
Theo TechRadar, phần mềm độc hại này nhắm vào các thiết bị macOS như MacBook, mã hóa toàn bộ hệ thống và đánh cắp dữ liệu có giá trị trên thiết bị. Nếu tiền chuộc không được trả để mở khóa các tập tin thì ThiefQuest được lập trình để xóa hoàn toàn thiết bị của nạn nhân, bao gồm tất cả mục bên trong.
ThiefQuest lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật SentinelOne sau khi tham gia điều tra đầy đủ về phần mềm độc hại. Công ty lần đầu tiên tin rằng phần mềm độc hại đang thiếu sự tinh tế nhất định khi điều tra tin nhắn đòi tiền chuộc cảnh báo nạn nhân ThiefQuest về dữ liệu của họ.
Như thường lệ với các cảnh báo như vậy, nó yêu cầu các nạn nhân trả 50 USD trong vòng 72 giờ nếu họ muốn mất toàn bộ các tập tin, tuy nhiên kẻ gian không cung cấp bất kỳ email liên hệ nào để biết thông tin về việc giải mã sau khi nạn nhân thanh toán. Thay vào đó, nạn nhân chỉ nhận được một liên kết tập tin ReadMe nêu chi tiết về một ví Bitcoin để gửi tiền chuộc đến.
Video đang HOT
SentinelOne phát hiện ThiefQuest (ban đầu được gọi là EvilQuest) đã sử dụng mã hóa tùy chỉnh, và mã của nó cho thấy nó không liên quan đến các phương thức mã hóa khóa công khai thường được sử dụng cho các cuộc tấn công như vậy.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, ThiefQuest truy tìm thư mục /Users của hệ thống để nhắm vào các mục .doc, .pdf và .jpg cùng nhiều tập tin khác. Một khi tìm thấy, các tập tin này được mã hóa bởi một công cụ mã hóa đơn giản, khi tạo một tập tin được mã hóa. Với cách thức mã hóa đơn giản, SentinelOne đã tạo và phát hành một bộ giải mã mà mọi người có thể tải xuống miễn phí.
Bí mật xHelper - phần mềm độc hại 'bất tử' trên Android
Các chuyên gia đã giải mã được cơ chế "không thể gỡ bỏ" ngay cả khi khôi phục cài đặt gốc của xHelper và tìm ra cách loại bỏ phần mềm độc hại này.
Xuất hiện vào tháng 3/2019, xHelper đã lây nhiễm trên hơn 45.000 thiết bị Android. Loại malware này khiến các chuyên gia bảo mật phải đau đầu vì nó dường như "bất tử" trước các phần mềm diệt virus, có thể tự cài đặt lại khi bị gỡ bỏ hay reset (khôi phục cài đặt gốc) máy.
Cho tới nay, xHelper chưa gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dùng như đánh cắp thông tin, mà chỉ "khủng bố" bằng hàng loạt thông báo spam quảng cáo. Đa phần các nạn nhân ở Nga, Mỹ, Ấn Độ và Algeria. Chưa có bằng chứng xHelper từng được cung cấp trên Google Play.
xHelper giả dạng phần mềm dọn dẹp và tối ưu tốc độ smartphone phổ biến, sau khi cài đặt sẽ lộ nguyên hình là ứng dụng độc hại có thể "tự hồi sinh" ngay khi bị gỡ bỏ.
Mới đây các chuyên gia Kaspersky Lab đã giải mã được bí mật về cơ chế của chương trình và tìm ra cách loại bỏ nó.
Đầu tiên, malware này giả dạng làm một phần mềm dọn dẹp và tôi ưu tốc độ smartphone. Nhưng sau khi cài đặt, chương trình tự động biến mất không để lại dấu vết trên màn hình hay danh mục phần mềm. Điều này khiến người dùng khó tìm ra nó để gỡ bỏ. Cách duy nhất để tìm thấy là kiểm tra danh sách các ứng dụng đã cài đặt trong phần cài đặt hệ thống.
Sau khi cài đặt, xHelper tự thiết lập một backdoor (cửa sau) được điều khiển từ xa bởi các tin tặc. Sau đó, chương trình kích hoạt một lệnh khai thác Android và đoạt quyền quản trị trong hệ điều hành. Backdoor được tạo ra có quyền truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm, bao gồm cookie trình duyệt được sử dụng để đăng nhập tự động vào các website.
Theo Igor Golovin, một chuyên gia phân tích phần mềm độc hại của Kaspersky, việc tái nhiễm xHelper sau khi gỡ bỏ phần mềm hoặc reset máy là do một loại mã độc trojan có tên Triada. Triada chiếm quyền superuser (hay còn gọi là quyền Adminstrator của Windows) và cài đặt một loạt các tệp độc hại trực tiếp vào phân vùng hệ thống.
Các tệp này được thiết lập ở chế độ chỉ đọc (read-only), ngụy trang giữa các tệp hệ thống được đăng ký thuộc tính bất biến, khiến chúng rất khó bị xóa vì hệ thống Android không cho phép gỡ bỏ các file dạng này. Tuy nhiên, cơ chế tự vệ này vẫn có thể bị xóa bởi lệnh chattr. Đây là loại lệnh dùng để khóa tệp về chế độ read-only nên có thể sử dụng chính nó để mở chế độ write (ghi) rồi xóa.
Thậm chí xHelper xóa tất cả các ứng dụng liên quan đến root (ví dụ như Superuser) và không cho phép người dùng gỡ bỏ ngay cả khi có quyền. Chưa hết, nó tự sửa đổi các thư viện Android để ngăn việc cài lại phân vùng trong chế độ Ghi hệ thống.
Vậy làm thế nào để loại bỏ xHelper?
Như đã nói ở trên, thao tác gỡ bỏ thông thường sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn các tệp ẩn của xHelper trên hệ thống. Chương trình com.diag.patches.vm8u được cài đặt trong phân vùng hệ thống sẽ giúp xHelper "hồi sinh" ngay khi có cơ hội.
Nhưng nếu điện thoại có Recovery Mode (Chế độ Khôi phục), người dùng có thể thử trích xuất tệp libc.so từ chương trình cơ sở gốc (original firmware) và thay thế tệp bị nhiễm độc bằng nó trước khi xóa tất cả các phần mềm độc hại khỏi phân vùng hệ thống.
Điều đáng chú ý là phần mềm độc hại này chủ yếu lây nhiễm với các phiên bản Android cũ như 6 và 7, trên một số loại "smartphone fake" của Trung Quốc. Một cách khác để loại bỏ vĩnh viễn xHelper khỏi máy dễ dàng hơn là cài đặt lại, nâng cấp máy bằng một phiên bản hệ điều hành chuẩn tải từ nhà cung cấp hoặc flash ROM với một bản tương thích.
Ann
Tìm hiểu về các phần mềm độc hại: Virus máy tính và đồng bọn Thường thì chúng ta sẽ quy chụp tất cả các phần mềm độc hại về một cách gọi duy nhất là Virus. Nhưng mà thật sự thì Virus chỉ là một trong các dạng phần mềm độc hại thôi anh em ạ. Bọn này còn phân hóa ra thành nhiều dạng lắm. Virus Virus là một đoạn mã thực thi nằm trong một...