Phần mềm Boeing ‘tự bật lại 4 lần’ trên chuyến bay tử thần ở Ethiopia
Cuộc điều tra về thảm họa hàng không tại Ethiopia hồi tháng 3 đang chuyển hướng sang khả năng phần mềm vừa nâng cấp của Boeing đã tự khởi động khiến phi công mất quyền kiểm soát.
Reuters dẫn nhiều nguồn thạo tin cho biết phần mềm anti-stall (MCAS – chống hiện tượng thất tốc khi máy bay rơi vào vị trí mất lực đẩy khí động học) đã được bật lại ít nhất bốn lần. Các phi công đã tắt hệ thống này ngay khi nhận thấy dữ liệu từ cảm biến luồng không khí có dấu hiệu bất thường.
Chưa rõ việc mở lại MCAS có phải là quyết định của phi hành đoàn hay không. Hệ thống này được cho là nguyên nhân khiến máy bay Boeing 737 Max gặp nạn ngày 10/3 bị chúi mũi, mất kiểm soát và lao xuống mặt đất.
Vụ rơi máy bay Boeing 737 Max 8 ở Ethiopia khiến 157 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters.
Theo một nguồn thạo tin của Reuters, các điều tra viên đang cân nhắc khả năng phần mềm đã tự động kích hoạt mà không có tác động của phi hành đoàn. Trong khi đó, cả Boeing lẫn các điều tra viên Ethiopia vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về chi tiết này.
Video đang HOT
Hệ thống MCAS vừa được bổ sung cho dòng Boeing 737 Max đang là tâm điểm của nỗ lực điều tra hai thảm họa hàng không đều liên quan đến mẫu máy bay thương mại này. Tháng 10/2018, một máy bay khác thuộc hãng Lion Air của Indonesia đã lao thẳng xuống biển Java, khiến 189 hành khách và phi hành đoàn tử nạn.
Một số nguồn thạo tin về quá trình điều tra vụ tai nạn ở Ethiopia cho biết hệ thống MCAS trên máy bay cũng được kích hoạt sau khi máy tính tiếp nhận dữ liệu thiếu chính xác.
Cuộc điều tra đang chuyển sang hướng các phi công đã tắt MCAS theo đúng quy trình giải quyết trục trặc kỹ thuật nhưng hệ thống sau đó vẫn tái khởi động. Điều này có thể loại bỏ yếu tố sai lầm của tổ bay dẫn đến thảm họa hàng không.
Sau thảm họa rơi máy bay Lion Air, các phi công Boeing 737 Max 8 đã nhận được hướng dẫn vô hiệu hóa MCAS nếu gặp trục trặc. Ảnh: Reuters.
Sau vụ rơi máy bay Lion Air, các phi công Boeing 737 Max đã nhận được hướng dẫn cách vô hiệu hóa MCAS khi gặp rắc rối với hệ thống này.
Các chuyên gia nghi ngờ hệ thống đã tự kích hoạt mà các phi công không biết.
Trong vụ rơi máy bay Ethiopia, các phi công phải hai lần tự điều khiển lại mũi máy bay hướng lên, trước khi can thiệp và vô hiệu hóa phần mềm lỗi. Máy bay tăng lại cao độ gần 600 m, sau đó lại chúi mũi vì hệ thống MCAS được khởi động lại và xử lý dữ liệu sai.
Theo Zing.vn
Bay mô phỏng mẫu Boeing 737 Max: Phi công chỉ có 40 giây sửa lỗi hệ thống
Cuộc thử nghiệm bay mô phỏng chuyến bay gặp sự cố năm ngoái của hãng hàng không Lion Air (Indonesia) cho kết quả gây sốc: Phi công chỉ có đúng 40 giây để vô hiệu hóa Hệ thống Tăng cường Chức năng Điều khiển bay (MCAS).
Bên trong buồng lái một chiếc máy bay 737 Max 8 tại sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji, Mumbai. Ảnh: REUTERS
Tháng 10/2018, chuyến bay số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air rơi ngoài khơi Indonesia, khiến toàn bộ 189 người trên máy bay thiệt mạng. Giới chức Indonesia tin rằng hệ thống cảm biến đọc dữ liệu không chuẩn xác dẫn tới hệ thống phần mềm tự động của máy bay xử lý dữ liệu sai và kích hoạt nhầm trạng thái, cho rằng máy bay đang bị thất tốc (hiện tượng luồng khí đi qua cánh máy bay quá yếu để tạo ra lực nâng).
Thay vì ngăn máy bay hạ độ cao, hệ thống MCAS lại khiến mũi máy bay chúc xuống khiến các phi công bối rối và không biết cách xử lý. Từ dữ liệu thu được từ hộp đen ghi âm trong buồng lái, sau khi can thiệp nâng mũi máy bay bất thành, cơ trưởng đã bảo cơ phó xem sổ tay hướng dẫn liệt kê các trường hợp bất thường để tìm giải pháp. Tuy nhiên, mọi việc đã trở nên quá muộn.
Theo tờ New York Times, trong các buổi thử nghiệm bay mô phỏng gần đây, khoảng thời gian mà phi công được cho phép có đủ để vô hiệu hóa hệ thống lái tự động và ngăn không cho máy bay chúc mũi là chưa đầy 40 giây. Các buổi bay thử nghiệm sử dụng các phần mềm hệ thống hiện hành lẫn hệ thống đã được nâng cấp. Vào hôm 23/3, phi công và giới chức huấn luyện của ba hãng hàng không Mỹ Southwest Airlines, American Airlines và United Airlines đã gặp quan chức Boeing để kiểm tra phần mềm được nâng cấp cho dòng máy bay Boeing 737 Max tại trụ sở ở Seattle.
Hệ thống MCAS cũng là yếu tố then chốt trong cuộc điều tra vụ tai nạn hàng không của hãng Ethiopian Airlines ngày 10/3. Chiếc máy bay 737 Max 8 trong chuyến bay này đã rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ 157 người thiệt mạng. Phi công chuyến bay báo cáo gặp vấn đề về kỹ thuật và xin quay trở lại sân bay.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cấm bay đối với tất cả mẫu máy bay Boeing 737 Max vô thời hạn, 3 ngày sau vụ tai nạn ở Ethiopia. Một lệnh cấm tương tự cũng được đưa ra đối với những nước còn lại trên thế giới.
Ngày 24/3, Boeing thông báo mời hơn 200 phi công và kỹ thuật viên, cũng như các nhà quản lý, đến một phiên họp thông tin tại cơ sở sản xuất của công ty ở Renton, Washington. "Đây là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi để chia sẻ thêm thông tin chi tiết về kế hoạch đưa 737 Max quay lại dịch vụ", Boeing cho biết.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Lệnh cấm Boeing 737 Max cản trở đàm phán Mỹ - Trung Như một phần quan trọng trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đang được đàm phán, Trung Quốc cân nhắc mua thêm 1.200 tỉ đô la hàng hóa Mỹ trong sáu năm tới bao gồm các máy bay của hãng Boeing. Song Bắc Kinh có thể sẽ không đặt mua thêm máy bay Boeing như kỳ vọng sau khi dòng máy bay...