Phân mảnh ổ cứng là gì? Nguyên nhân phân mảnh và cách chống phân mảnh ổ cứng
Đã dùng máy tính thì chắc hẳn hanh em đã từng nghe đến phân “mảnh ổ cứng” rồi đúng không? Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu xem nó là gì và vì sao bạn phải quan tâm đến nó.
Hiện tượng phân mảnh ổ cứng
Phân mảnh ổ cứng là hiện tượng dữ liệu của bạn được ghi không liền lạc, nằm rải rác trong ổ cứng, các dữ liệu vốn liền mạch thì bị chia cắt ra nhiều phần và các phần đó lại nằm xen kẽ với nhau. Phân mảnh ổ cứng sẽ làm cho dữ liệu chiếm nhiều không gian lưu trữ hơn, và vì các khối dữ liệu toàn vẹn bị chia nhỏ ra nên nó cũng sẽ khiến cho việc truy xuất dữ liệu gặp khó khăn, ổ cứng sẽ chậm hơn. Phân mảnh càng nhiều, ổ cứng càng chậm.
Hậu quả là bạn khởi động phần mềm chậm, bật game chậm, nhập xuất file cũng chậm luôn. Vì thế chúng ta phải chống phân mảnh ổ cứng để nó luôn ở trong tình trạng tốt nhất, tiết kiệm không gian lưu trữ và đảm bảo tốc độ truy xuất.
Nguyên nhân
Dữ liệu được ghi vào ổ cứng cũng gần giống như cái cách mà bạn viết lên một trang giấy vậy. Các khối dữ liệu sẽ được ghi nối đuôi nhau liên tục. Đoạn dữ liệu mới sẽ ghi nối đuôi với đoạn dữ liệu cũ và cứ tiếp diễn như thế.
Khi bạn xóa một đoạn dữ liệu đi thì tại vị trí đó sẽ thừa ra một khoảng trống. Tuy nhiên đoạn dữ liệu mới sẽ không được ghi ngay vào khoảng trống đó mà sẽ nối đuôi tiếp theo đoạn dữ liệu cuối cùng được ghi vào. Khoảng trống thì vẫn còn đó.
Video đang HOT
Đến khi “trang giấy” (phân vùng ổ cứng) gần hết thì ổ cứng mới ghi dữ liệu vào trong những khoảng trống đó. Kết quả là chúng nằm rải rác và các dữ liệu thì nằm xen kẽ vào nhau. Một khi muốn truy xuất được một khối dữ liệu trọn vẹn thì ổ cứng phải dò từ nhiều khu vực khác nhau, khiến vẫn hành kém hiệu quả và chậm đi.
Cách khắc phục
Bước 1: Vào This Computer
Bước 2: Nhấp chuột phải vào phân vùng ổ cứng bất kỳ, chọn thẻ [ Properties]
Bước 3: Trong cửa sổ được bật lên, chọn tab [Tool] rồi nhấn vào ô [ Optimize]
Bước 4: Một cửa số khác sẽ bật lên, bạn sẽ chọn phân vùng để kiểm tra. Chọn [ Analyze] để phân tích tình trạng phân mảnh và chọn [Optimize] để chống phân mảnh.
Bước 5: Ngồi chơi xơi nước và chờ nó chạy xong thôi.
*Cũng lưu ý luôn là đối với SSD thì thì với Windows 10 ổ cứng sẽ không sắp xếp lại file nữa mà sẽ tối ưu hóa để bạn có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Toàn bộ các file sẽ không dịch chuyển vị trí, cho nên việc này sẽ không làm giảm tuổi thọ SSD nhé.
Theo gearvn
Tại sao ổ cứng không bao giờ nhận "đủ" dung lượng?
Bạn đã từng thắc mắc vì sao mấy cái HDD, SSD, USB khi check lên thì hầu như chẳng bao giờ chịu nhận đủ dung lượng chưa?
Hãy tưởng tượng thế này: một ngày đẹp trời bạn đi mua ổ cứng. Bạn đã chọn một cái SSD 250GB nhưng khi về nhà xem lại trên Windows thì nó chỉ hiện có 232.83GB mà thôi, thế là bạn bực tức và cho rằng mình đã bị "qua mặt". Nhưng mà bạn ơi, trước khi cầm cái SSD lên và đi đòi lại tiền thì hãy nghe mình giải thích một chút nhé.
*Không phải ổ cứng bị lỗi hay nhà sản xuất cố tình ăn gian bạn đâu, chuyện nó là thế này này.
Trong cách hiểu của đa số chúng ta và cách đo lường của các nhà sản xuất thì 1 KB sẽ bằng 1000 byte, 1000 KB thì bằng 1 MB, tương tự như vậy thì 1000 MB sẽ có giá trị bằng 1 GB. Đó là hệ số thập phân quen thuộc mà chúng ta vẫn dùng cho tất cả những giá trị mà chúng ta biết.
Tuy nhiên thì máy tính lại không như vậy, nó hiểu theo hệ số nhị phân. Tại đây thì 1 GB sẽ có giá trị bằng 1024 (tức 2^10) MB, tương tự, 1 MB bằng 1024 KB và 1 KB sẽ bằng 1024 byte. Đến đây thì chắc bạn cũng đã ngờ ngợ ra vì sao cái SSD 250GB của bạn khi check lại thì chỉ còn có 232.83GB rồi đúng không nào?
Cái SSD 250GB của bạn đang có tổng dung lượng bằng 250.000.000.000 byte. Theo cách tính của người bình thường với hệ số thập phân thì bạn sẽ có 250GB thật, nhưng theo cách tính của số nhị phân của máy tính thì bạn sẽ chỉ còn lại 232.83GB thôi, tuy nhiên thì 250GB của hệ thập phân và 232.83GB của hệ nhị phân đều có giá trị tương đương nhau và dung lượng lưu trữ của bạn là không thay đổi. Tương tự như vậy, cái ổ cứng 1TB khi vào trong máy cũng sẽ hiển thị là 931GB chứ không phải chẵn 1TB như cách tính thông thường.
Đây là cái ổ cứng 1TB của mình, và mình sẽ để đây cho các bạn dễ hình dung.
Nếu bạn có dùng qua máy MacOS thì bạn sẽ thấy trong hệ điều hành này, cách tính của nó sẽ "thân thiện" với người dùng hơn, ví dụ như bạn cắm cái SSD ban nãy vào máy chạy MacOS thì nó sẽ hiện đủ 250GB cho bạn.
Theo gearvn
Ổ cứng SSD sắp rẻ như cho nhờ công nghệ này của Intel và Toshiba Công nghệ PLC mà Intel và Toshiba đang nghiên cứu có thể tăng khả năng lưu trữ và giảm giá thành ổ cứng SSD hiện nay. PLC cho phép lưu trữ 5 bít trên mỗi tế bào NAND riêng. Công nghệ này chưa được thương mại hóa nên tất nhiên người dùng chưa thể mua ổ cứng PLC SSD. Ổ cứng sẽ rẻ...