Phân luồng, tổ chức giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy
Tổng cục đường bộ Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thống nhất phương án tổ chức, phân luồng giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại khu vực nhất là vào các dịp lễ, Tết.
Phân luồng, tổ chức giao thông nhằm giảm ùn tắc trên Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy (Ảnh minh họa)
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận được báo cáo của Sở GTVT tỉnh Tiền Giang về tình trạng trên Quốc lộ 1 đoạn qua nội ô thị xã Cai Lậy thuộc Dự án xây dựng tuyến tránh Cai Lậy và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1987 560 – Km2014 000.
Hiện do Nhà đầu tư Dự án BOT (Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang) quản lý, khai thác và bảo trì có nhiều phương tiện tham gia giao thông, thường xuyên xảy ra ùn tắc. Đặc biệt lưu thông qua các cầu hẹp, các ngày lễ, Tết, nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức phân luồng giao thông qua khu vực. Cụ thể, cấm xe tải từ 3 trục và xe khách từ 29 chỗ trở lên lưu thông hai chiều qua Quốc lộ 1 đoạn qua nội ô thị xã Cai Lậy, các phương tiện này sẽ đi theo tuyến tránh thị xã Cai Lây.
Các loại xe còn lại (bao gồm cả xe buýt) sẽ được lưu thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua nội đô thị xã Cai Lậy và tuyến tránh bình thường. Thời gian dự kiến phân luồng giao thông từ ngày 1/11/2019.
Sau khi phân luồng, sẽ phân lưu lượng xe qua tuyến tránh tăng lên khoảng 4.420 lượt/ ngày đêm; lượng xe qua nội ô thị xã Cai Lậy giảm khoảng 4.420 lượt/ ngày đêm; còn khoảng 17.390 lượt/ ngày đêm có thể lưu thông qua tuyến tránh hoặc qua nội ô thị xã Cai Lậy; giảm áp lực qua tuyến nội ô, hạn chế ùn tắc giao thông.
Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị Ban an toàn giao thông tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp trong quá trình tổ chức phân luồng xe qua nội ô và tuyến tránh thị xã Cai Lậy. Theo dõi quá trình lưu thông nếu có bất cập thì báo cáo, phối hợp điều chỉnh phù hợp với thưc tế.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải Tiền Giang, làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương để thống nhất giải pháp, cấp phép cho các xe để phục vụ nhu cầu dân sinh trong phạm vi khu vực Quốc lộ 1 đoạn qua nội ô thị xã Cai Lậy.
Bảo đảm không ảnh hưởng đến đời sống, tình hình an ninh trật tự khu vực khi tổ chức cấm xe tải từ 3 trục trở lên và xe khách từ 29 chỗ trở lên lưu thông hai chiều trên Quốc lộ 1 đoạn qua nội ô thị xã Cai Lậy.
Báo cáo UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức quản lý tốt hành lang an toàn giao thông đường bộ, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hành lang đường bộ.
Tổng cục đường bộ Việt Nam đề nghị Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh Tiền Giang, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan trong quá trình điều tiết phân luồng; tổ chức tuyên truyền, phối hợp thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án tổ chức giao thông qua đoạn tuyến và khu vực, bảo đảm an ninh trật tự về thời gian tổ chức phân luồng giao thông.
Nhà đầu tư BOT (Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang), thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên: điều chỉnh, bổ sung hệ thống vạch sơn, biển báo; phát quang, dọn cỏ bảo đảm tầm nhìn; vệ sinh, thoát nước mặt đường kịp thời,…
Tổ chức thực hiện lắp đặt hệ thống biển báo phân luồng tổ chức giao thông ngay sau khi có sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền; tổ chức tuyên truyền, phối hợp thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án tổ chức giao thông qua đoạn tuyến và khu vực, bảo đảm an ninh trật tự.
Thực hiện các hạng mục còn lại (nút giao, hầm dân sinh…) theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bảo đảm ATGT, lưu thông thuận lợi, vệ sinh môi trường.
Theo CLO
Chuẩn hóa kiến thức cho nông dân "thủ phủ trái cây" Tiền Giang
Trước chủ trương xác định xây dựng trái cây là ngành hàng chủ lực của tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh đã tăng cường mở lớp dạy nghề, chuẩn hóa kiến thức cây trồng chủ lực cho nông dân.
Chuẩn hóa...
Ông Đỗ Hiếu - nông dân trồng sầu riêng (xã Thanh Hòa, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) ngồi nâng niu tấm giấy xác nhận đã qua lớp dạy nghề ngắn hạn trồng và nhân giống cây sầu riêng do Hội ND tỉnh Tiền Giang tổ chức.
Theo ông Hiếu, ông đã trồng sầu riêng từ 3 năm trước với 6.000m2 đất. "Hiện, tôi có hơn 120 gốc sầu riêng sắp cho thu hoạch" - ông thổ lộ.
Hỏi tại sao ông đã trồng sầu riêng, biết kỹ thuật trồng mà vẫn tham dự lớp dạy nghề trồng sầu riêng, ông cười: "Trước đây tôi chỉ học lỏm rồi về trồng nên bây giờ phải chuẩn hóa kỹ thuật. Qua lớp học này tôi mới biết quy trình phân bón, thuốc BVTV ra sao cho cây sầu riêng, mới biết lâu nay mình trồng sầu riêng rất nghiệp dư" - ông chia sẻ.
Một khu đất đã lên ụ trồng sầu riêng tại Tiền Giang. (ảnh: Trần Đáng)
Theo ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội ND Tiền Giang), trung tâm đã kết hợp Hội ND thị xã Cai Lậy tổ chức khai giảng lớp dạy nghề ngắn hạn trồng và nhân giống cây sầu riêng cho nông dân xã Thanh Hòa. Lớp học có 35 học viên là nông dân trồng sầu riêng của xã, họ sẽ học cách chọn giống, làm đất, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón trung vi lượng và nhân giống cây sầu riêng.
"Trung tâm chuẩn hóa kiến thức, giúp nông dân trồng sầu riêng xã Thanh Hòa áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất sầu riêng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn" - ông Minh thông tin.
Ông Phan Văn Nhanh - Phó Chủ tịch Hội ND xã Thanh Hòa cho hay, khoảng 90% số hộ nông dân của xã trồng sầu riêng. Hiện, xã có 185ha sầu riêng và sẽ còn phát triển tiếp. "Về kỹ thuật, bà con nông dân trồng sầu riêng chỉ học lỏm người đi trước nên phải chuẩn hóa lại kiến thức, kỹ thuật để bà con hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận" - ông Nhanh cho biết.
Theo ông Huỳnh Văn Chính - Chủ tịch Hội ND thị xã Cai Lậy, trong năm 2019, Hội đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân mở 2 lớp dạy trồng sầu riêng cho nông dân xã Thanh Hòa và Phú Quý.
Ông Huỳnh Công Minh cho biết, trong năm 2019, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân mở 13 lớp dạy nghề cho nông dân (hơn 30 người/lớp), trong đó có một số lớp dạy nghề trồng cây và nhân giống cây.
"Hàng năm, Trung tâm phối hợp Phòng Dạy nghề (Sở LĐTBXH) cấp giấy chứng nhận hành nghề, và với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, T.Ư Hội NDVN mở lớp đào tạo nghề ngắn hạn" - ông Minh cho biết.
Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật
Theo Hội ND tỉnh Tiền Giang, 5 năm qua (2013-2018), Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đã tổ chức 2.500 lớp dạy nghề cho 75.008 hội viên, nông dân; phối hợp Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, Phòng NNPTNT các huyện, thị, thành tổ chức 22.500 lớp dạy nghề cho 697.500 hội viên, nông dân.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, thời gian qua, các cấp hội nông dân trong tỉnh phối hợp ngành NNPTNT ngoài các nhiệm vụ trọng tâm khác, như: Tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi... đã tăng cường mở lớp dạy nghề, chuẩn hóa kiến thức cho nông dân.
Theo ông Đỗ Tấn Hùng - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tiền Giang, trên cơ sở khảo sát nhu cầu bà con nông dân, nhất là giai đoạn 2018 - 2019, nông dân chuyển đổi một số loại cây trồng mới theo chủ trương của tỉnh còn bỡ ngỡ, Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân điều chỉnh một số nội dung dạy nghề để sát với nhu cầu thực tế.
"Sau khóa học, các cấp hội đã tổ chức đi khảo sát nông dân áp dụng kiến thức được học vào sản xuất. Chúng tôi thấy bà con vận dụng khá tốt kiến thức được học, năng suất cây trồng cải thiện tốt" - ông Hùng nhận xét.
Ông Đặng Hải Ngạn - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa đánh giá, lớp chuẩn hóa kiến thức trồng sầu riêng do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân của Hội ND mở rất kịp thời trên địa bàn xã Thanh Hòa, không chỉ đúng lúc nông dân đang đổ xô trồng sầu riêng trong khi chưa nắm bắt hết kỹ thuật trồng, mà còn giúp cải thiện nhiều về chất lượng, năng suất cây trồng.
Theo Danviet
Sà lan va chạm làm sập cầu Sông Mã, thành phố Bến Tre Chiều 17/9, ông Lê Công Tạo, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, thành phố Bến Tre cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang tìm cách di dời cây cầu Sông Mã, xã Mỹ Thành để giải tỏa giao thông đường thủy cho các tàu qua lại. Hiện trường vụ việc. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN Cầu Sông Mã nối liền hai ấp Mỹ...