Phần lớn TP Cần Thơ sẽ chìm nếu không giảm khai thác nước ngầm?

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia dự báo, nếu việc khai thác nước ngầm không giảm, phần lớn TP Cần Thơ sẽ nằm dưới mực nước biển vào năm 2080.

Ngày 22/3, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra hội thảo về quản lý nước ngầm và vấn đề sụt lún ở ĐBSCL, liên quan việc thực hiện Nghị định 167/2018 của Chính phủ quy định hạn chế khai thác nước ngầm ở Việt Nam.

Một dự án được triển khai từ đầu năm 2020 tại 4 địa phương (Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre) nhằm mục đích xây dựng các chính sách liên quan đến vấn đề sụt lún dựa trên cơ sở khoa học.

Trình bày về hiện trạng tại TP Cần Thơ, TS Hà Quang Khải ( Viện Quản lý nướcBiến đổi khí hậu, Đại học Bách khoa TP.HCM) cho biết, Cần Thơ có khả năng tiếp cận tốt với nước ngọt quanh năm và sụt lún đất được xem là vấn đề quan trọng ở địa phương này, trong đó nội ô là nơi có tốc độ sụt lún cao nhất. Một trong những nguyên nhân gây ra sụt lún là do khai thác nước ngầm quá mức, việc gia tăng cơ sở hạ tầng cũng làm trầm trọng thêm tình trạng sụt lún đất ở các đô thị.

Thông tin tại hội thảo cho hay, mực nước ngầm trong các tầng chứa nước ở Cần Thơ đã xuống mức thất nhất vào năm 2020 kể từ khi bắt đầu quan trắc năm 1991. Sụt lún đất đang xảy ra rõ rệt. Tốc độ sụt lún do Bộ TN&MT đo lường tăng lên 4,37cm/năm từ năm 2005-2017. Khảo sát của InSAR từ năm 2015-2019 cho thấy, Cần Thơ là điểm nóng về sụt lún đất với tốc độ vượt quá 5cm/năm ở hầu hết các khu vực.

Dự báo, phần lớn TP Cần Thơ có thể mất toàn bộ độ cao so với mực nước biển vào năm 2100 nếu các hoạt động khai thác nước ngầm tiếp tục theo kịch bản kinh doanh như bình thường. Đối mặt với ngập lụt, nếu việc khai thác nước ngầm tiếp tục không suy giảm, phần lớn TP Cần Thơ sẽ nằm dưới mực nước biển vào năm 2080.

Việc mất độ cao sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt khi triều cường vốn đã gây gián đoạn lớn cho cuộc sống đô thị. Hiện nay ngập theo mùa đã làm ngập nửa thành phố mỗi năm, thiệt hại trực tiếp và gián tiếp được tính là gần 650 USD/gia đình/năm, tương đương 11% thu nhập trung bình của hộ gia đình (số liệu của Ngân hàng Thế giới, 2019).

Bản đồ sụt lún cho thấy Cần Thơ là điểm nóng, là nơi dễ thấy hiện tượng sụt lún nhất, các tòa nhà cao tầng như trung tâm thương mại và mua sắm gây ra tải trọng cho cơ sở hạ tầng, kết hợp với việc khai thác nước ngầm tràn lan dẫn đến tỷ lệ sụt lún cao…

Video đang HOT

ĐBSCL đang chìm

Cần Thơ cũng như phần còn lại của khu vực ĐBSCL và các đồng bằng khác thế giới, tình trạng sụt lún đất đang ngày càng gia tăng, dẫn đến bề mặt đồng bằng chìm dần theo thời gian. Chuyên gia độc lập về sinh thái Nguyễn Hữu Thiện nói rằng: “Chúng ta đang ở trên con tàu đang chìm”.

Theo ông Thiện, sụt lún có nhiều nguyên nhân cả tự nhiên và nhân tạo, nhưng trong các tác nhân do con người thì việc khai thác nước ngầm quá mức được xem là nguyên nhân chính. Đa phần nhận định cũng đồng tình với ý kiến này.

Mặc dù dữ liệu chính xác là quan trọng, nhưng các chuyên gia cho rằng, không nên tập trung vào mức độ lún đang xảy ra bao nhiêu mà thực tế là lún đang xảy ra và tốc độ lún là đáng kể. Do đó, điều quan trọng là không được hoãn quyết định chính sách để giảm thiểu sụt lún và tác động tiêu cực của nó vì các dữ liệu hiện có đã cho thấy xu hướng rõ ràng và đồng nhất về sụt lún ngày nay và mối liên hệ với khai thác nước ngầm quá mức.

Phần lớn TP Cần Thơ sẽ chìm nếu không giảm khai thác nước ngầm? - Hình 1
ĐBSCL đang mất dần độ cao trong những thập kỷ qua. Ảnh: Cảnh Kỳ

Theo kết quả sụt lún tại các mốc chuẩn độ cao của Bộ TN&MT từ 2005-2017, độ lún tích lũy trung bình của 4 địa phương nói trên trong giai đoạn này là gần 10,1cm, trong đó Cần Thơ cao nhất với 15,49cm, thấp nhất là Bến Tre với 4,97cm.

Tốc độ lún trung bình hàng năm của 4 tỉnh này gần 1cm, trong đó, Cần Thơ là nơi có tốc độ lún cao nhất với trung bình 1,31cm/năm, tiếp đến là Sóc Trăng (1,09cm), Kiên Giang (0,64cm) và Bến Tre (0,55cm).

ĐBSCL đang mất dần độ cao trong những thập kỷ qua. Tốc độ bồi lắng quá nhỏ, với lượng phù sa hạn chế do việc xây dựng đ.ập ở thượng nguồn, không bù lại được tốc độ sụt lún, mức độ và tần suất lũ giảm và tình trạng khai thác cát sông là các nguyên nhân dẫn đến lún ròng ở ĐBSCL.

Tốc độ sụt lún cao hơn mực nước biển dâng tuyệt đối, cho thấy tốc độ mực nước biển tương đối chủ yếu là do sụt lún đất, kết hợp với cao trình thấp càng làm cho đồng bằng dễ bị tổn thương. Nếu tình trạng này tiếp tục xả ra, phần lớn diện tích của ĐBSCL có thể sẽ nằm dưới mực nước biển trung bình vào cuối thế kỷ 21.

Về thực hiện Nghị định 167/2018, nhiều ý kiến cho rằng vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập như chưa có quy hoạch chung về nước ngầm cho vùng nên khó thực hiện ở khu vực giáp ranh vì có thể tỉnh này cấm nhưng tỉnh lân cận cho làm; hay việc quy định giới hạn khai thác bao nhiêu, đến năm nào cũng chưa đề cập…

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện cho rằng, thực hiện Nghị định 167/2018 xem như giải pháp ngắn hạn, còn về lâu dài vẫn phải theo tinh thần của Nghị quyết 120/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đó là tinh thần “thuận thiên”…

Khơi nguồn lực đầu tư cho ĐBSCL

ĐBSCL giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, nhưng để phát triển bền vững, ĐBSCL đang cần thêm nguồn lực đầu tư và sự đột phá về tư duy.

Mới đây, tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhiều ý kiến cho rằng, việc tập trung nguồn đầu tư phát triển hạ tầng phải đi trước một bước, nhằm tạo nền tảng cho vùng tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Trong đó, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, năng lượng và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng.

Cần cơ chế đặc thù về đầu tư

Khơi nguồn lực đầu tư cho ĐBSCL - Hình 1

Công trình cầu Cần Thơ đưa vào sử dụng năm 2010, kết nối Cần Thơ với các địa phương ĐBSCL. Ảnh: H.A

Từ năm 2010 đến nay, ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với tác động ngày càng gia tăng do BĐKH cực đoan, khó lường. Tình trạng sụt lún đất, xói lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ngày càng nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn vùng... Vì vậy, ĐBSCL đang cần nguồn lực đầu tư từ Trung ương cho các công trình, dự án nhằm tăng khả năng chống chịu và thích ứng của vùng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), giai đoạn 2016-2020, tổng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư qua địa phương khoảng 220.000 tỉ đồng, chiếm 16% so với cả nước. Vốn đầu tư qua các bộ, ngành giai đoạn này cho ĐBSCL cũng tương đối lớn: nông nghiệp 28.200 tỉ đồng, giao thông 32.961 tỉ đồng, y tế 947,5 tỉ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn bổ sung ngoài kế hoạch trung hạn khoảng 2.500 tỉ đồng để xử lý các điểm sạt lở cấp bách nguy hiểm.

"Giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn NSNN dự kiến hỗ trợ cho các dự án do địa phương quản lý dự kiến khoảng 266.000 tỉ đồng, tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020. Vốn NSNN đầu tư qua Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế... để triển khai các công trình dự án tại vùng khoảng 121.600 tỉ đồng. Như vậy, tổng số vốn NSNN đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 cho ĐBSCL khoảng 388.000 tỉ đồng" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết. Nguồn vốn này sẽ đầu tư hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng như: thông toàn bộ tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau và các tuyến giao thông liên kết vùng và một số tuyến quốc lộ trong vùng.

Song, theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, nguồn lực này chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐBSCL. Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành làm việc với các đối tác nhằm huy động đủ 2 tỉ USD nguồn vốn bổ sung cho ĐBSCL giai đoạn tới. Về cơ chế tài chính, các địa phương ĐBSCL đề xuất được cấp phát trực tiếp 100% vốn vay. Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng cho biết, theo ý kiến của Bộ Tài chính, các dự án tại các địa phương sử dụng vốn vay tại Khoản hỗ trợ ngân sách trên thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, nên không thể cấp phát 100% vốn vay, mà địa phương phải vay lại theo Nghị định số 97 về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Như vậy, cần một cơ chế đặc thù, vượt trội cho nguồn vốn này để thực hiện được mục tiêu như kết luận tại các cuộc họp trước đây của Thủ tướng Chính phủ với vùng ĐBSCL.

Mới đây, tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đều khẳng định cần tăng thêm nguồn lực đầu tư cho vùng. Lãnh đạo các địa phương ĐBSCL cũng đề xuất Chính phủ có cơ chế về tài chính cho vùng, nhất là đối với các khoản vay ODA để các địa phương đầu tư công trình, dự án cấp bách, trọng điểm, tạo kết nối vùng, liên vùng. Có như vậy mới có thể thực hiện nhất quán quan điểm phát triển ĐBSCL theo định hướng của Chính phủ, là: Tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng, "thuận thiên"; phát triển bền vững theo hướng sống chung với hạn, mặn, lũ...

Giải quyết "điểm nghẽn"

Giai đoạn 2021-2025, dù nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho ĐBSCL có tăng so với giai đoạn trước, nhưng nhiều nhận định cho rằng nguồn lực này vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển. Là một trong số các địa phương chịu tác động nặng nề của BĐKH, tỉnh Cà Mau đang đối mặt với thiếu nước ngọt cho sản xuất vào mùa khô, sạt lở đê biển Tây nghiêm trọng... Tình trạng dịch chuyển lao động cũng là thách thức lớn của tỉnh, với khoảng 1,2 triệu dân, trong đó 600.000 người độ t.uổi lao động nhưng 1/3 trong số này đang làm việc ở các địa phương khác. Theo lãnh đạo tỉnh Cà Mau, tỉnh chưa có nhiều việc làm chất lượng và thu nhập tốt; cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, nhất là hạ tầng logistics; thu hút đầu tư vào tỉnh còn nhiều khó khăn... Tỉnh kỳ vọng có thêm nguồn lực đầu tư. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân, kiến nghị: "Chính phủ chấp thuận thực hiện theo phương thức cấp phát với khoản vay 2 tỉ USD tăng thêm cho ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 để các địa phương hoàn thành các chương trình, dự án với cơ chế tài chính cấp phát vốn vay nước ngoài theo tỷ lệ phù hợp".

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đến nay, việc ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh được thực hiện đồng bộ, tập trung hơn, mang lại nhiều kết quả tích cực. Các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực phát triển cho toàn bộ khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đã được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, mang tính chiến lược. Nhưng thực tế, doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn để chuyển đổi sang quy mô sản xuất lớn hơn, do hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong khi nguồn ngân sách đầu tư công còn khó khăn, khó thu hút các nguồn đầu tư từ tư nhân trong lĩnh vực BĐKH. Vì vậy, Trung ương cần có cơ chế, chính sách tài chính cụ thể hơn cho ĐBSCL.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết với tư cách là đối tác phát triển, WB sẵn sàng huy động thêm nguồn tài chính thực hiện tầm nhìn và mục tiêu của Nghị quyết 120/NQ-CP cho ĐBSCL thời gian tới. WB cũng kỳ vọng đến năm 2025, hơn 60% các dự án đầu tư công tại ĐBSCL sẽ được lồng ghép các yếu tố BĐKH và rủi ro môi trường trong thiết kế dự án. Huy động tài chính đầu tư cho ĐBSCL là thiết yếu và phải dựa trên nguyên tắc về lập kế hoạch dài hạn, hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm giải trình. Cần thiết lập một nền tảng huy động tài chính tổng hợp để tập hợp các nguồn lực công - tư; phân bổ hợp lý và hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, nêu quan điểm: Về nguồn lực, Nghị quyết số 120 ra đời trong bối cảnh Chương trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được thông qua; nên thực tế các dự án trọng điểm, liên kết vùng đều gặp vướng mắc về nguồn vốn triển khai. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả chưa đạt được như mong muốn. Chính phủ đang xây dựng Chương trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, do đó, kiến nghị Chính phủ ưu tiên hơn đến ĐBSCL. Để thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết 120/NQ-CP, các địa phương phải tận dụng các nguồn lực khác nhau, kể cả ngoài NSNN. Nguồn lực và cũng là lợi thế so sánh lớn nhất của các địa phương chính là đất đai, nhưng hiện nay rất khó phát huy do bị vướng về cơ chế. Do đó, kiến nghị Chính phủ rà soát, sửa đổi lại quy định quản lý đất trồng lúa theo hướng linh hoạt hơn, vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa tạo nguồn lực cho các địa phương phát triển kinh tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Đau lòng nam thanh niên ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi qua đời trước ngày cưới
15:30:24 23/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
Còn 11 người mất tích ở Làng Nủ, đội chó nghiệp vụ đã rút khỏi hiện trường
21:29:12 24/09/2024
Mẹ b.ỏ c.on mới sinh vào thùng xốp rồi thả trôi sông
21:16:38 24/09/2024

Tin đang nóng

DJ Vi Milk bị bắt vì giúp tình trẻ buôn chất cấm: Hay đạo lý, nuôi em học bác sĩ
21:37:06 24/09/2024
Mỹ Tâm bị nói sến, liền lôi từ điển ra "giáo huấn" antifan, CĐM khen nức nở
20:39:57 24/09/2024
Đồng nghiệp tiết lộ số t.iền phẫu thuật của Kasim Hoàng Vũ: Lần đầu là 6 tỷ đồng, lần 2 chưa biết
22:14:28 24/09/2024
Hơn 3 triệu người xem Đường Yên diễn lố và kém sang trông như "đi chợ" tại Tuần lễ thời trang
23:27:04 24/09/2024
Quyền Linh tiếc nuối khi tài xế bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
21:19:21 24/09/2024
Nữ ca sĩ Vbiz công khai xin lỗi Lý Nhã Kỳ vì khiến đàn chị giận dữ đăng đàn nhắc thẳng tên
22:18:04 24/09/2024
V BTS và G-Dragon "hẹn hò", cùng bỏ rơi Jennie để đi gặp 1 cô gái
19:09:45 24/09/2024
Con gái Triệu Vy lộ diện đón t.uổi mới, ngoại hình hậu ở ẩn gây bất ngờ?
21:31:14 24/09/2024

Tin mới nhất

Nhà xe b.ị t.ố ép khách 3 lần chuyển t.iền vé mới cho xuống

22:14:52 24/09/2024
Một nhà xe tuyến Đà Nẵng - Lạng Sơn bị hành khách phản ánh có hành vi bắt khách chuyển t.iền vé nhiều lần, đe dọa, xúc phạm khách.

Kiên Giang: Nhiều học sinh nhập viện sau khi ăn cơm tại căn tin nhà trường

21:16:00 24/09/2024
Huyện Kiên Hải đã thành lập đoàn kiểm tra y tế tiến hành lấy mẫu thực phẩm tại căn tin trường, gửi về tỉnh xét nghiệm để xác định chính xác nguồn gốc, nguyên nhân ngộ độc.

Quảng Bình ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

21:14:09 24/09/2024
Ngày 24/9, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km, sống sót kỳ diệu

19:38:59 24/09/2024
Một người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km và mắc kẹt trên cành cây trên dòng sông, vừa được lực lượng chức năng cứu vớt kịp thời.

Người đàn ông kể lại phút thoát khỏi căn nhà bị núi lở đè sập ở Thanh Hoá

19:31:38 24/09/2024
Cả gia đình 4 người ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa may mắn thoát c.hết khi ngôi nhà bị đất đá từ trên núi lở tràn xuống làm đổ sập.

Kiên Giang: Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính

19:07:20 24/09/2024
Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện công tác này bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, xuyên tạc gây mất niềm tin của người dân.

Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội

18:28:25 24/09/2024
Hai bệnh nhi trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị tại Hà Nội, b.é g.ái 11 t.uổi vẫn rất nặng, đang điều trị hồi sức tích cực, b.é t.rai 7 t.uổi sức khỏe đã ổn định.

Khẩn trương ổn định chỗ ở cho người dân ở Lào Cai

18:17:22 24/09/2024
Thứ trưởng đề nghị tỉnh Lào Cai rà soát cụ thể, chi tiết hơn, phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng, có báo cáo sớm để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chính phủ và có sự hỗ trợ thiết thực, phù hợp, sát thực tế.

Nỗ lực làm sạch rác trên vịnh Hạ Long sau thiên tai

18:15:16 24/09/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long kêu gọi người nuôi biển thu gom, tái sử dụng các vật liệu phao, bè nuôi bị cuốn trôi trên vịnh để kiệm chi phí tái đầu tư, chung tay dọn rác trên vịnh.

Xuyên đêm xử lý sự cố rò rỉ thấm chân đê ở Thanh Hóa

18:13:00 24/09/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã huy động trên 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762, phối hợp cùng lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Lộc xuyên đêm khắc phục sự cố.

Cả nhà thoát c.hết nhờ sơ tán trước khi ngôi nhà đổ sập do sạt lở

18:04:22 24/09/2024
Một gia đình 4 người ở xã Yên Thắng của huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) may mắn thoát nạn nhờ được sơ tán trước khi ngôi nhà bị sạt lở, đổ sập.

Có thể bạn quan tâm

U20 Việt Nam thị uy sức mạnh trước Bhutan

Sao thể thao

23:34:28 24/09/2024
Bảo Long mở tỷ số sớm cho U20 Việt Nam ngay phút thứ 8. Sau pha đẩy bóng của thủ thành U20 Bhutan, cầu thủ lò PVF lập tức băng lên sút bóng từ tuyến hai.

P.him 1.8+ về Tấm Cám: B.ị c.hê nhiều sạn, vì sao thu 55 tỷ đồng sau 4 ngày?

Hậu trường phim

23:15:51 24/09/2024
Phim Cám ra rạp với nhiều ý kiến khen chê từ khán giả. Dù vướng tranh cãi, đây vẫn là tác phẩm điện ảnh thuộc thể loại kinh dị có doanh thu mở màn tốt nhất trong lịch sử phim Việt.

Chi Bảo hạnh phúc ngọt ngào bên vợ kém 16 t.uổi, Linh Nga đọ sắc Hà Kiều Anh

Sao việt

23:00:00 24/09/2024
Diễn viên Chi Bảo túc trực bên vợ kém 16 t.uổi sau khi sinh em bé thứ 2. Chim công làng múa Linh Nga đọ sắc với hoa hậu Hà Kiều Anh.

"Cú tát" thâm sâu công chúa Kpop gửi đến kẻ đeo bám

Nhạc quốc tế

22:39:02 24/09/2024
Dù không ăn vận cầu kỳ, Jang Wonyoung vẫn chiếm trọn spotlight, trở thành nữ thần sân bay . Loạt topic về nhan sắc của Jang Wonyoung lần nữa chiếm trọn các diễn đàn Kpop.

Phim chữa lành mới chiếu đã nhận mưa lời khen, nữ chính đóng 2 vai xuất thần khiến netizen phát cuồng

Phim châu á

22:29:01 24/09/2024
Hiện tại, tỷ lệ thuận với rating khả quan là khá nhiều phản hồi tích cực từ khán giả dành cho Dear Hyeri, nhất là nữ chính Shin Hye Sun.

Ngậm ngùi hình ảnh người dân xếp hàng tiễn gần 400 chiến sĩ rời Làng Nủ sau 2 tuần tìm kiếm người mất tích

Netizen

22:22:47 24/09/2024
Chiều ngày 24/9, người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã chia tay gần 400 cán bộ, chiến sĩ trở về đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lộ thêm 5 Chị Đẹp mùa 2: Hoàng Yến Chibi, "bạn thân Sơn Tùng" và 1 "nữ hoàng" cát-xê 10 cây vàng/tháng

Tv show

22:21:52 24/09/2024
Tối 24/9, Fanpage Chị Đẹp Đạp Gió đã tiếp tục công bố thêm 5 cái tên tham gia chương trình năm nay. Khi 5 cái tên được hé lộ, phản ứng chung của cư dân mạng là... không bất ngờ.

"Người bạn bí ẩn" ngỏ ý đưa t.iền cho bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả

Pháp luật

22:14:49 24/09/2024
Chiều 24/9, luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát tiếp tục thẩm vấn các bị cáo liên quan trong vụ án.

Ấn Độ ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên do biến thể 1b

Thế giới

21:08:28 24/09/2024
29 người thân và bạn bè của bệnh nhân, cùng 37 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân đều đang được theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào trong số này có biểu hiện mắc bệnh.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Người bí ẩn muốn giúp bà Lan khắc phục hậu quả gần 10.000 tỷ

Xã hội

20:59:00 24/09/2024
Vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục có những diễn mới, một người bạn của bà Trương Mỹ Lan muốn đứng ra trả khoản nợ 250 triệu USD và cho bị cáo mượn thêm 130 triệu USD khắc phục hậu quả.

Phim 'Độc đạo' tập 11: Dương 'cơ bắp' bị bắt, Quân 'già' chạy thoát vào rừng?

Phim việt

20:48:28 24/09/2024
Phim Độc đạo tập 11: Hồng g.iết hụt Dương cơ bắp ; Dương và Quân tính chạy lên rừng nhưng bị công an bao vây bắt.