Phần lớn phụ nữ đồng ý rằng ‘vợ đoảng đáng bị ăn tát’?
“Nấu ăn bị cháy, trông con thì vụng, đi chơi không hỏi chồng… lại còn từ chối cả chuyện chăn gối thì ăn đòn là việc đương nhiên chứ còn trách ai…”. Cùng cảnh phụ nữ nhưng không ít ý kiến cho rằng làm vợ đoảng thì đáng bị chồng đánh.
Choáng với những lý do vô cùng lãng xẹt khiến đàn ông đánh vợ
Sau khi đăng tải đoạn chia sẻ việc mình bị chồng đánh bởi những lí do lãng xẹt như nấu thức ăn bị cháy, đi chơi không xin phép chồng và cả từ chối đáp ứng chuyện chăn gối… lên một diễn đàn của các bà mẹ, thành viên M.T nhận được khá nhiều chia sẻ. Bên cạnh một số người đồng cảm thì phần lớn các thành viên (cùng là phụ nữ với nhau) chỉ trích người đăng bài bởi “làm vợ mà vụng như thế thì bị đánh cũng đáng”.
“Vợ như thế nếu là chồng tôi cũng cho ăn tát”
Thành viên Phạm Nguyễn T.V bày tỏ quan điểm với thái độ gay gắt: “Nấu ăn bị cháy, trông con thì vụng, đi chơi không hỏi chồng… lại còn từ chối cả chuyện chăn gối thì ăn đòn là việc đương nhiên chứ còn trách ai. Vợ như thế nếu là chồng tôi cũng cho ăn tát”.
Một thành viên gay gắt cho rằng vợ đoảng đáng bị đánh.
Đồng tình với thành viên trên, nickname Tom L. bày tỏ quan điểm: “Nhiều khi chồng đi làm về mệt mỏi cần sự ấm cúng gia đình, cơm ngon canh ngọt, con khoẻ mạnh… Đi ra xã hội nhiều cái đau đầu về nhà thấy cảnh như vậy các mẹ có điên lên không?”
Dẫn chứng cho điều vừa nói, Tom L. kể về trường hợp bản thân mình cũng bị chồng đánh và cô cảm thấy hoàn toàn đáng bị như vậy: “Chồng mình bảo đi làm dù vất vả thế nào cũng chỉ vì vợ vì con. Ở ngoài ăn sương gió, về nhà chỉ muốn được bát cơm ngon canh ngọt vợ con bên cạnh. Anh tát em không phải vì anh ghét hay hết yêu em. Anh tát em cho em nhớ chồng mãi mãi là chồng chứ chồng không phải con em mà em cãi láo”.
Không những ủng hộ chuyện chồng đánh vợ vì đoảng, có thành viên còn cảm thấy biết ơn vì cái tát của chồng.
“Mình sai thì mình chịu phạt chứ tự dưng mà bị chồng đánh thì lúc đấy mới đáng lên án chồng”, thành viên Hoàng Như N. thêm lời.
“Nếu là tớ như vậy bực lên cũng đánh, không phải phụ nữ không thông cảm cho nhau mà những lúc như vậy bọn đàn ông không giữ được kiểm soát đâu. Nói mồm thì dễ làm đc mới là chuyện khó”.
“Chỉ là 1 cái tát mà thành to tát quá. Em bị chồng tát duy nhất một lần đến lúc này cũng do cãi láo nhưng em phải cảm ơn chồng vì cái tát đó đấy. Có một cái tát mà nhiều mẹ nói quá như kiểu hành hung hay vũ phu gì đó ghê gớm. Một cái tát chưa đến mức là bạo lực gia đình…”
“Cai lại thi bị chồng đanh la đung rồi. Đôi khi tat đê người ta tinh ngươi. Người ta nói “dạy con tư thưở con thơ, day vợ tư thươ bơ vơ mơi vê” ma.”…
Trong vài trăm ý kiến thì có đến hơn nửa đồng ý với việc người vợ đoảng đáng bị chồng đánh.
“Làm vợ mà không nhịn khác gì làm mẹ người ta”
Và cũng theo ý những thành viên này, nếu đã làm vợ thì phải biết nhẫn nhịn chịu đựng chứ “Làm vợ không phải hi sinh vì chồng con thì làm mẹ chồng đi. Tôi không bao giờ bênh vực chồng đánh vợ nhưng một người vợ phải sống như thế nào cho đúng… sai phải sửa không có ngày không chỉ cái tát đâu mà có khi mất mạng như chơi ý, nó đánh cho tuốt xác ra đừng kêu”, nick name Thu H bày tỏ quan điểm.
Video đang HOT
“Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, khó tin rằng đây là lời của một người phụ nữ.
Còn thành viên Tuyên P. lo xa khi cho rằng: “Nếu sai nếu láo thì thà nhận cái tát còn hơn bị chồng bỏ, tan nát gia đình. Còn cái tát lúc đó chỉ là cơn nóng giận, không kiểm soát được nên phụ nữ là người luôn thiệt thòi phải nín nhịn cho êm cửa, êm nhà. Làm gì có ai hoàn thiện 100% được mà chả nhẽ không ưng những cái này cái kia thì sẵn sàng bỏ nhau luôn à?”.
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Đánh để răn đe, để dạy bảo chứ không phải đánh để buộc đối phương sợ mình đâu mọi người ạ”. Đọc những lời trên chắc hẳn nhiều người không nghĩ rằng chuyện một người chồng đánh vợ lại được nhiều phụ nữ đồng tình đến thế.
“Chồng đánh vợ nghĩa là còn yêu vợ”
“Đàn ông có quyền bỏ vợ chứ không có quyền đánh vợ”
Bác bỏ những quan điểm trên, nhiều chị em khác lại cho rằng đàn ông dù đánh vợ với bất kì lí do gì cũng không thể chấp nhận được. Thành viên Ly H. đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Chẳng có ai là con người hoàn hảo cả. Vợ không tốt tại sao không đối thoại để vợ sửa chữa mà lại đánh vợ? Như vậy là chỉ thoả mãn bực tức, chứ cũng đâu có hành vi xây dựng bảo vệ hạnh phúc gia đình? Và tớ hỏi thêm nữa là vợ có khuyết điểm thì chồng đánh? Thế ngược lại chồng có khuyết điểm thì vợ có nên đánh chồng hay không?
Nếu có thể thoả thuận xây dựng để cùng nhau sửa sai, cùng nhau thay đổi thì tại sao cần đánh? Và nếu bản chất của cô vợ không ra gì thì liệu đánh có thay đổi không? Thế cuối cùng đánh vợ ngoài gây ra vết nứt sâu sắc hơn thì có giải quyết được cái gì không hả các mẹ mà các mẹ bênh được? Nếu còn có thể đối thoại thay đổi thì đối thoại là được rồi, còn đã không thể sửa đổi thì có thể lựa chọn bỏ vợ hoặc chấp nhận, tuỳ thôi. Chứ ai cho cái quyền đánh như thế?”.
Chỉ một số ít ý kiến phản đối việc chồng đánh vợ dù với bất cứ lí do gì.
Thành viên Cô M đồng quan điểm khi cho rằng: “…tát mà nhớ được, tát mà tỉnh ra thì nói làm gì? Không phải còn tỉ cách à? Dù tát chưa phải là vũ phu nặng nề nhưng sẽ thành một thói quen cho lần sau. Rất ít người chồng nào chỉ dừng lại ở tát vợ một lần, mà tái phạm là nhiều hơn… Nếu tát cho là giải pháp thì nên tát cho chồng mấy phát cho tỉnh ra vì cái tội tát phụ nữ trước đi.
Ngoại tình vô tâm và tệ nạn các kiểu nhưng lại biện minh: Đàn ông ai chả thế. Hóa ra nó có những quyền ấy ạ? Hoá ra đàn bà ăn tát dù lí do gì cũng là không sai? Đàn bà thì phải chấp nhận, cam chịu ư?”.
Thành viên này cho rằng nạn bạo hành ở Việt Nam ngày càng tăng cao cũng là do phụ nữ, “chỉ vì chấp nhận cho đàn ông những quyền vô lí ấy cho nên mẹ, chị, em và chính chúng ta chịu cảnh ấy mà không phản kháng chỉ biết chịu đựng. Mình không hiểu tại sao vẫn có những người chịu vậy? 60% phụ nữ bị đánh mà không có lí do, không sai, không nguyên nhân đấy…”
Một số thành viên khác đồng quan điểm cũng cho rằng: “Nếu các mẹ vẫn chấp nhận được đàn ông đánh vợ trong một vài hoàn cảnh thì thế hệ đàn ông sẽ mặc định nghiễm nhiên vợ sai nó có quyền được đánh. Vấn đề là bản thân phụ nữ còn chấp nhận những hành vi sai trái, vô văn hoá, thì cũng đừng hỏi vì sao đàn ông họ nghiễm nhiên coi mình là vua, mình có quyền xét xử vợ – theo kiểu mọi rợ thấp kém”.
Còn thành viên M.T, người vợ trong câu chuyện bị chồng đánh vì nấu ăn vụng, từ chối chuyện giường chiếu, đi quên chào hỏi thì chia sẻ: “Chồng mình hoàn toàn có thể góp ý chứ không phải dùng bạo lực như vậy. Điều mình chẳng thể ngờ đó là quá nhiều chị em cho rằng mình làm vợ mà đoảng như thế bị đánh là đáng. Phụ nữ mà còn có những suy nghĩ như vậy, bảo sao nạn bạo hành cứ ngày một gia tăng. Thật đáng buồn!”.
Theo Vietnamnet
Với tôi, lương bao nhiêu cũng có thể tiết kiệm
Mình xin nói về chuyện chi tiêu và tiết kiệm của mình, với mình lương bao nhiêu cũng sống được.
Mình thấy có điểm chung như thế này: Những bài chia sẻ "lương 20, 30 triệu vẫn không đủ" thì những người lương thấp hơn sẽ cho rằng tác giả hoang phí. Những bài viết "lương 5, 10 triệu vẫn để dư được" thì những người lương cao cho rằng như vậy không phải là sống. Sở dĩ có những người bình luận như vậy vì họ không sống trong hoàn cảnh của tác giả nên mới nghi ngờ.
Mình học ngành lập trình. Đầu năm 2011, khi đã sang học kỳ hai của năm thứ 4 đại học, mình bắt đầu chập chững những bước đi vào nghề lập trình viên. Do chưa có kinh nghiệm nên mức lương mình nhận được là 2,5 triệu/tháng. Sau 3 tháng thử việc, lương lên 3 triệu. Với mức lương này, hàng tháng mình để dành được một triệu. Chi tiêu của mình như sau:
- Đi lại (từ nhà trọ ở quận 10 đến chỗ làm là ngã tư Thủ Đức khoảng 20km): 84 nghìn (mình đi xe bus với mức giá ưu đãi dành cho sinh viên).
- Ăn uống: 800 nghìn - 1 triệu: ăn sáng bữa có bữa không, ăn trưa mỗi bữa 18-20 nghìn, ăn tối do nhà trọ nấu, khoảng 10-15 nghìn một phần. Thỉnh thoảng ăn mì tôm.
- Nhà ở: 750 nghìn (bao gồm tất cả tiền phòng trọ, điện, nước, internet).
- Các khoản lặt vặt: 200 - 300 nghìn.
Do còn là sinh viên nên mình gần như không có những chi phí hiếu hỷ. Mỗi tháng, mình tiêu hết khoảng 2 triệu, vì vậy vẫn tiết kiệm được tiền.
Tôi luôn tính toán để có cuộc sống tốt nhất nhưng vẫn có tiền tiết kiệm
Sáu tháng sau, mình được tăng lương lên 4 triệu, cuộc sống thoải mái hơn:
- Đi lại: vẫn đi xe bus thường xuyên
- Ăn uống: tăng tiền ăn sáng, giảm ăn mì tôm, vì thế chi phí cho ăn uống tăng lên 1 triệu -1,5 triệu.
- Nhà ở: Vẫn vậy
- Các khoản lặt vặt: tăng lên 300-500 nghìn.
Lúc này, mỗi tháng mình tiết kiệm được khoảng 800 nghìn đến 1,5 triệu. Tổng kết cuối năm, mình để dành được gần 15 triệu.
Cuối năm 2012, mình chuyển việc, sang công ty lớn hơn sau khi đã có chút kinh nghiệm. Lương 3 tháng thử việc là 5 triệu/tháng, sau đó lương chính thức là 6 triệu. Với mức lương này, hằng tháng mình để dành được 2 triệu. Lúc này, công ty gần nhà trọ, mình không đi xe bus nữa mà chuyển sang xe máy, vậy là chi phí đi lại thành 300 nghìn mỗi tháng (bao gồm tiền xăng, phí gửi xe, bảo trì).
Chi phí ăn uống cũng tăng khoảng 2 - 2,5 triệu mỗi tháng, do mình ăn uống thoải mái hơn, lạm phát nên giá thực phẩm tăng. Ngoài ra cuối tuần, mình đi nhậu (2 tuần nhậu một lần), mỗi lần mất 100-200 nghìn.
Giá nhà trọ cũng tăng lên 1 triệu.
Các khoản lặt vặt (sinh nhật, đám cưới, chở gấu đi chơi): 500 nghìn - 1 triệu.
Mỗi tháng, chi tiêu của mình dao động từ 4 - 4,5 triệu, nên tiết kiệm được khoảng 1,5 -2 triệu. Tổng kết cuối năm, mình để dành được khoảng 25 triệu (do có thêm lương tháng 13).
Cuối năm 2013, mình được tăng lương lên 8 triệu. Thời gian này, mình đi nhiều hơn nên chi phí đi lại tăng lên 300-500 nghìn; ăn uống khoảng 2,5 - 3 triệu (ăn sáng ngon hơn và nhậu cuối tuần thường xuyên hơn); các khoản lặt vặt cũng nhiều hơn, khoảng 1 triệu. Tiền nhà trọ thì vẫn thế. Chi tiêu mỗi tháng dao động 5 - 6 triệu, vì vậy cũng chỉ tiết kiệm được 2 - 3 triệu.
Tổng kết cuối năm, cả tiền tiết kiệm và lương tháng 13, mình có dư 30 triệu.
Tôi luôn để tiền tiết kiệm theo những mức thu nhập tăng dần
Cuối năm 2014, mình được tăng lương lên 11 triệu. Lương tăng 3 triệu nhưng tiền dành cho tiết kiệm chỉ tăng thêm một triệu do mình bắt đầu phát sinh thêm nhiều khoản chi tiêu khác. Chi phí đi lại, ăn uống, nhà trọ vẫn thế, nhưng mình tốn thêm khoản cà phê: 100 - 200 nghìn mỗi tháng, du lịch một vài tháng đi một lần, chia trung bình khoảng 500 nghìn/tháng, phát sinh thêm khoản sở thích: xem phim tuần một lần: 300 - 400 nghìn/tháng, bơi lội hàng tuần 100 nghìn/tháng. Các khoản lặt văt cũng tăng lên gấp rưỡi. Chi tiêu mỗi tháng khoảng 7-8 triệu đồng, tiết kiệm được 3-4 triệu đồng.
Tổng kết cuối năm, mình để dành được khoảng 80 triệu (do hưởng thêm lương tháng 13 và thưởng nhân viên xuất sắc). Sau đó, mình mua xe đạp, máy chụp hình cho bản thân, mua ti vi cho bố mẹ và quà Tết về quê nên cũng chỉ dư được 50 triệu.
Đầu năm 2015, mình có 120 triệu sau hơn ba năm tiết kiệm. Sẵn máu kinh doanh, mình quyết định dấn thân vào thương trường. Do chưa có kinh nghiệm nên sau 3 tháng, mình đã đóng cửa. Chi phí cho bài học kinh nghiệm kinh doanh đầu đời là mất đến 80 triệu.
Tính đến tháng 7/2015, mình còn 40 triệu trong tài khoản tiết kiệm. Lúc này, mình được tăng lương lên 14 triệu mỗi tháng nhưng mình vẫn duy trì cuộc sống như trước, giữ chi tiêu ở mức 7- 8 triệu/tháng. Vì thế, mình tiết kiệm được nhiều hơn để nung nấu kế hoạch kinh doanh khác.
Tháng trước, tự nhiên mình đổi hướng sang mối quan tâm nhà đất, vậy là quyết định tìm mua đất ở ngoại thành khi trong tay chỉ có 50 triệu. Mình đã tìm được một miếng đất của một công ty uy tín và cho trả góp 36 tháng: 12 tháng đầu, mỗi tháng sẽ trả khoảng 12,5 triệu. Gia đình đồng ý hỗ trợ 4 triệu nên mình chỉ cần để dành khoảng 8,5 triệu mỗi tháng là ổn. Thế nhưng, vừa ký hợp đồng thì mẹ mình bị bệnh nặng, gia đình không thể hỗ trợ mình, kế hoạch ban đầu tiêu tan. Số tiền trả góp mua đất vẫn phải đóng hàng tháng, vì thế mình chỉ còn 1,5 triệu để chi tiêu. Và đây là kế hoach mình đã và đang thực hiện kể từ đầu tháng 8:
- Đi lại: Đi xe đạp thường xuyên, nên chỉ mất tiền gửi xe. Thỉnh thoảng có việc mình cũng đi xe máy. Tổng cộng chi phí hết 100 nghìn.
- Ăn uống: Không ăn sáng, ăn trưa 25 nghìn/bữa, ăn tối 15-20 nghìn/bữa, tăng bữa ăn mì ăn liền, bỏ nhậu nhẹt, bỏ cà phê. Chi phí dao động 1 triệu.
- Sở thích: Không đi du lịch, không xem phim ở rạp mà xem online tại nhà, không đi bơi, chỉ đạp xe và chạy bộ.
- Chi phí ở trọ, điện nước, internet: Vẫn 1 triệu.
- Các khoản lặt vặt: 200 nghìn. Mình hạn chế đi chơi với "Gấu", mình cũng nói với bạn gái về tình hình hiện tại được nàng đồng ý.
- Ma chay, đám cưới (tính sau vì tạm thời chưa có).
Tổng cộng mỗi tháng, mình tiêu khoảng 2 - 2,5 triệu, dư 11,5- 12 triệu. Do khi ký hợp đồng mua đất và trả khoản tiền đầu tiên, mình còn dư khoảng 5 triệu nên mỗi tháng mình có thể trích 1 triệu từ đó, cộng với tiền dư hàng tháng để trả góp. Cuối năm, mình sẽ có thêm lương tháng 13 và thưởng nên cuộc sống lúc đó sẽ thoải mái hơn.
Ngoài tiết kiệm chi tiêu, mình bắt đầu kiếm thêm việc làm thêm (dựa trên chuyên môn của mình). 10 giờ làm việc mỗi tháng, mình có thêm 500 nghìn - 1 triệu.
Mình nghĩ, dù kiếm được nhiều hay ít tiền, người ta đều có thể sống được. Quan trong là có mục tiêu nhất định thì bạn sẽ tự điều chỉnh và thích ứng được thôi.
Theo Vnexpress
Có nên đồng ý lấy người quá quan tâm đến thu nhập của mình? Anh hiền lành, chân thật, cũng có những tiêu chí cần ở một người chồng nhưng tôi sợ cách anh quan tâm quá đến thu nhập của mình. Tôi năm nay 30 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định. Hình thức không xấu cũng chẳng xinh, trước đây tôi đã từng yêu nhưng đã chia tay do chúng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháu trai học lớp 3 khoe có bạn gái gửi thư riêng "tỏ tình", nghe chị dâu khuyên con mà tôi choáng váng

Đau đầu chóng mặt vì mỗi ngày đến văn phòng làm việc đều phải nghe đồng nghiệp xoi mói nhau

Cánh cửa vừa mở, tôi giật mình khi 1 con chuột lao ra, nhìn cảnh tượng trong phòng ngủ, tôi liền gọi điện cho mẹ vợ đến xử lý

Xem phim "Sex Education", người bố cứng rắn như tôi cũng bật khóc trước mặt vợ khi nhận ra nguyên nhân những vết máu trên tay áo con trai

2h sáng người yêu cũ của chồng nhắn tin khóc lóc, đòi hôm sau anh phải hộ tống cô ta vào viện chữa ung thư

Người hàng xóm khiến cả khu phố khó chịu bỗng dưng qua đời đột ngột, một tuần sau đám tang, tôi tìm thấy bức thư dưới gối của bà

Bố chồng lương hưu 70 triệu/tháng nhưng mẹ chồng vẫn đi rửa bát thuê, phản ứng của ông khiến cả nhà ngỡ ngàng

Đang nấu ăn dưới bếp thì nghe tiếng đổ vỡ loảng xoảng, tôi hốt hoảng chạy lên nhà thì bắt gặp cảnh tượng kinh ngạc

Bố mẹ tôi bỏ 200 triệu dỡ toang cổng nhà để mong con gái thoát "ế"

Gần đến ngày cưới của chị cả, em út bất ngờ thông báo có thai, nhưng cả nhà tôi lại tan đàn xẻ nghé khi biết bố đứa bé là ai

Nửa đêm xem phim "Sex Education", tôi bật khóc, tự hận chính mình đã khiến con gái uất ức bỏ nhà đi

Dự định đi họp lớp dịp nghỉ lễ, câu nói của mẹ chồng khiến tôi bật khóc
Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh rơi tầng 16 ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM tử vong
Tin nổi bật
23:39:21 06/04/2025
'When Life Gives You Tangerines' phá kỷ lục của 'The Glory'
Hậu trường phim
22:52:53 06/04/2025
Hoa hậu Thanh Hà nói lý do muốn đồng hành cùng Cúp xe đạp truyền hình TP.HCM
Sao việt
22:43:32 06/04/2025
Ca sĩ Quang Linh 'lột xác' ở tuổi 60
Nhạc việt
22:40:16 06/04/2025
Tài xế, thợ cắt tóc lập sòng đánh bạc giữa hoa viên TP Buôn Ma Thuột
Pháp luật
22:38:26 06/04/2025
'Chảo lửa' thương chiến Mỹ - Trung
Thế giới
22:38:19 06/04/2025
Muller chia tay Bayern Munich sau 25 năm cống hiến
Sao thể thao
22:14:07 06/04/2025
"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ
Netizen
21:58:43 06/04/2025
Rùa khổng lồ lần đầu làm mẹ ở tuổi 100
Lạ vui
21:01:23 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025