Phần lớn người tiêu dùng phải chấp nhận mức giá tăng 12% khi mua ô tô mới
Theo nghiên cứu mới từ Edmunds.com, 82% khách hàng đang phải trả mức giá cao hơn bình thường khi mua ô tô mới. Con số này so với mức tương ứng 2,8% của một năm trước và 0,3% vào đầu năm 2020.
Theo dữ liệu gần đây nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ, trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang phải “vật lộn” với lượng hàng tồn kho hạn chế do tình trạng thiếu chip đang diễn ra, người tiêu dùng phần lớn buộc phải chấp nhận mức giá tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nghiên cứu của Edmunds dựa trên các giao dịch mua bán vào tháng 1/2022, số tiền trung bình mà người dân phải trả cho một chiếc ô tô mới là 45.717 USD, cao hơn 728 USD so với giá bán lẻ đề xuất trung bình của nhà sản xuất (MSRP) là 44.989 USD.
Một năm trước, số tiền trung bình khách hàng phải trả thấp hơn MSRP là 2.152 USD, và hai năm trước, số tiền trung bình khách hàng phải trả thấp hơn MSRP 2.648 USD.
Video đang HOT
Edmunds cho biết, trong khi một phần lý do khiến giá xe tăng cao là do người tiêu dùng giàu có sẵn sàng trả thêm tiền cho chiếc xe mà họ muốn, nhưng vẫn có rất nhiều cá nhân phải trả giá cao hơn bình thường khi mua xe mới vì họ cần phương tiện đi lại và không có lựa chọn nào khác.
Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô không cung cấp nhiều ưu đãi, bởi doanh số bán xe của họ vẫn tốt. Theo J.D. Power và LMC Automotive, vào tháng 1/2022, gần 53% số xe đã được bán trong vòng 10 ngày kể từ khi được chuyển tới đại lý (một vài trong số đó đã được người tiêu dùng đặt trước).
Số ngày trung bình để một chiếc xe bán được sau khi có mặt tại đại lý là 19 ngày, giảm so với mức tương ứng 51 ngày của một năm trước.
Dựa trên nghiên cứu của Edmunds, Cadillac đứng đầu danh sách các thương hiệu bán xe với giá trên MSRP vào tháng trước, khi người mua phải trả thêm 4.048 USD cho mỗi chiếc xe so với giá bình thường. Tiếp theo là Land Rover với mức chênh lệch 2.565 USD/xe và Kia là 2.289 USD/xe.
Tuy nhiên, Ford và General Motors đã yêu cầu các đại lý của họ ngừng tính giá cao hơn MSRP. Ivan Drury, quản lý cấp cao về thông tin chi tiết tại Edmunds cho biết: “Nếu các khách hàng cần một chiếc xe mới sớm, việc nghiên cứu thêm là rất quan trọng để có được lợi thế về giá”.
Ông Drury nói thêm, nếu có thể, khách hàng nên xem xét các thương hiệu xe thay thế và sẵn sàng thỏa hiệp về màu sắc và tính năng để có được giá mong muốn. Đồng thời, người mua cũng có thể mở rộng bán kính tìm kiếm của mình, điều này có thể mang lại cho họ nhiều lựa chọn hơn./.
Ford Ranger sẽ xuất xưởng tại Việt Nam nhân khánh thành giai đoạn 1 mở rộng nhà máy
Thay cho nhập khẩu về phân phối như trước đây, ngày 15/7 tới đây mẫu xe bán tải Ford Ranger sẽ được xuất xưởng từ nhà máy Ford Hải Dương áp dụng quy trình lắp ráp toàn cầu của Tập đoàn Ford Motor.
Ford Ranger - mẫu xe bán tải bán chạy nhất thị trường Việt Nam sẽ được xuất xưởng tại nhà máy Ford ở Hải Dương vào ngày 15/7 này. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Ford Việt Nam cho biết, đây là kết quả mong đợi nhân việc hoàn thành giai đoạn một của dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Ford Hải Dương trị giá 2.000 tỷ đồng, được khởi động từ đầu năm 2020 của Ford Việt Nam.
Để đánh dấu cột mốc quan trọng này, Ford Việt Nam sẽ tổ chức "Lễ kỷ niệm 20 năm Ford Ranger tại Việt Nam" đã có hơn 100.000 xe được bàn giao tới tay khách hàng toàn quốc. Sự kiện sẽ được tổ chức dưới hình thức phát sóng trực tuyến trên fanpage của Ford Việt Nam tại địa chỉ: https://www.facebook.com/FordVietnam.
Ngày 14/1/2020, tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, Ford Việt Nam đã công bố đầu tư bổ sung 82 triệu USD, tương đương gần 2.000 tỷ đồng để nâng cấp nhà máy lắp ráp với công suất tăng từ 14.000 xe lên 40.000 xe/năm.
Tại sự kiện này, ông Andreá Cavallaro, Phó Chủ tịch Phụ trách sản xuất, khối thị trường quốc tế (IMG) của Tập đoàn Ford Motor cho biết, quyết định đầu tư mở rộng sản xuất nhà máy Ford tại Hải Dương dựa trên nhu cầu ổn định và ngày càng tăng cao của người tiêu dùng đối với dòng xe Ford. Đồng thời cũng là sự khẳng định cam kết đầu tư, phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam của Ford. Số vốn bổ sung sẽ tăng tổng mức đầu tư của Ford tại Việt Nam lên 200 triệu USD.
Ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam chia sẻ, kế hoạch nâng cấp và mở rộng nhà máy tại Hải Dương được chia thành 2 giai đoạn, triển khai từ năm 2020 và dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2022. Nhà máy được mở rộng thêm 60.000 m2, nâng tổng diện tích xây dựng lên 226.000 m2, bao gồm: xây mới xưởng thân xe, xưởng sơn, điều chỉnh lắp ráp hoàn thiện và sắp xếp lại khu vực hậu cần, vật tư.
Cùng với đó, Ford Việt Nam sẽ trang bị thêm máy móc mới, các robot với công nghệ kết nối hiện đại nhất nhằm tăng tính hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm lắp ráp tại nhà máy Ford Hải Dương.
Phần mở rộng này được áp dụng quy trình sản xuất và xử lý bảo vệ môi trường theo đúng tiêu chuẩn toàn cầu. Việc mở rộng sẽ tăng số lượng các dòng xe lắp ráp trong nước của Ford, trong đó có Ford Ranger sẽ tạo thêm việc làm tại nhà máy cũng như mạng lưới các nhà cung cấp và đại lý ủy quyền trên toàn quốc.
Còn theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), dù đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới lắp ráp tại Việt Nam, nhưng trong tháng 6 vừa qua Ford Ranger có doanh số bán 754 xe, nâng tổng doanh số cộng dồn trong 6 tháng đầu năm 2021 lên con số 6.912. Đây cũng là mẫu xe liên tiếp nằm trong Top 10 mẫu xe bán bán chạy nhất thị trường ô tô Việt Nam hàng tháng./.
Ô tô Trung Quốc thách thức xe hơi Mỹ Các xe Trung Quốc ngày càng tốt và chất lượng đã đe doạ chiếm ngôi các thương hiệu xe Mỹ. Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang đầu tư hàng chục tỉ USD vào cuộc đua xe điện, với hàng loạt mẫu xe mới dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào năm 2022. Gã khổng lồ Tesla vẫn...