Phân loại chồng để ‘bốc thuốc’ điều trị
Nếu bạn đang có một anh chồng hoàn hảo, xin được chúc mừng bạn vì điều tuyệt vời này. Nhưng, rất nhiều phụ nữ không được may mắn như bạn. Họ đang phải chịu đựng anh chồng gia trưởng, anh chồng trẻ con,….Bài viết này sẽ giúp chị em phân loại các anh chồng
Chồng trẻ con
Dầu hiệu:
Chồng trẻ con là một anh chàng không có cá tính, luôn phục thuộc vào vợ ngay cả những chuyện nhỏ nhất. Chàng ta cần vợ chăm lo giống như khi còn là cậu con trai nhỏ của mẹ. Có thể, chàng là một người kiếm được tiền và biểu đồ sự nghiệp tốt, nhưng khi ở với gia đình, anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào vợ.
Khi bên cạnh vợ, anh ấy không biết cụm từ “trách nhiệm”. Chàng cần vợ gọi dậy vào mỗi buổi sáng, chuẩn bị hộ quần áo khi đi làm, chuẩn bị bữa ăn chiều và đủ thứ khác. Chàng ta cũng chẳng quan tâm đến con cái hay bất cứ điều gì trong nhà.
Anh ấy thực sự là một đứa trẻ trong gia đình.
Thuốc điều trị:
Để chồng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, vợ cần chấm dứt ngay tất cả những hành động hỗ trợ. Bạn cần trao đổi thẳng thắn với chồng về sự thay đổi quan trọng này. Sau đó, khéo léo đưa chồng tham gia vào các hoạt động của gia đình.
Tuy nhiên, với anh chồng trẻ con, bạn cần phải thật kiên nhẫn. Đừng mong chồng sẽ thay đổi ngay sau một đêm. Nếu anh ấy chưa bao giờ phải gánh vác trách nhiêm, sự thay đổi này có thể khiến chàng ta bối rối, hoảng sợ và lo lắng. Vì vậy, bạn cần phải giúp đỡ chồng, hướng dẫn và chỉ bảo để anh ấy quen dần với trách nhiệm mới.
Chồng gia trưởng
Video đang HOT
Dấu hiệu:
Chồng gia trưởng luôn coi mình là người quan trọng nhất trong gia đình. Anh ấy thường vin vào cớ trụ cột của gia đình để lớn tiếng hay đặt ra các yêu sách với vợ.
Với những anh chồng này, mọi chuyện trong gia đình từ chuyện bếp núc đến con cái đều thuộc trách nhiệm của vợ. Khi nhận được sự đề nghị giúp đỡ từ vợ, phản ứng của chồng gia trưởng là nổi nóng để từ chối.
Thuốc điều trị:
Với anh chồng gia trưởng, cách duy nhất để thay đổi là sự vùng dậy mạnh mẽ của người vợ. Tuy nhiên, bạn không nên để mình đơn độc trong cuộc chiến với chồng. Bố mẹ, anh em và bạn bè của chồng sẽ là những đồng minh lý tưởng giúp bạn “trị” anh chồng gia trưởng.
Hãy thảo luận với chồng về việc, cả hai sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và nuôi dạy con cái. Nếu chồng nổi nóng, bạn cần phải thể hiện sự cứng rắn, yêu cầu anh ấy hạ giọng và tôn trọng cuộc nói chuyện của 2 vợ chồng.
Có thể, anh ấy sẽ tiếp tục sử dụng những giải pháp cực đoan để cố gắng gạt bỏ đề xuất của bạn, nhưng đây là thời điểm bạn cần dũng cảm. Hãy thể hiện thái độ và hành động kiên quyết của mình. Điều này giúp chồng hiểu, cách cũ đã không còn tác dụng. Trong trường hợp, chồng dùng đến vũ lực, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình hoặc pháp luật nếu hành động bạo lực vượt quá tầm kiểm soát.
Anh chồng hay lo lắng
Dầu hiệu:
Anh ấy thuộc mẫu người luôn lo lắng về mọi việc, từ chuyện công việc đến các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Anh ấy luôn đứng ngoài các vấn đề của gia đình, từ chồi trách nhiệm làm cha mẹ và là một phần của gia đình với lý do đang bị quá tải trong công việc.
Thuốc điều trị:
Khi có một anh chồng hay lo lắng, bạn cần tinh tế hành xử để gia đình không tan vỡ. Hãy giúp chồng hiểu, công việc quan trọng, nhưng anh ấy không thể bỏ quên trách nhiệm làm cha và là thành viên của một gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh việc chỉ trích. Đầu tiên, bạn cần thế hiện sự đồng cảm và chia sẻ, sau đó trao đổi nhẹ nhàng với chồng về những điều cần làm. Bạn cũng cần vạch ra những đầu công việc, lộ trình thực hiện từ ít đến nhiều và lên cho chồng một thời gian biểu phù hợp. Với anh chồng hay lo lắng, thời biểu công việc rõ ràng sẽ giúp anh ấy yên tâm và tự tin vào bản thân.
Theo VNE
Chồng coi vợ như kẻ ăn, người ở
Anh chửi em là người vợ ngu dốt, không biết chăm con, chăm chồng. Em đau khổ vô cùng.
Chị Thanh Bình thân mến!
Lời đầu tiên cho em được kính chúc tất cả chị mạnh khỏe. Sau đây em cũng muốn anh chị cùng bạn đọc cho em lời khuyên.
Em năm nay đã 35 tuổi. Em lấy chồng cách đây 6 năm chồng em hơn em gần 10 tuổi. Và bọn em cũng đã có một con. Em và anh ấy quen nhau từ lúc em còn nhỏ ( vì bọn em ở cùng một xã ).
Anh ấy là một kỹ sư xây dựng có một công việc ổn định trong nhà nước còn em chỉ là nhân viên bình thường cho một công ty tư nhân. Tuy cuộc sống khó khăn giữa thành phố Hà Nội song vợ chồng em vẫn rất hạnh phúc với thời gian đầu của cuộc sống hôn nhân. Ngày đầu bước vào cuộc sống hôn nhân em nghĩ cũng rất đơn giản vì em sống trong xóm trọ nên chuyện tiền nong em đã để anh giữ. Mỗi tháng anh đưa cho em một khoản cộng với khoản tiền lương của em đủ chi tiêu sinh hoạt. Em không hề nghĩ của riêng của chung như nào. Tiền sau cưới mọi người mừng còn dư lại sau khi thanh toán tiền cỗ bàn cho khách sạn còn dư em cũng để anh ấy giữ hết. Mãi gần đây em mới nhận ra rằng anh ấy đang phân chia chuyện tài chính với vợ. Anh ấy nói thẳng với em là Em phải lo chi phí tiền học cho con còn tiền ăn uống chi phí hàng ngày là anh ấy lo kể cả đi chợ búa.
Em đau khổ vô cùng khi chồng gia trưởng, ích kỉ và không trân trọng vợ (Ảnh minh họa)
Em thấy buồn song em nghĩ trong lòng rằng thôi như thế cũng được mình nhường nhịn nhau sống để còn lo làm nhà làm cửa. Nhưng em thật buồn và nói đúng hơn là sốc khi hỏi đến tiền để trả nợ mua đất cát còn nợ mới biết là tiền lương hàng tháng anh không hề còn. Nhưng điều đó cũng chưa làm em buồn bằng từ khi em bị sẩy thai khi mang em bé thứ 2. Anh ấy bắt đầu thay đổi hoàn toàn, bản chất một con người gia trưởng bắt đầu lộ ra. Anh ấy bắt đầu tỏ thái độ với vợ trong mắt anh ấy em là một người mẹ người vợ ngu dốt, vô tích sự, anh ấy coi em như kẻ ăn người ở, mà có khi còn không bằng.
Em buồn buồn lắm chị ạ. Giờ em phải làm sao khi mọi chuyện càng ngày càng diễn biến với chiều hướng xấu. Em không muốn gia đình chia ly con cái phải chịu cảnh có mẹ thì không cha, mà có cha thì không mẹ. Em muốn cứu vãn gia đình nhưng bằng cách nào đây. Em mong chị cho em lời khuyên và hướng giải quyết. (Em gái)
Trả lời:
Em gái thân mến! Cảm ơn em đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư, chị hiểu rằng em đang rất đau khổ vì cuộc hôn nhân của mình. Chồng em là người quá gia trưởng, ích kỉ và không trân trọng vợ. Anh ấy khiến em đau khổ vì những lời nói tàn nhẫn, coi em như người ăn, kẻ ở trong nhà. Em muốn cứu vãn hạnh phúc gia đình nhưng không biết làm thế nào.
Đọc những dòng tâm sự của em, chị có thể hiểu được nỗi lòng của em lúc này. Tuy nhiên, rõ ràng là bây giờ em không thể im lặng được nữa. Đôi khi trong cuộc sống sự nín nhịn là điều tốt nhưng sự cam chịu lại có thể khiến cho tình huống đi quá xa ngoài tầm kiểm soát. Vì em chịu đựng quá nhiều, không thẳng thắn bày tỏ với chồng nên giờ đây những ấm ức đó mới chồng chất nhau. Và nếu như em không nói để anh ấy biết và thay đổi, hạnh phúc gia đình em khó lòng mà níu kéo được.
Em cũng cần phải nói thêm rằng nếu muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình thì anh ấy nên làm thế. Sau đó em cho anh ấy thời gian. (Ảnh minh họa)
Em và chồng nên ngồi lại với nhau, nói chuyện rõ ràng.Em hãy nói thật khéo nhưng thẳng thắn để anh ấy hiểu những điều mà em cảm thấy bất hợp lí trong chuyện vợ chồng. Từ chuyện kinh tế, tiền bạc, trách nhiệm với con và thái độ dành cho nhau của cả hai vợ chồng... Mọi điều đều cần phải bàn tính lại. Sau đó em hãy lắng nghe anh ấy, xem cách nghĩ, cách nhìn nhận của chồng em ra sao. Có thể, sau buổi nói chuyện đó, em chưa có được kết quả như mong đợi ngay mà cần phải có thời gian cho anh ấy nhận thức và từ từ thay đổi. Em cũng cần phải nói thêm rằng nếu muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình thì anh ấy nên làm thế. Sau đó em cho anh ấy thời gian.
Đừng gây tức tối, nóng giận cho nhau mà góp ý trên cơ sở xây dựng, bảo vệ tổ ấm này. Nếu như em cảm thấy quá mệt mỏi, em cũng có thể tạm thời xin phép về bên gia đình ngoại ở một thời gian cho có không gian riêng. Khi đi, em hãy xin phép chồng đoàng hoàng chứ không phải vùng vằng bỏ về. Ngoài ra, em cũng có thể nhờ một số bạn bè, người thân - những người có tiếng nói với anh ấy khéo léo tác động thêm để anh ấy thay đổi dần cách nghĩ. Chị tin rằng, nếu em biết xử lí tình huống này khéo léo, chồng em sẽ nhận ra sai lầm của anh ấy.
Chúc em mạnh khỏe và hạnh phúc!
Theo VNE
Chán ngán vì chồng lười biếng, hách dịch Bên nhà tôi có cỗ, mọi người đến làm đông đủ, còn anh thì nằm xem TV. Anh luôn tỏ ra cao sang dù thực tế gia đình anh không khá giả. Tôi và anh cưới nhau được 3 năm, giờ chúng tôi có một con trai hơn 2 tuổi. Ngày mới cưới, chúng tôi phải đi thuê nhà trọ vì cả hai...