Phân loại bệnh lao thế nào?
Khi nghi ngờ hoặc có các dấu hiệu bệnh lao, người bệnh sẽ được khuyên nên làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị.
Việc phân loại bệnh lao theo kết quả xét nghiệm và tiền sử điều trị lao rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả.
Phân loại bệnh lao theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn
Người bị bệnh lao có bằng chứng về vi khuẩn học: là người bệnh có ít nhất một trong các xét nghiệm như nhuộm soi đờm trực tiếp, nuôi cấy hoặc xét nghiệm vi khuẩn lao được WHO chứng thực như Xpert MTB/RIF (Mycobacterium tuberculosis/Rifampicin), HAIN (GenoType MTBDRplus) có kết quả xét nghiệm dương tính.
Người bị bệnh lao không có bằng chứng về vi khuẩn học hay chẩn đoán lâm sàng: là người bệnh được chẩn đoán và điều trị bệnh lao bởi bác sĩ lâm sàng nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn có bằng chứng về vi khuẩn học. Nếu trong quá trình điều trị về sau có tìm thấy vi khuẩn lao bằng các xét nghiệm thì người bệnh được phân loại lại là có bằng chứng về vi khuẩn học.
Điều trị cho bệnh nhân mắc lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: TM.
Phân loại bệnh lao theo tiền sử điều trị lao
Người bị bệnh lao mắc mới: là người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới sử dụng thuốc chống lao nhưng dưới 1 tháng.
Người bị bệnh lao tái phát: là người bệnh đã được điều trị lao và được các bác sĩ xác định là khỏi bệnh hoặc đã hoàn thành việc điều trị, tuy nhiên bị mắc bệnh trở lại với kết quả AFB dương tính hoặc có bằng chứng về vi khuẩn thông qua xét nghiệm.
Người bị bệnh lao điều trị thất bại gồm có: Người bệnh có kết quả AFB dương tính từ tháng điều trị thứ 5 trở lên và phải chuyển phác đồ điều trị. Người bệnh có kết quả chẩn đoán ban đầu với AFB âm tính nhưng sau 2 tháng điều trị thì xuất hiện kết quả AFB dương tính. Người bị bệnh lao ngoài phổi xuất hiện thêm lao phổi với kết quả AFB dương tính sau 2 tháng điều trị. Người bệnh đa kháng thuốc, được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị với thuốc chống lao hàng thứ nhất.
Người bị bệnh lao điều trị lại sau khi bỏ điều trị: là người bệnh không sử dụng thuốc liên tục nhiều hơn 2 tháng trong quá trình điều trị, sau đó người bệnh quay lại điều trị thì thấy kết quả AFB dương tính hoặc có bằng chứng về vi khuẩn thông qua xét nghiệm.
Các phân loại khác cho người bị bệnh lao
Bị lao phổi có kết quả AFB dương tính khác: là người bệnh đã được điều trị thuốc lao trước đây với thời gian điều trị kéo dài hơn 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc không rõ tiền sử điều trị như thế nào, nay lại được chẩn đoán là bị lao phổi với kết quả AFB dương tính.
Video đang HOT
Lao phổi có kết quả AFB âm tính và lao ngoài phổi khác: là người bệnh đã được điều trị thuốc lao trước đây với thời gian điều trị kéo dài hơn 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị hoặc điều trị theo phác đồ với đánh giá là hoàn thành điều trị hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay lại được chẩn đoán là bị lao phổi với kết quả AFB âm tính hoặc lao ngoài phổi.
Người bị bệnh lao từ nơi khác chuyển đến: là người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục điều trị.
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan nhanh cho người thân và cộng đồng. Vì vậy, mọi người cần có ý thức phòng bệnh. Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để làm các xét nghiệm và có chẩn đoán bệnh lao và được điều trị sớm nhất.
BS. Xuân Đồng
Theo suckhoedoisong
Mỗi năm có hơn một triệu người chết vì bệnh lao
Lao là một bệnh truyền nhiễm thường ảnh hưởng đến phổi, dễ dàng truyền từ người này sang người khác thông qua ho và hắt hơi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.
Năm 2017, đã có 10 triệu người mắc bệnh và 1,6 triệu người chết vì bệnh lao.
Bệnh lao là gì?
Lao là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra và lây lan qua không khí từ người này sang người khác, qua hắt hơi, ho, cười, nói hoặc khạc nhổ đờm.
Những người bị nhiễm vi khuẩn này có nguy cơ mắc bệnh từ 5 đến 15% trong đời.
Bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới (Ảnh minh họa: TTXVN).
Nguyên nhân gây bệnh lao
Các vi khuẩn gây bệnh lao được lây lan qua các giọt cực nhỏ do một người thải ra không khí. Các chủng vi khuẩn kháng thuốc phát triển khi thuốc kháng sinh không tiêu diệt được vi khuẩn.
Bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) phát sinh khi vi khuẩn còn sống phát triển đề kháng với kháng sinh như rifampin và isoniazid.
Virus HIV gây ra AIDS làm ức chế khả năng miễn dịch của bạn, khiến cơ thể khó kiểm soát vi khuẩn lao. Đây là lý do tại sao hầu hết những người nhiễm HIV có nhiều khả năng mắc bệnh lao.
Các triệu chứng của bệnh lao là gì?
Cảm thấy ốm yếu
Ho kéo dài hơn 3 tuần
Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm
Đau ngực
Ăn mất ngon
Giảm cân
Khi bệnh lao lan sang các bộ phận khác của cơ thể, các triệu chứng bao gồm: Đau cột sống và khớp, viêm màng não...
Ảnh minh họa: Internet
Chẩn đoán bệnh lao
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để lắng nghe âm thanh của phổi trong khi bạn thở và kiểm tra sưng trong các hạch bạch huyết.
Xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất đối với bệnh lao là xét nghiệm da trong đó một chất nhỏ gọi là PPD tuberculin, một chiết xuất của vi khuẩn lao được tiêm vào bên trong cánh tay.
Bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay của bạn sau 24 đến 48 giờ để xem có vết sưng nào trong khu vực không. Nếu khu vực có vết sưng đỏ, sưng có nghĩa là bạn đã mắc bệnh lao.
Tuy nhiên, xét nghiệm da không hoàn toàn chính xác trong một số trường hợp khi người bị AIDS không phản ứng với xét nghiệm lao trên da và nếu bạn đã được tiêm vắc-xin Bacillus Calmette-Guerin (BCG) gần đây.
Nếu kết quả kiểm tra da của bạn là dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang ngực hoặc chụp CT. Nó sẽ cho thấy những thay đổi trong phổi do lao hoạt động.
Nếu kết quả X-quang ngực là dương tính, bác sĩ sẽ lấy mẫu đờm (chất nhầy từ ho) của bạn để kiểm tra vi khuẩn lao.
Xét nghiệm máu cũng được thực hiện để xác nhận bệnh lao.
Điều trị bệnh lao
Các loại thuốc phù hợp có thể chữa khỏi bệnh lao chủ yếu là kháng sinh.
Việc điều trị bằng kháng sinh tùy thuộc vào độ tuổi của một người, sức khỏe tổng thể, khả năng kháng thuốc, vi khuẩn lao tiềm ẩn hoặc hoạt động và vị trí nhiễm lao.
Một nghiên cứu mới năm 2019 cho thấy các nhà nghiên cứu đã khám phá các phương pháp điều trị ngắn hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn cho những bệnh nhân mắc lao kháng thuốc. Thời gian điều trị ngắn hơn từ 9 đến 11 tháng và có hiệu quả như điều trị lao kháng thuốc.
Thuốc trị lao có thể gây hại cho gan và gây ra các tác dụng phụ khác nhau như sốt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn và nôn và chán ăn.
Phòng chống bệnh lao
Trong vài tuần đầu điều trị, bạn không nên bước ra ngoài và tránh tiếp xúc với người khác để giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi trùng.
Che miệng trong khi bạn hắt hơi, ho và thông gió trong phòng vì vi trùng lây lan dễ dàng truyền trong không gian kín.
Theo phunusuckhoe
Phòng chống bệnh lao ở phụ nữ mang thai và trẻ em Lao là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai và trẻ em, những đối tượng có sức đề kháng yếu dễ bị vi khuẩn lao tấn công. Ảnh minh họa Bất kì bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị lao nhưng lao ở phổi chiếm hơn 80% các ca mắc lao. Đây cũng là thể bệnh...