Phân lân Văn Điển lãi thêm 5,6 tỷ đồng sau soát xét
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán AASC, lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển (VAF) điều chỉnh tăng thêm 5,6 tỷ đồng so với báo cáo tài chính tự lập của công ty.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 sau soát xét của VAF đạt trên 47,4 tỷ đồng, trong khi tại báo cáo tài chính tự lập, chỉ tiêu này chỉ đạt 41,8 tỷ đồng.
Lân Văn Điển lãi trước thuế trên 47 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018
Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, đơn vị kiểm toán đã tính tăng số lãi tiền gửi của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tại các tổ chức tín dụng chưa đến kỳ hạn (căn cứ vào mức lãi suất theo hợp đồng tương ứng với số ngày gửi thực tế). Nhờ đó, doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ của công ty tăng thêm 1,78 tỷ đồng.
Trong báo cáo tài chính kiểm toán, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng cũng giảm lần lượt 1,7 tỷ đồng và 125 triệu đồng. Nguyên nhân là do đơn vị kiểm toán tính toán lại khấu hao tài sản cố định tương ứng với số tháng thực tế. Trước đó VAF trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng cho cả năm và hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, giá thành sản phẩm tiêu thụ và chi phí bán hàng trong kỳ bị ảnh hưởng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của VAF cũng giảm gần 2 tỷ đồng do thay đổi phương pháp phân bổ chi phí thuê đất. Cụ thể, công ty đang phân bổ theo tháng, trong khi đơn vị kiểm toán phân bổ theo sản lượng tiêu thụ trong kỳ.
Những yếu tố trên đã tác động khiến lợi nhuận trước thuế của công ty tăng gần 5,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng thêm 4,5 tỷ đồng, đạt 38 tỷ đồng.
Video đang HOT
Với kết quả này, lãi ròng của VAF tăng trưởng gần 12% so với 6 tháng đầu năm 2017.
Theo Danviet/Nguyễn Hiền (Báo Hải quan)
Sắp xử phúc thẩm cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm cùng đồng phạm
Dự kiến, ngày 18/4 tới, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm đối với Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng các đồng phạm.
Trước đó, từ ngày 28/8 đến 29/9/2017, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Hà Văn Thắm cùng 50 bị cáo liên quan về các tội "Tham ô tài sản" (Điều 278), "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" (Điều 280), "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" (Điều 179) và tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999).
Các bị cáo nghe tòa tuyên án sáng 29/9/2017.
Quá trình xét xử, HĐXX sơ thẩm quyết định tuyên phạt Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank - chung thân về tội "Tham ô tài sản", 19 năm tù về tội "Cố ý làm trái...", 20 năm tù về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và 18 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; tổng hợp hình phạt buộc Hà Văn Thắm phải chịu mức án chung thân.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - bị tuyên tử hình về tội "Tham ô tài sản", chung thân về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và 17 năm tù về tội "Cố ý làm trái..."; tổng hợp hình phạt là tử hình.
Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) và Nguyễn Văn Hoàn (cựu Phó TGĐ Oceanbank) cùng chịu mức án 22 năm tù giam. Phạm Hoàng Giang - cựu TGĐ Công ty BSC - bị tuyên 4 năm tù giam.
Lê Thị Thu Thủy - cựu Phó TGĐ Oceanbank - bị tuyên phạt 6 năm tù; Hoàng Thị Hồng Tứ chịu mức án 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh): 14 năm tù; tổng hợp hình phạt mà TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên, Phạm Công Danh phải thi hành án 30 năm tù.
Bị cáo Hứa Thị Phấn (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Phú Mỹ): 17 năm tù; Trần Văn Bình (cựu Tổng Giám đốc công ty Trung Dung): 4 năm, tổng hợp hình phạt TAND TP.HCM đã tuyên, Bình phải chịu án 8 năm tù giam.
Nguyễn Thị Nga (cựu Kế toán trưởng): 42 tháng tù; Ngô Hải Nam (chồng Nga): 22 tháng tù treo.
Các bị cáo là cựu Giám đốc hội sở của Oceanbank đồng loạt được giảm án. Trong số 51 bị cáo, có 4 người là Giám đốc chi nhánh, Phòng giao dịch chịu mức thấp nhất là 24 tháng cải tạo không giam giữ.
Sau khi án sơ thẩm được tuyên, ngày 11/10/2017, bị cáo Hà Văn Thắm có đơn kháng cáo đề nghị không kết án tội "Tham ô tài sản" và tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" đối với bị cáo. Tuy nhiên, cựu Chủ tịch Oceanbank vẫn lập luận rằng, trong trường hợp tòa cấp phúc thẩm thấy có đủ căn cứ để xác định bị cáo đã phạm vào các tội danh trên thì bị cáo mong muốn được giảm nhẹ hình phạt và không xử bị cáo mức án tù chung thân. Ngoài ra, Hà Văn Thắm cũng đề nghị được xem xét lại trách nhiệm dân sự đối với bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn kháng cáo kêu oan về tội "Tham ô tài sản" và tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Bị cáo Nguyễn Minh Thu đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh theo Điều 280 và giảm hình phạt đối với cả 2 tội danh bị quy kết.
Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn kháng cáo cho rằng không phạm tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và xin giảm nhẹ hình phạt đối với tội "Cố ý làm trái...".
25 bị cáo từng là cấp dưới của Hà Văn Thắm và làm việc tại Oceanbank kháng cáo xin được xem xét lại tội danh theo Điều 280; giảm nhẹ hình phạt đối với tội danh quy định tại Điều 165; xin được hưởng án treo và xin được miễn trách nhiệm hình sự.
Bị cáo Phạm Công Danh kháng cáo xin xem xét lại toàn bộ hành vi phạm tội. Bị cáo Hứa Thị Phấn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm đối với bị cáo.
Ngoài kháng cáo của 31/51 bị cáo trong vụ án, 3 tổ chức và cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo về vấn đề bồi thường thiệt hại.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Ông Đinh La Thăng xin nhận trách nhiệm cho tất cả bị cáo Nhận trách nhiệm người đứng đầu, bị cáo Đinh La Thăng trình bày, bản thân sẵn sàng nhận trách nhiệm thay cho tất cả các bị cáo khác nếu có vấn đề gì không đúng. Ông Thăng: Đầu tư vào Oceanbank đã mang lại hiệu quả Phiên xử ông Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho...