Phần Lan từ chối yêu cầu từ Ukraine về việc vận chuyển hành khách ở các vùng ‘giải phóng’
Các chuyến tàu cao tốc Allegro chạy giữa Helsinki và St. Petersburg đã bị nhà điều hành đường sắt Phần Lan ngừng dịch vụ sau cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Tàu Allegro chạy từ Nga tới Phần Lan. Ảnh: AOP
Theo mạng tin châu Âu Euractiv. com ngày 16/3, Phần Lan sẽ không thể hỗ trợ 4 trong số các chuyến tàu cao tốc Allegro mà Ukraine yêu cầu để vận chuyển người dân giữa các khu vực được “giải phóng” vì lý do hợp đồng.
Trong một cuộc gặp ngắn được Văn phòng Thủ tướng mô tả là “tự phát”, Giám đốc điều hành ngành đường sắt Ukraine Oleksandr Kamyshin đã đề nghị triển khai các chuyến tàu để vận chuyển người đến và đi từ các vùng “giải phóng”.
Bình luận về vấn đề này, Topi Simola, Phó chủ tịch của VR-Group, công ty đường sắt nhà nước Phần Lan, cho biết họ không thể hỗ trợ Ukraine các chuyến tàu và đưa ra quyết định của riêng mình liên quan đến Allegro.
Video đang HOT
Các đoàn tàu Allegro thuộc sở hữu của Karelian Trains, một công ty do VR-Group và công ty đường sắt RZD của Nga đồng sở hữu.
Các chuyến tàu đã chạy từ năm 2010 cho đến tháng 3/2022, sau đó bị tạm dừng khi Karelian Trains bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ.
Trước đó, phía Ukraine đã đề nghị Phần Lan về việc hỗ trợ 4 chuyến tàu Allegro khi Giám đốc điều hành công ty đường sắt Ukrzaliznytsia của Ukraine, Oleksandr Kamyshin gặp Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin trong chuyến thăm của bà tới Kiev vào tuần trước, hãng thông tấn Phần Lan STT đưa tin.
AP: Tổng thống Phần Lan tới Thổ Nhĩ Kỳ để nhận tin 'tích cực' về việc gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ "bật đèn xanh" cho Phần Lan trở thành thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những ngày tới, trong khi để quốc gia đồng hành với Phần Lan là Thụy Điển trong tình trạng lấp lửng.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay sau một cuộc họp báo ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/10/2015. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinist sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này, được cho là để nhận tin tức tích cực từ Ankara về nỗ lực trở thành thành viên NATO của Helsniki.
Ông Niinist bắt đầu đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 16/3 và thăm những khu vực bị tàn phá bởi hàng loạt trận động đất và dư chấn hồi tháng 2 vừa qua, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người khác cần hỗ trợ thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.
Ngày 17/3, Tổng thống Niinist sẽ gặp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Istanbul.
"Ngoài việc tái thiết sau động đất, các chủ đề thảo luận là tình hình địa chính trị, quan hệ song phương giữa Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển", văn phòng tổng thống Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.
Chuyến công du của ông Niinist - chuyến thăm mới nhất trong một loạt các chuyến đi ngoại giao con thoi của các chính trị gia cấp cao Phần Lan nhằm tăng cường hỗ trợ cho quá trình xin gia nhập NATO đang bị đình trệ của họ - diễn ra khi Tổng thống Erdogan báo hiệu rằng cuối cùng Ankara cũng có thể phê chuẩn đơn xin gia nhập (NATO của Phần Lan).
Khi được các phóng viên hỏi về việc "bật đèn xanh" cho Phần Lan, ông Erdogan trả lời: "Chúa sẵn lòng, nếu đó là điều tốt nhất". Về phần mình, ông Niinist nói: "Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã hy vọng rằng tôi sẽ có mặt khi họ thông báo quyết định này. Tất nhiên, tôi đã nhận lời và sẽ có mặt để tiếp nhận".
Cho đến nay, 28 trong số 30 thành viên NATO đã phê chuẩn đơn gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển. Chỉ còn Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa có động thái tương tự. Mặc dù hai nước Bắc Âu ban đầu dự định cùng nhau tham gia NATO, quá trình trở thành thành viên của Phần Lan có vẻ sẽ được hoàn hành mà không có Thụy Điển do Ankara tiếp tục bất mãn với Stockholm.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Thụy Điển quá mềm mỏng với các nhóm mà họ coi là tổ chức khủng bố và các mối đe dọa hiện hữu, bao gồm các nhóm người Kurd và những người chỉ trích ông Erdogan. Nhưng đối với Phần Lan, Ankara nói rằng họ có ít vấn đề hơn với tư cách thành viên của Helsinki.
Phát biểu trong chuyến thăm Berlin ngày 15/3, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson lưu ý rằng trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan trước Thụy Điển. Ông Kristersson nói: "Chúng tôi cũng đã chuẩn bị cho tình huống đó".
Tuy nhiên, các quan chức phương Tây vẫn hy vọng rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển - có thể sau cuộc bầu cử vào tháng 5 của nước này và trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo NATO dự kiến vào tháng 7 tới tại Litva.
"Mục tiêu của tôi là cả Thụy Điển và Phần Lan sẽ trở thành thành viên đầy đủ của NATO càng sớm càng tốt, ít nhất là trước Hội nghị thượng đỉnh Vilnius", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hồi đầu tháng này.
Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Phần Lan Hôm thứ Tư (15/3), hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quốc hội nước này rất có khả năng sẽ phê chuẩn đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan trước giữa tháng 4 năm nay. Năm 2022, sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra không lâu, Thụy Điển và Phần Lan...