Phần Lan tiết lộ kế hoạch triển khai những chiếc F-35 đầu tiên
Sau khi nhận được lô chiến đấu cơ F-35 đầu tiên từ Mỹ vào năm 2026, Phần Lan sẽ triển khai các máy bay này tại căn cứ Lapland.
Chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Images
Theo kênh truyền hình RT, Tư lệnh Không quân Phần Lan Chuẩn tướng Juha-Pekka Kernen ngày 28/5 cho biết: “Phi đội F-35 đầu tiên sẽ được đưa đến căn cứ Không quân Lapland ở Rovaniemi vào năm 2026″.
Căn cứ không quân này nằm cách thành phố Rovaniemi 7 km về phía bắc. Đây là căn cứ ở cực Bắc của Phần Lan được trang bị máy bay chiến đấu .
Tháng 12/2021, Phần Lan công bố quyết định mua một phi đội gồm 64 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 để thay thế những chiếc F/A-18 Hornet đã cũ. Những chiếc F-35 đầu tiên dự kiến đến Rovaniemi vào năm 2026. Phần còn lại của phi đội sẽ hoàn tất quá trình vận chuyển vào năm 2030.
Video đang HOT
Nếu đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ) của Phần Lan được phê duyệt, số lượng máy bay F-35 của khối quân sự Bắc Âu sẽ tăng lên đáng kể. Na Uy cũng đã nhận được 34 trong tổng số 52 máy bay mới. Phần lớn phi đội F-35 của Na Uy đóng tại căn cứ không quân Orlando ở phía Nam đất nước, một số máy bay đóng ở căn cứ không quân Evenes – phía Bắc Vòng Bắc Cực, một phần của lực lượng Cảnh báo phản ứng nhanh (QRA) của NATO.
Ngày 26/5, hai chiếc F-35 đã bay từ căn cứ Evenes để đánh chặn hai máy bay Nga trên Biển Barents mặc dù máy bay Nga không xâm phạm không phận Na Uy.
Nếu các máy bay F-35 của Phần Lan đóng tại căn cứ Rovaniemi cũng trở thành một phần của lực lượng QRA, lực lượng này sẽ mất ít thời gian hơn để đánh chặn các máy bay Nga trong trường họp bay về phía tây Bán đảo Kola. Bên cạnh đó, các máy bay F-35 của Phần Lan có thể được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới đất liền dài 1.340 km với Nga.
Ngày 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Kaikkonen tiết lộ Helsinki sẽ mời các nước đối tác tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn. Cuộc tập trận dự kiến bắt đầu vào mùa hè này nhằm huấn luyện quân đội của Phần Lan phù hợp hơn với các tiêu chuẩn của NATO cũng như “thể hiện sự ủng hộ đối với Phần Lan” trong khi nước này hoàn tất thủ tục gia nhập trở thành thành viên của khối.
Là một quốc gia trung lập trong nhiều thập kỷ, Phần Lan đã thay đổi đáng kể chiến lược khi gia nhập khối quân sự NATO. Một số cuộc thăm dò dư luận được tiến hành ở nước này chỉ ra rằng 75% người Phần Lan hiện ủng hộ việc gia nhập NATO.
Về phần mình, Nga khẳng định quyết định của Helsinki là không chính đáng. Moskva cảnh báo nếu Phần Lan gia nhập NATO, nước này sẽ phải tăng cường hiện diện quân sự ở phía Bắc đất nước và thực hiện các biện pháp tương xứng để đảm bảo an ninh.
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây
Nỗ lực của các thành viên NATO nhằm gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đã gây ra phản ứng ngược.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, năm 2019. Ảnh: NYT
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có phản ứng gay gắt trong NATO. Trên thực tế, phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan là do sự thay đổi trong chính sách của phương Tây đối với Ankara.
Tuyên bố của Tổng thống Erdogan rất cứng rắn. Ông đổ lỗi cho một số quốc gia đã rút hệ thống phòng không của họ khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và viện trợ vũ khí miễn phí cho "những kẻ khủng bố", ám chỉ đến Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) và lực lượng ủy nhiệm Syria. Ông Erdogan cũng nêu ra danh sách các vấn đề vướng mắc trong mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và châu Âu.
Theo Tổng thống Erdogan, trong khi công dân Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn trong việc xin thị thực vào Mỹ và EU, thì "những kẻ khủng bố" lại dễ dàng xin tị nạn ở Mỹ và EU, đồng thời nêu rõ sự hiểu lầm về quan điểm của Ankara trong cuộc chiến Karabakh năm 2020, cũng như các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Libya.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gần như đã ra "tối hậu thư" cho các đồng minh NATO, bằng cách khẳng định không thể áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Ankara cũng như không thiên vị trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Do đó, cho đến khi có bất kỳ hành động cụ thể nào được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ quyền phủ quyết đối với việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.
Nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) Viktor Nadein-Raevsky nhận định với Nezavisimaya Gazeta rằng nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói chung không chỉ có một mục tiêu khi đưa ra các điều kiện.
"Điều quan trọng nhất đối với ông Erdogan trong trường hợp này là thể hiện vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế. Qua đó, ông Erdogan muốn xác lập vị thế của nước này như một cường quốc thế giới", chuyên gia Raevsky nói.
Về phần mình, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Amur Gadzhiev cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhắc nhở khối quân sự do Mỹ đứng đầu rằng ngành công nghiệp quốc phòng của họ hiện đang bị trừng phạt và họ cũng đang tìm cách quay trở lại chương trình F-35, vì vậy dường như không có cơ sở cho các cuộc đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ với Thụy Điển và Phần Lan.
Tuy nhiên, lập trường của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ có thể không ổn định trước áp lực hiện nay, theo Nezavisimaya Gazeta. Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đang diễn ra trong bối cảnh ông Erdogan phải đối mặt với những thách thức ở trong nước. Điều này có thể khiến Tổng thống Erdogan rút lại quyền phủ quyết của ông đối với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
Nguyên nhân sâu xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, với quyết định ngăn cản nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đang giúp nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Nga Putin trong một cuộc gặp ở Moskva năm 2020. Ảnh: AFP Phần Lan và Thụy Điển đã bày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm

Ảnh vệ tinh hé lộ Nga đang xây dựng các căn cứ quân sự gần biên giới Phần Lan

Quân đội Nga tiến vào Yunakovka, mở rộng tác chiến tại vùng Sumy của Ukraine

Hàn Quốc có thể hứng chịu nắng nóng kỷ lục trong mùa Hè năm nay
Có thể bạn quan tâm

Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Đại úy Lương Nguyệt Anh và Bảo Thanh làm rạng danh quê hương Bắc Giang
Sao việt
13:12:37 25/05/2025
Doãn Hải My khoe chân dài, visual "bạch nguyệt quang", nhưng spotlight thuộc về "đôi giày thị phi" khiến Văn Hậu bị đồn sa sút
Sao thể thao
13:01:30 25/05/2025
Chàng trai 1m68 bị gia đình phản đối kịch liệt vì yêu cô gái 'khổng lồ' cao 2m2
Netizen
12:59:24 25/05/2025
Justin Bieber lộ diện giữa tin phá sản: Mặt biến dạng nghi dùng chất cấm, bị tẩy chay vì 1 lý do
Nhạc quốc tế
12:56:51 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng
Làm đẹp
11:49:41 25/05/2025
Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát
Tin nổi bật
11:37:45 25/05/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết tuần mới, cơ hội nào sẽ gõ cửa bạn: Công việc, tiền bạc hay tình yêu viên mãn?
Trắc nghiệm
11:37:08 25/05/2025