Phần Lan phải xin lỗi vì đưa tàu quân sự vào lãnh hải Nga
Truyền thông Nga đưa tin, Phần Lan bày tỏ tiếc nuối vi tàu chiến Hmeenmaa của nươc nay đi nhầm vào lãnh hải Nga.
Hải quân Phần Lan – ảnh minh họa: Navy Recognition.
Điều này đã được Hải quân Phần Lan báo cáo công khai.
Theo báo Sputnik, vụ việc xảy ra vào ngày 1 tháng 8, nhưng thông tin vê no chỉ được biết đến ngày hôm nay.
“… Tàu quét mìn Hmeenmaa của Phần Lan khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát biên giới nhà nước đi nhầm vào lãnh hải Nga khoảng 600 m.
Nhận thấy sai lầm, con tàu ngay lập tức trở lại vùng biển quốc tế và báo cáo điều này với bộ chỉ huy. Hải quân Phần Lan đã băt đâu điều tra vu viêc này.
Video đang HOT
Chính quyền Phần Lan đã liên lạc với Nga và bày tỏ tiếc nuối về lôi vi phạm”, – bao cao cho biêt.
Ông Tuomas Tiilikainen, người đứng đầu trụ sở của Hải quân Phần Lan, nói với các phóng viên rằng vụ việc xảy ra ở phía tây đảo Gogland.
“Giám sát toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ chính của chúng tôi. Các tàu của chúng tôi đã ở đó”, – ông Tuomas Tiilikainen nói, giải thích rằng lỗi không liên quan đến sư khiêu khích và không co mục đích xấu.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
DMZ: Những khu vực phi quân sự nổi tiếng thế giới
Nằm ở cửa vào vịnh Bothnia tại biển Balt, quần đảo Aland là vùng nhỏ nhất của Phần Lan, chỉ chiếm 0,49% diện tích đất và 0,50% dân số.
Cuộc sống yên bình trên quần đảo Aland
Quần đảo Aland
Khu vực này được công nhận là một vùng tự trị do các đặc tính lịch sử của mình, cùng với đó là một khu vực phi quân sự.
Quần đảo này có cho mình một quá khứ phức tạp và là tâm điểm của nhiều cuộc tranh chấp. Trước năm 1809, Aland vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Thụy Điển. Nhưng Hiệp ước Fredrikshamn đã biến cả quần đảo thành một phần lãnh thổ của Nga. Khu vực này sau đó được hợp nhất với Phần Lan, tạo ra vùng bán tự trị của Công tước xứ Phần Lan. Các cuộc đàm phán đầu tiên về vấn đề quân sự hóa hòn đảo đã diễn ra và kết quả là năm 1832, quân đội Nga Hoàng bắt đầu xây dựng các pháo đài kiên cố trên quần đảo này, nổi tiếng là pháo đài Bomarsund.
Điều này dấy lên lo ngại với khả năng phòng thủ của Thụy Điển và cả Vương quốc Anh do vị trí chiến lược của quần đảo. Năm 1856, sau cuộc chiến tranh Crimea, Hiệp ước Paris được kí kết với tuyên bố phi quân sự hóa hoàn toàn khu vực quần đảo Aland.
Sau khi Cách mạng tháng Mười bùng nổ, Phần Lan tuyên bố quyền độc lập của mình. Chỉ vài tháng sau, trong một cuộc bỏ phiếu kiến nghị, 95% cử tri đảo Aland đã đồng ý tách khỏi Phần Lan và yêu cầu được sáp nhập với Thụy Điển. Kiến nghị này được đưa ra dựa trên nguồn gốc Thụy Điển của hơn 90% cư dân hòn đảo, cùng với đó là những xung đột trong đất liền giữa cộng đồng nói tiếng Thụy Điển thiểu số và cộng đồng nói tiếng Phần Lan tại quốc gia này.
Dù vậy, Thụy Điển lại không chứng tỏ sự mặn mà với quyết định này của cư dân quần đảo, và Aland vẫn tiếp tục thuộc quyền kiểm soát của Phần Lan.
Vị trí của Aland và Phần Lan trên bản đồ
Quy ước Aland, kí kết năm 1921, là lời khẳng định chủ quyền của quần đảo. Lần đầu tiên họ được công nhận là một khu vực tự trị trung lập trong một văn kiện quốc tế. Các chuyên gia cho rằng đây là cách tốt nhất để bảo tồn ngôn ngữ Thụy Điển cùng các văn hóa độc đáo tại quần đảo này. Quy ước cũng một lần nữa khẳng định tính phi quân sự của cả quần đảo, nhằm tránh các xung đột và tranh chấp về sau.
Tính đến nay, đây là vùng đơn ngữ tiếng Thụy Điển duy nhất tại Phần Lan. Dù cho trong quá khứ, cư dân của quần đảo là luôn tự hào với dòng dõi Thụy Điển và có phần quay lưng với văn hóa Phần Lan, thì thái độ này đã có phần thay đổi. Đầu tiên là sự ủng hộ hời hợt của Thụy Điển trong quá trình đòi quyền tự trị của quần đảo.
Thứ hai là hành vi vi phạm quy ước phi quân sự quần đảo của quốc gia này vào những năm 1930. Cùng với đó, là sự gắn kết với Phần Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tất cả đã thay đổi góc nhìn của các cư dân trên đảo. Từ "một tỉnh của Thụy Điển thuộc sở hữu của Phần Lan", giờ đây, các cư dân của Aland có thể tự hào rằng quê hương mình là "một khu vực tự trị của Phần Lan".
An Nguyễn (TH)
Theo giaoducthoidai
EU vẫn chia rẽ về "cơ chế thống nhất" trong việc tiếp nhận người di cư Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini khẳng định nhiều nước thành viên EU dứt khoát phản đối kế hoạch xây dựng cơ chế thống nhất về việc xử lý dòng người di cư tràn vào châu Âu. Đại diện các nước tham gia cuộc họp tại Helsinki. (Ảnh: Foreigner.fl) Kế hoạch xây dựng một " cơ chế thống nhất" trong cách thức...