Phân làn giao thông: Thất bại toàn tập
Với mục tiêu giảm xung đột giao thông, tăng khả năng thông hành, nên Sở GTVT Hà Nội đã chi nhiều tỉ đồng cho việc phân làn, tách dòng phương tiện. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Sau khi Sở GTVT tổ chức phân luồng giao thông trên 5 tuyến đường phố gồm: Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt, Kim Liên – Xã Đàn; Giải Phóng (đoạn Pháp Vân – Đại Cồ Việt); phố Huế – Hàng Bài và phố Bà Triệu, sở này còn có ý định trình TP tách dòng, phân làn tại nhiều tuyến phố nữa. Và một điều dễ thấy, dường như kế hoạch này đã chết ngay từ trong trứng nước, nhưng không hiểu sao vẫn thực hiện.
Người mặc sắc phục cảnh sát cũng mặc nhiên đi sai làn giao thông (ảnh chụp trên phố Xã Đàn). Ảnh: Sông Mã
Những ngày đầu phân làn, Thanh tra Sở GTVT còn cho người cắm chốt cả ngày; hệ thống biển báo, vạch sơn đều rõ nét. Tiếp đến còn có cả lực lượng CSGT thường xuyên kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên hiện nay thì hoàn toàn trái ngược.
Giao thông hỗn loạn tại ngã tư Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân. Ảnh: Sông Mã
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, nhiều nơi hệ thống cột biển báo đã xô vẹo, thậm chí có chỗ bị các phương tiện đâm đổ cũng không thấy đơn vị quản lý cho dựng lại. Hệ thống dải phân cách cũng đều bị xô lệch, sơn phản quang mờ do bùn đất, do trời mưa; vạch sơn đều đã mờ, nhưng không được sơn kẻ lại…
Lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, việc phân làn, tách dòng là nhằm nâng cao ý thức của người dân đi đúng làn đường, giảm thiểu xung đột giao thông, tăng khả năng thông hành. Và đã có ý kiến phản biện, việc phân làn đã từng được triển khai trên tuyến Kim Mã, nhưng đã không mang lại hiệu quả, do đó không nên triển khai rộng để tránh lãng phí.
Vị này cũng thừa nhận, biết tách dòng là khó, nhưng khó mấy cũng phải làm. Các lực lượng chức năng phải xử lý nghiêm những người cố tình vi phạm. Song đến nay thì xe máy vô tư đi vào làn đường dành cho xe ôtô, và ngược lại, ôtô thoải mái đi vào đường dành cho xe máy, xe thô sơ.
Video đang HOT
Người đi đường khổ vì dải phân làn trên đường Giải Phóng. Ảnh: Sông Mã
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Giáp – Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội – cho biết, việc cắm chốt của lực lượng chức năng cũng chỉ thực hiện được trong 15 ngày đầu.
Khi thực hiện phân làn, cơ quan chức năng chưa tính hết đặc điểm các tuyến phân làn, bởi đây đều là đường đô thị, các phương tiện hỗn hợp cùng tham gia, trong đó nhiều phương tiện phục vụ cuộc sống của người dân sống 2 bên đường.
Khi đã tạo được thói quen cho người tham gia giao thông thì lực lượng này rút. Vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân.
Về việc tách dòng, phân làn không đạt hiệu quả, một chuyên gia giao thông thẳng thắn nhận xét, khi thực hiện phân làn, cơ quan chức năng chưa tính hết đặc điểm các tuyến phân làn, bởi đây đều là đường đô thị, các phương tiện hỗn hợp cùng tham gia, trong đó nhiều phương tiện phục vụ cuộc sống của người dân sống 2 bên đường. Vì thế, mỗi khi người dân tạt vào hay xe buýt mỗi lần vào đón – trả khách gây xung đột dòng phương tiện. Tiếp đến, các tuyến phố này có nhiều ngõ, hẻm, mật độ người cùng phương tiện đông cũng đã tạo thành xung đột trên tuyến.
Theo 24h
Xe máy "đua" cùng ô tô ở đường cao tốc
Ngay sau khi tuyến đường trên cao hiện đại nhất Việt Nam đưa vào lưu thông, xe gắn máy đã vô tư leo lên cầu "đua" cùng ô tô, bất chấp biển cấm!
Sau 1 ngày đưa vào vận hành, rất nhiều bất cập đã xảy ra tại tuyến đường vành đai III- đường cao tốc trên cao hiện đại nhất Việt Nam. Đáng nói nhất là các loại xe máy, xe ba gác dù không được phép lưu thông vẫn vô tư "leo" lên cầu đua cùng ô tô!
Theo ghi nhận của PV, tại tuyến đường cao tốc trên cao của thủ đô ngày đầu đi vào khai thác, điều dễ nhận thấy là giao thông tại các khu vực lân cận đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, giao thông tại tuyến đường cao tốc thì lại lộn xộn, dù lực lượng chức năng tăng cường chốt chặng, hướng dẫn. Cũng vì vậy mà ngay sau khi thông xe, đã có 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, trong đó có 1 người chết và 1 người bị thương nặng, mà nguyên nhân là do xe gắn máy đua cùng ô tô trên đường cao tốc- vốn không dành cho xe 2 bánh.
Dù chỉ dành cho ô tô lưu thông với vận tốc cao, nhưng vẫn có rất nhiều xe máy "leo" lên cầu bất chấp nguy hiểm
Bất chấp biển cấm, xe gắn máy vẫn vô tư leo lên cầu...
... đua cùng ô tô
Thậm chí còn đi ngược chiều
Xe ba gác cũng băng băng trên đường cao tốc!
Xe khách vô tư đón, trả khách ngay giữa cầu
Trong khi đó, ô tô vẫn chưa quen với lộ trình lưu thông tại tuyến đường trên cao này nên rất nhiều xe đi sai làn đường. Điều dễ nhận thấy là hệ thống đèn trên tuyến đường này vẫn chưa hoàn thiện.
Biển chỉ dẫn lên cầu để một nơi, mũi tên hướng dẫn đặt một nẻo làm cho người điều khiển ô tô rất khó nhận biết
Rất nhiều lái xe chưa quen, không biết đường lên cầu nên vẫn cho ô tô chạy phía dưới, chung với làn đường dành cho xe máy
Phía trên cầu thông thoáng, dưới chân cầu cấm ô tô nhưng ô tô vẫn chen lấn với xe máy
Các lực lượng chức năng phải túc trực tại đường dẫn để điều khiển, hướng dẫn, phân làn cho các xe khi lên cầu, vì rất nhiều lái xe chưa quen
Theo 24h
"Hố tử thần" lại xuất hiện ở trung tâm TP.HCM Sáng (18/10), tại ngã tư đường Trần Quang Diệu - Hoàng Sa (quận 3, TP.HCM) lại xuất hiện "hố tử thần" có đường kính 50cm, khoét "hàm ếch" rộng khoảng 4m, giăng bẫy người đi đường. Rất may người dân đã kịp thời phát hiện nên không có ai gặp nạn. Theo chủ cửa hàng sửa xe (số 103, đường Trần Quang Diệu,...