Phần Lan giải thích quyết định không đóng cửa biên giới với Nga
Phần Lan cho biết nước này không đóng cửa biên giới trên bộ với người Nga theo các nước Baltic khác vì luật pháp cấm phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch.
Một trạm cửa khẩu biên giới của Phần Lan với Nga. Ảnh: Schengenvisainfo.com
Tờ Yle mới đây dẫn lời Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết nước này không có luật quy định cấm nhập cảnh dựa trên quốc tịch và động thái cấm này có thể bị coi là phân biệt đối xử.
“Luật pháp phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Cấm mà không có lý do bị coi là trái các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền đã được quy định trong Hiến pháp”, Bộ Ngoại giao Phần Lan nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Phần Lan cũng cho rằng chấm dứt hoàn toàn cấp thị thực du lịch cho người Nga hoặc cấm họ nhập cảnh hoàn toàn vào đất nước này sẽ là trái luật của EU.
Video đang HOT
Do đó, người đứng đầu Cơ quan lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao Phần Lan Jussi Tanner, nói rằng Bộ này nhận thấy không có cơ sở pháp lý để đưa ra lệnh cấm hoàn toàn cấp thị thực đối với công dân Nga.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan Tuomas Peyusti đã kêu gọi xây dựng luật cấm công dân Nga nhập cảnh. Ông đề nghị Phần Lan thiết lập một khuôn khổ lập pháp trong lĩnh vực trừng phạt, nhằm hạn chế người Nga nhập cảnh đất nước này.
Tuy nhiên, biện pháp như vậy sẽ yêu cầu phối hợp với luật pháp của EU và đặc biệt, sẽ cần phải giải quyết vấn đề làm gì ở cửa khẩu với những người có thị thực Schengen do các nước thứ ba cấp.
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine, một số quốc gia phương Tây đã hạn chế công dân Nga nhập cảnh. Vì vậy, Estonia, Litva, Latvia và Ba Lan từ ngày 19/9 đã ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với khách du lịch Nga, bao gồm cả những người có thị thực Schengen do các quốc gia khác cấp.
Thổ Nhĩ Kỳ, NATO, Thụy Điển và Phần Lan tổ chức hội nghị thượng đỉnh 4 bên
Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông İbrahim Kalın, cho biết nước này và NATO, Thụy Điển, Phần Lan sẽ tổ chức cuộc họp 4 bên ngày 28/6 bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid.
Quang cảnh một vòng đàm phán giữa các phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển về vấn đề gia nhập NATO. Ảnh: DW
"Theo đề nghị của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, một hội nghị thượng đỉnh 4 bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, NATO, Thụy Điển và Phần Lan được tổ chức với sự tham dự của Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan. Hội nghị thượng đỉnh này sẽ diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO", ông Kalın nêu rõ.
Ông Kalın và Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Sedat nal đã đến Brussels vào ngày 27/6 để tiến hành vòng đàm phán thứ ba nhằm chuẩn bị các nội dung của hội nghị. Ông Kalın nhấn mạnh, việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia hội nghị thượng đỉnh này không có nghĩa là Ankara sẽ rút lại quan điểm của mình.
Người phát ngôn trên nói: "Chúng tôi muốn Thụy Điển và Phần Lan có lập trường rõ ràng và dứt khoát đối với các tổ chức như Đảng Công nhân người Kurd (PKK), hai tổ chức Đảng Dân chủ người Kurd (PYD) và Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria, vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách các nhóm khủng bố".
Theo ông Kalın, mặc dù Phần Lan và Thụy Điển đã từ bỏ chính sách trung lập kéo dài hàng thế kỷ, thực hiện một sự thay đổi lớn và quyết định gia nhập NATO, nhưng để đạt được điều này, họ phải thực hiện những thay đổi nghiêm túc ở cả Thụy Điển và Phần Lan. Việc gia nhập NATO sẽ yêu cầu sửa đổi luật và hiến pháp và Thổ Nhĩ Kỳ muốn hai nước Bắc Âu thể hiện sự thay đổi tương tự đối với PKK và PYG, PYD.
Ông Kalın lưu ý Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận những cam kết của họ, nhưng có sự khác biệt giữa cam kết và hành động cụ thể. Ankara muốn "tất cả những điều này được ghi lại", ám chỉ rằng chúng sẽ được đưa vào luật.
Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại rằng vào ngày 25/5, khi phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác Bắc Âu đang đàm phán, đài truyền hình nhà nước Thụy Điển đã phát một cuộc phỏng vấn với người Hồi giáo Salih thuộc YPG. Ông Kalın đã đặt câu hỏi về sự xuất hiện này và bày tỏ sự khó chịu: "Đừng đến đàm phán với chúng tôi kèm theo lời nói dối chỉ vì PKK tách biệt với PYD".
Đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid. Theo thủ tục của NATO, cần có sự đồng thuận của tất cả 30 quốc gia để "bật đèn xanh" cho hai quốc gia Bắc Âu này.
Tuy nhiên, Ankara phàn nàn rằng quan điểm của Thụy Điển và Phần Lan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù các nước này đã thực hiện một số bước nhưng họ không giải quyết đầy đủ các yêu cầu của Ankara.
Phần Lan tuyên bố sẵn sàng gia nhập NATO Thủ tướng Phần Lan Marin nói rằng nước này sẵn sàng gia nhập NATO nếu an ninh bị đe dọa. Hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 24/2 dẫn lời Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết, nước này sẵn sàng nộp đơn xin gia nhập NATO nếu vấn đề an ninh quốc gia của họ xuất hiện. Các binh sĩ NATO...