Phần Lan: EU quá phụ thuộc vào Đài Loan về chip
Thủ tướng Phần Lan cảnh báo rằng nếu châu Âu không xây dựng năng lực công nghệ của riêng mình, nguồn cung có thể bị căng thẳng trong thời kỳ khủng hoảng.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin phát biểu tại sự kiện khởi nghiệp Slush ở Helsinki. Ảnh: AFP
Trang tin Politico.eu ngày 17/11 dẫn lời Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cho biết, châu Âu dễ bị tổn thương về kinh tế vì phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu các công nghệ quan trọng như chip máy tính do Đài Loan sản xuất.
“Khi đề cập đến chip hoặc chất bán dẫn, chúng tôi quá phụ thuộc vào các nguồn cụ thể, đặc biệt là phụ thuộc vào Đài Loan”, Thủ tướng Marin nói tại sự kiện khởi nghiệp Slush ở Helsinki. Đài Loan rất quan trọng đối với chuỗi giá trị chất bán dẫn toàn cầu, do Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) của nước này dẫn đầu về chip tiên tiến.
Video đang HOT
Bà Marin lưu ý nếu châu Âu không xây dựng năng lực công nghệ của riêng mình, thì nguồn cung có thể bị căng thẳng trong thời kỳ khủng hoảng, như trường hợp trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19 hoặc cuộc xung đột ở Ukraine.
“Tôi muốn nhấn mạnh về việc sở hữu những bí quyết, kiến thức, khả năng công nghệ để đảm bảo rằng chúng ta không mắc phải những sai lầm tương tự như trong lĩnh vực năng lượng cũng như vật tư y tế”, bà Marin nêu rõ.
Trong cuộc thảo luận của Hội đồng Châu Âu về Trung Quốc vào tháng trước, các nhà lãnh đạo EU đã được cảnh báo rằng bất kỳ căng thẳng nào ở eo biển Đài Loan có thể sẽ gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ.
EU đầu năm nay đã tiết lộ kế hoạch chip của riêng mình, nhằm đẩy thị phần của khối trong chuỗi giá trị chất bán dẫn toàn cầu lên 20% vào năm 2030.
Phần Lan cân nhắc gia nhập NATO sau khi "xói mòn lòng tin" với Nga
Chính phủ Phần Lan sẽ trình nghị viện một bản đánh giá về khả năng gia nhập NATO vào giữa tháng này, Ngoại trưởng Pekka Haavisto cho hay.
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã khiến Phần Lan, một quốc gia có biên giới tiếp giáp với Nga, tăng cường các cuộc trao đổi về những lợi ích tiềm năng của việc gia nhập NATO. Ngoại trưởng Pekka Haavisto tiết lộ, các nhà lãnh đạo Phần Lan đã thảo luận về vấn đề trên với "gần như hầu hết các thành viên NATO" và ông đã trao đổi "gần như hàng ngày" với nước láng giềng Thụy Điển, quốc gia cũng đang cân nhắc đến việc gia nhập liên minh này.
Thành phố Helsinki, Phần Lan. Ảnh: Getty
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters, ông Haavisto cho biết Phần Lan cần chuẩn bị cho việc đáp trả từ phía Nga và cũng cần "lắng nghe phản ứng của các nước NATO".
Trước đó, ngày 2/3, Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nhận định, chiến dịch của Nga ở Ukraine đã làm xói mòn lòng tin giữa Helsinki và Moscow một cách "không thể đảo ngược".
"Nga không còn là nước láng giềng như chúng tôi vẫn nghĩ", Thủ tướng Phần Lan cho hay.
Thừa nhận rằng cả việc gia nhập và không gia nhập NATO đều là "những lựa chọn dẫn đến các hệ quả khác nhau", Thủ tướng Sanna Marin cho biết quyết định sẽ được đưa ra "một cách cẩn thận nhưng nhanh chóng" vào mùa xuân này.
Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Phần Lan và Thụy Điển có những cơ hội thuận lợi để gia nhập liên minh "một cách tương đối nhanh chóng".
"Dĩ nhiên, quyết định nằm ở họ. Nếu họ xin gia nhập, tôi cho là điều đó sẽ được cả 30 thành viên liên minh hoan nghênh và chúng tôi sẽ tìm kiếm những cách thức nhằm thực hiện điều đó tương đối nhanh chóng để họ gia nhập liên minh nếu họ muốn".
Hồi tháng 3, hãng thông tấn Interfax dẫn lời quan chức ngoại giao Nga Sergei Belyayev nhận định: "Rõ ràng việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ gây ra những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng khiến chúng tôi phải xem xét lại toàn bộ mối quan hệ với những nước này và thực hiện các biện pháp đáp trả"./.
Quốc hội Phần Lan ủng hộ xây hàng rào dọc biên giới với Nga Hàng rào biên giới này sẽ đánh dấu một cột mốc đi xuống trong mối quan hệ Nga - Phần Lan, xóa bỏ nhiều thập kỷ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước. Biển cảnh báo tại khu vực biên giới Phần Lan - Nga tại vùng Salla, phía Bắc Phần Lan. Ảnh: AP Đài Sputnik đưa tin tất cả...