Phân làn cho xe buýt: Lợi bất cập hại, thất bại cao hơn thành công
Đề án phân làn ưu tiên cho xe buýt của thành phố Hà Nội là rất tốt nhưng việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thất bại cao hơn thành công.
Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2020, hệ thống vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng được từ 20 – 25% nhu cầu đi lại của người dân, trong đó xe buýt vẫn là lực lượng chủ đạo. Theo đánh giá của một số chuyên gia giao thông, đề án phân làn ưu tiên cho xe buýt của thành phố Hà Nội là rất tốt nhưng việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Theo đánh giá của một số chuyên gia giao thông, đề án phân làn ưu tiên cho xe buýt của thành phố Hà Nội là rất tốt nhưng việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hàng nghìn lượt xe buýt bỏ bến do tắc đường
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội, riêng trong năm 2018 có đến 180.000 lượt xe buýt bỏ chuyến, quay đầu hoặc buộc phải điều chỉnh lộ trình do tắc đường, chiếm 3,5% khối lượng phục vụ.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành Giao thông đô thị Hà Nội, ban đầu có thể có nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về việc hạ tầng không đáp ứng được phân tách làn đường dành cho xe buýt, có thể gây cản trở đến việc lưu thông của các phương tiện khác.
Đường Nguyễn Trãi – Hà Đông một trong những tuyến sẽ được tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt.
“Có thể thấy rõ đặc biệt là các đơn vị vận hành đang có nhu cầu rất cao về làn đường này. Vì chính làn xe buýt này sẽ tách xe buýt ra khỏi giao thông chung tạo ra sự vận hàng thông thoáng hơn, thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo giờ giấc tốt hơn”, ông Hải nói.
Ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội lạc quan và tin tưởng, việc khôi phục làn đường dành riêng cho xe buýt trên trục Nguyễn Trãi là khả thi.
“Đường Nguyễn Trãi có mặt cắt rất rộng, đảm bảo đủ không gian bố trí, cùng với đó, lưu lượng xe buýt trên tuyến này đang chiếm tới trên 30% lượng xe buýt trên toàn thành phố, nếu có điều kiện cho xe buýt lưu thông tốt sẽ thu hút lượng khách rất lớn, trực tiếp giảm ùn tắc giao thông cho toàn tuyến. Tuyến này mặc dù dự kiến có tuyến đường sắt đô thị Hà Đông – Cát Linh sẽ được đưa vào hoạt động trong quý 3 năm nay nhưng tôi cho rằng vẫn không thể thiếu được vai trò của xe buýt trên trục tuyến này”, ông Nhật phân tích.
Các chuyên gia giao thông lắc đầu
Video đang HOT
Với đề án nghiên cứu và tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên nhiều tuyến đường, trong đó có trục Nguyễn Trãi – Trần Phú và 5 tuyến đường khác của TP Hà Nội, theo đánh giá của một số chuyên gia giao thông, đề án này là rất tốt nhưng việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Bùi Danh Liên cho rằng, việc phân làn cho xe buýt chạy riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. “Chắc chắn một điều là làm trong thời điểm hiện nay không thành công”.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội khẳng định, hoan nghênh chủ trương trên của TP Hà Nội, bởi nó tạo điều kiện rút ngắn thời gian xe buýt lưu hành, giảm thiểu thời gian chờ đợi của hành khách và thu hút người dân tham gia di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt).
Tuy nhiên, ông Liên cũng cho rằng việc phân làn cho xe buýt chạy riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. “Chắc chắn một điều là làm trong thời điểm hiện nay không thành công”.
Theo ông Liên, để thực hiện được việc phân làn ưu tiên cho xe buýt, những yếu tố cần có gồm: lòng đường phải có chiều rộng 40-50m và phải có 4-5 làn đường (trong đó phải có làn đường dành riêng cho ô tô).
“Thực tế tại Việt Nam, ở Hà Nội hiện nay lòng đường khá hẹp (khoảng 17-20m) và có nhiều phương tiện tham gia giao thông hỗn hợp, bên cạnh đó, lòng đường lại có nhiều đường cắt ngang và mật độ dân số đi qua rất đông nên việc phân làn sẽ rất khó khăn”, ông Liên nhận xét.
Ông Liên cho rằng, nhìn từ bài học của tuyến BRT đầu tiên của Hà Nội, tuyến xe buýt nhanh này đã trở thành tuyến xe buýt chậm, gây tốn kém cho Nhà nước và người dân.
Đường Hà Nội hiện nay chỉ có 3-4 làn, khi ưu tiên một làn dành riêng cho xe buýt thì đồng nghĩa những phương tiện giao thông khác phải di chuyển trên các làn đường còn lại và điều này sẽ gây ra ùn tắc thêm.
“TP Hà Nội cần soi chiếu vào những thất bại của BRT để tạo ra một đề án tốt nhất về phân làn ưu tiên cho xe buýt. Đề xuất ý tưởng phân làn cho xe buýt cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ những “thất bại” của BRT để tạo ra một đề án tốt nhất”, ông Liên nói.
Tiến sĩ Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp của trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội cũng nhìn nhận đề xuất của Hà Nội là tốt nhưng không thực tiễn.
“Ở Hà Nội hiện nay, các tuyến đường có rất nhiều mắt cắt ngang, vì vậy chỉ trên một tuyến đường có ít mặt cắt ngang thì thành phố mới nên nghĩ đến phương án ưu tiên cho xe buýt”, TS Từ Sỹ Sùa nói.
Còn theo TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia nghiên cứu về giao thông, chủ trương phân làn ưu tiên cho xe buýt của thành phố Hà Nội là rất tốt nhưng “cần phải có tính thực tiễn”.
Các chuyên gia cho rằng, đề xuất ý tưởng phân làn cho xe buýt cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ những “thất bại” của BRT để tạo ra một đề án tốt nhất.
“Tôi cho rằng giải pháp đặt đường riêng cho xe buýt về cơ bản cũng có mặt tốt. Tức là nếu có đường riêng thì xe đi nhanh hơn, đúng giờ hơn, thoáng hơn và không có các phương tiện khác cản trở. Tuy nhiên, với điều kiện phương tiện tham gia giao thông ở Hà Nội đang chật kín như thế này, mặt đường giao thông tại Hà Nội hiện nay lại rất hẹp, chỉ từ 6m đến 11m, thì việc phân làn dành riêng cho xe buýt sẽ lợi bất cập hại”, ông Thuỷ nói.
Ông Thuỷ chỉ ra rằng đường Hà Nội hiện nay chỉ có 3-4 làn, khi ưu tiên một làn dành riêng cho xe buýt thì đồng nghĩa những phương tiện giao thông khác phải di chuyển trên các làn đường còn lại và điều này sẽ gây ra ùn tắc thêm.
“Việc phân làn dành riêng cho xe buýt là không nên làm và nếu làm cần phải có lộ trình rõ ràng, cần nghiên cứu kỹ tuyến nào làm, tuyến nào không nên làm chứ không phải làm đại trà như ý kiến của Hà Nội được. Bởi hạ tầng giao thông của Hà Nội hiện nay rất yếu kém, người dân còn chưa mặn mà với giao thông công cộng” ông Thuỷ phân tích.
Có thể thấy rằng việc bố trí làn đường riêng cho xe buýt là vô cùng cần thiết để đảm bảo hành trình thông suốt, hiệu quả. Muốn đạt được mục tiêu đó, thành phố cần có ngay những giải pháp cấp bách để phát triển hạ tầng dành riêng, nhằm nâng cao năng lực vận hành cho xe buýt.
Nhưng, để có thể triển khai thành công cần phải có những đánh giá chi tiết về điều kiện hiện tại, hiện trạng, cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông trên toàn mạng lưới từ đó đưa ra phương án phù hợp, đảm bảo tính kết nối. Không thể làm theo cảm tính, cứ thử hết lần này đến lần khác, rồi “rút kinh nghiệm” thì sợi dây “kinh nghiệm” ấy sẽ dài không hồi kết, lãng phí, tốn kém, ảnh hưởng đến người dân./.
Theo Phi Long/VOV.VN
Đường riêng cho xe buýt gây ùn tắc hơn?
Nhiều chuyên gia cảnh báo Hà Nội tổ chức thêm đường có làn ưu tiên xe buýt vào năm 2020 là vội vàng và sẽ khiến giao thông đô thị thêm ùn tắc
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện một số giải pháp để ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng. Theo kê hoach, Hà Nội sẽ rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho ôtô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn.
Bỏ chuyến vì tắc đường
Ngoài trục Nguyễn Trãi - Trần Phú, đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông), dài 5 km, các tuyến đường dự kiến tách làn riêng cho xe buýt gồm: Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km. Hà Nội tiếp tục mở rộng mạng lưới xe buýt tới ngoại thành, trung tâm phát sinh nhu cầu (đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí...). Dự kiến, số tuyến buýt mở mới đến năm 2020 từ 46-51 tuyến; trong đó, năm 2019 mở mới 21 tuyến, năm 2020 mở từ 25-30 tuyến.
Đáng lưu ý, năm 2008, Ha Nôi đa khai trương làn đường đầu tiên dành cho xe buýt trên tuyến Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng). Sau đó, để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, làn đường dành riêng cho xe buýt nay bị xóa bỏ. Cuối năm 2016, Hà Nội khai trương tuyến xe buýt nhanh (BRT) Kim Mã - Yên Nghĩa có chiều dài 14,7 km từ Kim Mã xuống Yên Nghĩa với làn đường ưu tiên. Tuy nhiên, tuyến này cũng có nhiều đoạn BRT đi chung với các phương tiện giao thông khác va hoat đông không hiêu qua. Tuyến BRT số 2 Kim Mã - Hòa Lạc được lên kế hoạch mở vào năm 2017 nhưng sau đó, được thay thế bằng xe buýt thường.
Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội, trong năm 2018, có đến 180.000 lượt xe buýt bỏ chuyến, quay đầu hoặc buộc phải điều chỉnh lộ trình do tắc đường, chiếm 3,5% khối lượng phục vụ. Trên thực tế, số lượng hành khách của xe buýt đã giảm liên tiếp trong các năm 2016, 2017; phải đến năm 2018 mới tăng dần trở lại.
Ông Nguyễn Hoàng Hai, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội, cho biêt muốn xe buýt nâng cao được chất lượng dịch vụ, bảo đảm rút ngắn thời gian hành trình thì cần có làn đường dành riêng cho xe buýt. Chủ trương của TP tập trung tạo điều kiện phát triển vận tải hành khách công cộng, trong đó có xe buýt là rất kịp thời và phải triển khai ngay.
Khi đi vào hoạt động, làn đường riêng sẽ là điều kiện chủ đạo để xe buýt lưu thông tốt hơn. Xe buýt đi nhanh hơn thì người dân sử dụng xe buýt thay cho xe cá nhân cũng sẽ ngày càng đông. Như vậy sẽ góp phần giảm số lượng phương tiện cá nhân trên đường, góp phần giảm ùn tắc giao thông và có ý nghĩa tích cực với kinh tế - xã hội, môi trường... Tuy nhiên, ông Hải cũng nhìn nhận việc tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt cần được khảo sát kỹ lưỡng, tính toán mọi yếu tố. Nhưng xu thế chung là phải tạo điều kiện tối đa cho vận tải hành khách công cộng phát triển, đặc biệt ưu tiên về không gian lưu thông.
Cac phương tiên thường xuyên lân lan, đi vao đương danh riêng cho xe buyt ở Hà Nội
Chưa đúng thời điểm
TS Nguyễn Xuân Thủy, ngươi co hơn 40 năm nghiên cưu vê giao thông đô thi, cho răng năm 2020 chưa phải là thời điểm thích hợp để Hà Nội triển khai thêm các tuyến đường có làn dành riêng cho xe buýt. Các tuyến đương ma Ha Nôi dư kiên mơ lan thường xuyên ùn tắc, trong khi xe buýt chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Đa số người dân đang sử dụng phương tiện cá nhân, đường chật hẹp mà lại phân làn cho xe buýt là không hợp lý.
Ông Thủy cung nhân đinh Hà Nội từng đặt chỉ tiêu tỉ lệ vận chuyển hành khách công cộng năm 2020 đạt 20%-25% nhưng đến nay khó đạt được, người dân chưa mặn mà với xe buýt vì đợi xe lâu, đi chậm. Tuyên BRT cua Hà Nội đưa vao hoat đông không đat hiêu qua như mong muôn, co hăn một lan riêng nhưng cac phương tiên ôtô, xe may vân lân lan, đi vao lan BRT khiên cho buyt nhanh nhiêu khi cung không nhanh hơn buyt thương. Vi vây, Ha Nôi cần nghiên cưu thân trong, tránh việc làm xong không phù hợp phải phá dỡ gây lãng phí.
Con theo ông Bùi Danh Liên, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, hạ tầng giao thông cua Ha Nôi hiện chưa đáp ứng được kế hoạch phân lan cho xe buyt. Nếu tách làn đường ưu tiên cho xe buýt dê dẫn tới tinh trang ùn tắc nặng hơn. Kê hoach tach lan nay nên lùi lai để chuẩn bị tốt hơn các điều kiện hạ tầng.
Ông Vũ Anh Tuấn, giảng viên Trường ĐH Giao thông Vận tải, đồng tình với chủ trương trên của lãnh đạo TP Hà Nội nhưng lưu ý nếu tổ chức làn đường riêng cho xe buýt thì không thể để tuyến này hoạt động riêng lẻ, rời rạc mà phải kết nối thành mạng lưới liên thông với nhau. Cần thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ dự án BRT, khi không đồng bộ nhà chờ, cửa ra với xe buýt thường nên làn đường xe buýt BRT chưa phát huy được hiệu quả về năng lực và kết nối.
"Một trong những tiêu chí quan trọng nhất là tính đúng giờ và tốc độ đáp ứng dịch vụ. Ngoài bố trí lưu thông làn đường ưu tiên, đường riêng, chúng ta cần xem xét tính kết nối, không gian kết nối mạng lưới xe buýt, loại hình phương tiện khác với nhau" - ông Tuân noi.
Ha Nôi hiên có khoang 2.000 xe buýt với tốc độ bình quân 23,8 km/giờ. Đa số các tuyến nội thành chi đat tốc độ bình quân 16 km/giờ. Số điểm ùn tắc ảnh hưởng đến hoạt động của xe buýt lên tới 40 điểm. Mỗi ngày, xe buýt ở Hà Nội vận chuyển khoảng 1,2 triệu khách, chỉ chiếm hơn 12% thị phần vận tải toan TP.
Bai va anh: BACH HUY THANH
Theo Nguoilaodong
Hà Nội tính tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt: Ý kiến trái chiều về tính khả thi Mới đây, thành phố Hà Nội đưa ra kế hoạch tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt trên nhiều tuyến đường vào năm 2020. Một số chuyên gia e ngại kế hoạch trên quá sớm, sẽ khiến giao thông đô thị thêm ùn tắc. Ngược lại có ý kiến cho rằng, chủ trương phân đường dành cho xe buýt hoàn toàn...