Phần Lan cho phép Mỹ tiếp cận 15 căn cứ quân sự
Phần Lan sẽ cấp cho Mỹ quyền tiếp cận 15 căn cứ quân sự của nước này theo một hiệp ước hợp tác quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen tuyên bố ngày 14/12.
Tuần tới, Mỹ và Phần Lan dự kiến sẽ ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại Washington. Nhật báo Phần Lan Helsingin Sanomat đưa tin rằng, theo thoả thuận, 15 căn cứ của nước này sẽ tiếp đón lực lượng lục quân, hải quân và không quân Mỹ.
Nội các Phần Lan cũng đã nêu rõ rằng thỏa thuận sẽ được ký vào ngày 18/12. Sau đó, nó cần phải được Quốc hội phê chuẩn.
Bộ trưởng Hakkanen cho biết trong một cuộc họp báo trên truyền hình: “Mỹ cam kết bảo vệ chúng tôi trong thời kỳ khó khăn. Đây là một thông điệp cực kỳ quan trọng hiện nay”.
Thỏa thuận sẽ cung cấp cho Mỹ quyền tiếp cận và sử dụng “các cơ sở và khu vực đã thỏa thuận; bố trí các thiết bị, vật tư và trang thiết bị quốc phòng trên lãnh thổ Phần Lan; quyền ra vào và di chuyển của máy bay, tàu và các phương tiện của Mỹ; quyền đảm bảo được bảo vệ, an toàn và an ninh của lực lượng Mỹ cũng như các cơ sở và khu vực mà họ sử dụng; quyền tài phán hình sự; và các vấn đề thực tế đa dạng liên quan đến hoạt động của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Phần Lan” – theo tuyên bố của nội các Phần Lan.
Video đang HOT
Vừa tuần trước, nước láng giềng Thụy Điển cũng đã ký một thỏa thuận tương tự với Mỹ cho phép Washington tiếp cận 17 khu vực bao gồm 4 căn cứ không quân, 1 bến cảng và 5 doanh trại quân sự. Mỹ cũng đã ký các thỏa thuận tương tự với Na Uy (thành viên đầy đủ của NATO) cung cấp cho nước này quyền tiếp cận lần lượt 4 căn cứ mới ở khu vực Bắc Âu.
Ngày 4/4/2023, Phần Lan đã chính thức gia nhập NATO, chấm dứt chính sách không liên kết kéo dài nhiều thập kỷ của quốc gia này. Với việc nước này gia nhập liên minh, biên giới của NATO đã kéo dài gần 1.300 km dọc biên giới Nga-Phần Lan.
Trong ảnh chụp ngày 29/8/2014, các tàu rà phá mìn của hải quân NATO neo đậu ở Turku, Phần Lan, trong cuộc tập trận quân sự quốc tế Bờ biển phía Bắc 2014 (NOCO14). Ảnh: Sputnik International
Các quan chức Nga đã bày tỏ mối quan ngại lớn về hoạt động chưa từng có của NATO ở biên giới phía Tây nước này với lý do “răn đe”. Moskva cũng đã nhiều lần nêu lên quan ngại về việc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tăng cường quân sự ở châu Âu. Điện Kremlin nhấn mạnh rằng Nga “không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, nhưng sẽ không bỏ qua những hành động có khả năng gây tổn hại đến lợi ích của mình”.
Phần Lan, cùng với Thụy Điển, đã nộp đơn đăng ký thành viên chỉ vài tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Đơn đăng ký của Thụy Điển vẫn đang chờ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn.
Hãng tin Reuters đưa tin vào tháng 7, Phần Lan hiện đang cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt ở biên giới Thụy Điển, để giúp các đồng minh dễ dàng gửi quân tiếp viện và thiết bị từ bên kia Đại Tây Dương đến Kemijarvi, cách biên giới Nga một giờ lái xe và cách pháo đài hạt nhân của Nga – căn cứ quân sự gần Murmansk trên bán đảo Kola, 7 giờ lái xe.
Cuộc tập trận mới của NATO ở Phần Lan gióng lên hồi chuông cảnh báo với Nga
Theo báo Izvestia (Nga), cuộc tập trận mới nhất của NATO đang diễn ra mang tên "Freezing Winds 23" ở Phần Lan và vùng biển Baltic là mối đe dọa thực sự đối với Nga.
Phần Lan lần đầu tiên tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn với tư cách thành viên NATO. Ảnh: Hải quân Phần Lan
Izvestia dẫn lời các chuyên gia cho biết những nước tham gia cuộc tập trận "Freezing Winds 23" (tạm dịch: Những cơn gió lạnh năm 2023) của NATO có thể mô phỏng việc chiếm giữ các đảo Gogland, Bolshoi Tyuters và Moshchny của Nga cũng như cuộc bao vây ở Vịnh Phần Lan và Vùng Kaliningrad.
Một lực lượng hùng hậu gồm hơn 4.000 quân, 30 tàu chiến và 20 máy bay đã tiếp cận biên giới Tây Bắc của Nga trong giai đoạn chính của cuộc diễn tập, do Phần Lan, thành viên mới nhất của NATO, dẫn đầu. Kịch bản này không che giấu bản chất tấn công của cuộc tập trận vì các lực lượng NATO sẽ thực hành rải mìn và đổ bộ ở biển ở Biển Baltic.
Các chuyên gia lập luận rằng, mặc dù NATO tổ chức các cuộc tập trận như vậy hàng năm ở khu vực Biển Baltic nhưng năm nay, cuộc tập trận "Freezing Winds 23" rõ ràng mang tính chất khiêu khích. Với hàng trăm mạng lưới năng lượng và thông tin liên lạc của EU và NATO hoạt động dưới Biển Baltic, lợi ích của liên minh quân sự trên trong việc theo dõi tình hình bề mặt và dưới biển tại khu vực là hoàn toàn rõ ràng sau vụ phá hoại gần đây đối với đường ống khí đốt Balticconnector và Nord Stream.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ordzhonikidze nhận định: "Nói chung, cuộc tập trận trên của NATO nhằm mục đích tiếp tục gây áp lực lên Nga từ phía Bắc trong nỗ lực ngăn chặn hạm đội Baltic của Nga, đồng thời cản trở hoạt động vận chuyển thương mại càng nhiều càng tốt".
Theo ông, Phần Lan gia nhập NATO nhằm tạo ra một lực lượng chống Nga ở phía Bắc, đây là mối đe dọa thực sự đối với lợi ích của Nga ở đó.
Một số chuyên gia khác lưu ý rằng, trong trường hợp có khả năng xảy ra xung đột với Nga, việc bao vây vùng đất Kaliningrad của Nga sẽ là một trong những mục tiêu của NATO. "Mối đe dọa phong tỏa Vịnh Phần Lan chắc chắn phải được tính đến, vì không thể phong tỏa Vịnh Phần Lan mà không kiểm soát Gogland và [Bolshoi] Tyuters, như Chiến tranh Thế chiến II đã cho thấy. Và việc Phần Lan gia nhập NATO khiến mối đe dọa này trở nên khá thực tế", Ilya Kramnik, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Nga , nói với Izvestia.
Theo thông tin do Bộ Quốc phòng Phần Lan công bố, nước này đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân lớn đầu tiên với tư cách là thành viên NATO (Freezing Winds 23), diễn ra từ ngày 22/11- 1/12/2023. Những bên tham gia chính bao gồm hải quân Phần Lan, Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Ba Lan và Pháp, đánh dấu một bước quan trọng trong việc Phần Lan hội nhập vào các sáng kiến phòng thủ của NATO.
Chuẩn bị gia nhập NATO, Thụy Điển tìm cách tăng 28% chi tiêu quốc phòng Thụy Điển cho biết phải điều chỉnh sự chuẩn bị và các cuộc tập trận quân sự của mình để sẵn sàng trở thành thành viên NATO nhưng cũng phải tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Các binh sĩ Thụy Điển chuẩn bị tham gia một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, Chính phủ Thụy Điển mới đây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Cảnh giác vấn đề sức khỏe khi bạn ngáp quá nhiều
Sức khỏe
18:46:30 04/05/2025
Dương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không ra
Sao châu á
18:20:28 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025
Bạn gái tài tử 'Titanic' gây 'nhức mắt' ở sự kiện, làm loạn thoát bóng bạn trai
Sao âu mỹ
15:04:31 04/05/2025