Phần Lan chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc xung đột ở Ukraine
Là một quốc gia tương đối ổn định về nhiều mặt, nhưng Phần Lan đã chứng kiến những thay đổi chưa từng có trong hai tuần qua.
Theo trang Euronews.com, với đường biên giới chung dài 1.300 km, trải qua hơn 100 năm là một phần của Đế chế Nga, Phần Lan được cho là có mối quan hệ gần gũi với nước láng giềng khổng lồ Nga.
Người dân Ukraine đi sơ tán do xung đột. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, nhiều người Phần Lan đã bị bất ngờ trước những diễn biến kể từ ngày 24/2, khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Chỉ trong hai tuần, đã có một sự thay đổi “địa chấn” đối với đời sống chính trị, kinh tế và xã hội ở quốc gia Bắc Âu này. Và câu hỏi về việc nộp đơn xin gia nhập NATO, từ lâu trở thành chủ đề tranh luận công khai hàng đầu, đã quay lại là nội dung số 1 trong các cuộc thảo luận chính trị trên khắp Phần Lan.
“Tôi nghĩ mọi thứ đã thay đổi trong vài tuần. EU đã thay đổi rất nhiều. Và cuộc thảo luận (về gia nhập NATO) cũng đã thay đổi hoàn toàn”, Jussi Saramo, Phó lãnh đạo đảng Liên minh Cánh tả của Phần Lan, một trong năm thành viên thuộc liên minh cầm quyền của Chính phủ Phần Lan, nói.
Video đang HOT
Trước diễn biến tại Ukraine, Liên minh Cánh tả dự kiến khởi động một cuộc tranh luận nội bộ nhằm cải tổ và cập nhật các chính sách đối ngoại và an ninh của họ – thậm chí có thể là chuyển sang tích cực ủng hộ NATO hơn, một điều không tưởng vào thời điểm này hồi tháng trước.
Bên cạnh đó, Chính phủ Phần Lan đã thay đổi một số đường lối chính sách khi chấp thuận xuất khẩu vũ khí tấn công cho Ukraine, cho thấy quan điểm “không chọc giận Nga” đã bị loại bỏ.
Một cuộc thăm dò ý kiến của tất cả 200 nghị sĩ Phần Lan do đài truyền hình công cộng Yle thực hiện trong tuần này, với câu hỏi liệu Phần Lan có nên gia nhập NATO hay không, đã nhận được 58 câu trả lời là “Có”. Chỉ có 9 người trực tiếp nói “Không” và 15 người nói “có thể”, trong khi 118 người không trả lời, cho thấy nhiều nghị sĩ Phần Lan vẫn đang lựa chọn để đưa ra lập trường của riêng mình.
Nếu cuộc thảo luận về quan điểm chính sách an ninh của Phần Lan diễn ra sôi nổi, thì vấn đề các công ty Phần Lan làm ăn với Nga cũng trở thành một chủ đề nóng không kém.
Trong hai tuần gần đây, các sản phẩm của Nga đã được dọn sạch khỏi các kệ siêu thị của Phần Lan với tốc độ chóng mặt; Vodka Nga không còn được bày bán ở các cửa hàng Alko do nhà nước quản lý; các doanh nghiệp Phần Lan cho biết họ sẽ ngừng sử dụng nguyên liệu thô của Nga trong các sản phẩm của mình, ngừng bán hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Nga và ngừng bán sản phẩm của họ tại các thị trường Nga.
Một trong hai chuỗi bán lẻ lớn của Phần Lan là S-Group – với thu nhập hàng năm trên 10 tỷ Euro – đang đóng cửa và bán hơn một chục siêu thị ở Nga, đồng thời timfh cách thoái vốn nhanh chóng tại Nga.
Mặc dù Phần Lan chỉ có 4% thương mại xuất khẩu sang Nga và thương mại ở cả hai chiều đều sụt giảm do đại dịch COVID-19, nhưng Phòng Thương mại Helsinki ước tính rằng 90% doanh nghiệp Phần Lan sẽ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt và thoái vốn tại Nga.
Đức, Anh sắp tăng quân tiếp viện ở sườn phía đông của NATO
Báo Deutsche Welle (Đức) ngày 23/2 dẫn thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Đức và Anh cho biết, hai nước đã chuẩn bị triển khai nhiều binh sĩ hơn dự kiến tới các đơn vị NATO ở các nước Baltic.
Riêng Anh, nước này đã công bố các cuộc tập trận quân sự ở Bắc Âu.
Binh sĩ Anh ở Estonia tham gia một cuộc tập trận của NATO. Ảnh: DW
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht, quân đội Đức có thể được điều đến Litva và các nước khác ở sườn phía Đông của NATO một ngày sau khi Nga chính thức công nhận hai khu vực của Ukraine là độc lập, càng làm dấy lên lo ngại về xung đột bạo lực trong khu vực.
Phát biểu tại cuộc báo chung với người đồng cấp Litva tại căn cứ quân sự Rukla, bà Lambrecht cho biết: "Rõ ràng là chúng ta cần áp dụng các biện pháp răn đe nghiêm khắc hơn. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi đã sẵn sàng gửi thêm binh lính, cả lục quân và không quân. Chúng tôi cũng sẵn sàng gửi thêm binh lính tới Litva, thể hiện rằng chúng tôi là một đối tác đáng tin cậy trong một cuộc khủng hoảng".
Binh sĩ Đức chiếm khoảng một nửa trong số 1.100 nhóm tác chiến của NATO ở Litva, cùng với các binh sĩ đến từ Bỉ, Cộng hòa Séc, Luxembourg, Hà Lan và Na Uy. Bà Lambrecht cho biết thêm đợt tiếp viện được đề xuất này gồm một đơn vị 360 lính Đức đã lên đường đến Litva ngày 22/2.
Na Uy cũng thông báo rằng họ sẽ bổ sung 50-60 binh sĩ cho nhóm tác chiến NATO trên.
Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết 800 binh sĩ nước này đang được bổ sung vào nhóm chiến đấu của NATO tại Estonia và có thể gửi thêm 800 binh sĩ "để giúp bảo vệ các đồng minh nếu NATO đưa ra yêu cầu".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace sau đó thông báo rằng một nhóm riêng biệt, Lực lượng viễn chinh chung (JEF), gồm Anh, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển, sẽ sớm tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở Bắc Âu. Quân đội của Anh và các nước Baltic sẽ tham gia các cuộc tập trận "trên biển, trên bộ và trên không".
Với sự bổ sung trên, lực lượng tiếp viện dự kiến sẽ góp phần tăng mạnh số lượng quân NATO ở Latvia, Litva và Estonia, lên khoảng 6.000 người.
NATO đã thiết lập 4 nhóm chiến đấu đa quốc gia với chỉ hơn 1.000 quân mỗi nhóm tại Estonia, Litva, Latvia và Ba Lan vào năm 2017 sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Quan chức Mỹ - Trung có kế hoạch thảo luận về vấn đề Ukraine tại Rome Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan sẽ hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Rome (Italy) ngày 14/3 để thảo luận về xung đột tại Ukraine cũng như tác động đối với an ninh khu vực và toàn cầu. Cố vấn An ninh Quốc gia...