Phân khúc xe bán tải: Ford Ranger xây chắc ngôi đầu do lắp ráp trong nước
Trong khi hầu hết các mẫu xe bán tải tại Việt Nam tháng 4/2022 sụt giảm doanh số thì Ford Ranger lại tăng trưởng mạnh.
Tháng 4/2022, thị trường ô tô Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự phục hồi tích cực với mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, phân khúc xe bán tải trong tháng qua lại sụt giảm khi doanh số hầu hết các mẫu xe đều thấp hơn nhiều so với tháng trước, ngoại trừ Ford Ranger ngược dòng với kết quả doanh số tăng vọt.
Ford Ranger tăng trưởng doanh số mạnh song theo đại lý, vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng
Cụ thể trong tháng 4/2022, Ford Ranger bán ra 1.433 xe, tăng 54% so với tháng trước. Với kết quả này, Ford Ranger không chỉ xây chắc ngôi đầu xe bán tải bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam mà còn là mẫu xe duy nhất trong phân khúc có mức tăng doanh số.
Trong khi đó, hàng loạt các đối thủ cùng phân khúc với Ford Ranger như Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50 và Isuzu D-Max lại sụt giảm doanh số. Đáng chú ý, Toyota Hilux không bán được chiếc nào do khó khăn về nguồn cung.
Mitsubishi Triton bán ra 155 xe trong tháng 4, ghi nhận mức sụt giảm 61% so với tháng trước đó. Mức sụt giảm doanh số của Mazda BT-50 và Isuzu D-Max lần lượt là 68% và 81%.
Video đang HOT
Doanh số phân khúc xe bán tải tại Việt Nam
Theo nhận định, sự sụt giảm doanh số của nhiều mẫu xe bán tải xuất phát chủ yếu từ việc hầu hết loại xe này đều được nhập khẩu, không nhận được ưu đãi giảm lệ phí trước bạ như xe lắp ráp.
Bên cạnh đó, vấn đề nguồn cung linh kiện, khó khăn trong sản xuất cũng đã ảnh hưởng đến việc nhập khẩu xe vào Việt Nam. Cộng với đó là tiêu chuẩn khí thải Euro 5, xe phải được nâng cấp, thay đổi nên phiên bản mới chưa thể về Việt Nam.
Trong khi đó, Ford Ranger dù vẫn khan hàng song vẫn tăng trưởng mạnh nhờ lợi thế lắp ráp trong nước, có thể chủ động được nguồn cung.
Thêm vào đó, Ford Ranger vốn đã có sức hút rất lớn tới khách hàng muốn mua xe bán tải, song có thêm giảm lệ phí trước bạ, mẫu xe lại càng tạo được sự quan tâm nhiều hơn. Thời gian tới, phiên bản nâng cấp của xe cũng sẽ được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.
Chuyên gia lý giải doanh số Mitsubishi Triton vượt mặt 'vua bán tải'
Chuyên gia và nhiều người dùng cho rằng việc khan hiếm hàng và chờ đợi phiên bản mới nên khiến cho doanh số xe bán tải thấp một cách bất ngờ.
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 22.802 xe trong tháng 2. Trong đó, xe du lịch đạt 17.541 xe, xe thương mại đạt 4.782 xe và 479 xe chuyên dụng. Như vậy, doanh số xe du lịch giảm 31%, xe thương mại giảm 7,6% và xe chuyên dụng tăng 67% so với tháng trước.
Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 14.528 xe, giảm 18% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.274 xe, giảm 36% so với tháng trước.
Phân khúc xe bán tải chỉ bán được 662 chiếc trong tháng 2.
Riêng phân khúc xe bán tải có nhiều sự xáo trộn khiến cho người dùng khá bất ngờ. Đáng chú ý, trong tháng 2 này, phân khúc xe bán tải chỉ bán ra được tổng số lượng là 662 xe.
Trong đó, gây chú ý hơn khi mẫu xe bán tải bán chạy nhất tháng này lại là Mitsubishi Triton với doanh số đạt 294 xe. Doanh số này đã giảm hơn rất nhiều so với tháng đầu năm 2022 (tháng 1 có doanh số là 711 xe), dù vậy Triton vẫn "chễm chệ" đứng ở ngôi vương tháng 2 này. Hiện Triton bán ra với 5 phiên bản có giá 600-865 triệu đồng.
Mẫu xe đừng thứ hai là Ford Ranger với doanh số đạt 230 xe, cũng thấp hơn doanh số của tháng 1 (tháng 1 đạt 757 xe). Các mẫu bán tải đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Isuzu D-Max với doanh số 77 xe, Mazda BT-50 với doanh số 61 xe và Toyota Hilux không bán được chiếc nào. Bên cạnh đó, mẫu bán tải Nissan Navara hiện không công bố doanh số.
Nhìn vào tổng lượng xe bán tải bán ra trong tháng 2, nhiều người dùng chia sẻ trên một hội nhóm về ô tô, đa số ý kiến cho rằng một số mẫu xe khan hiếm hàng hoặc không nhập khẩu bản hiện tại để chuẩn bị cho "màn" ra mắt phiên bản mới.
Anh Vũ Mạnh Tường cho rằng: "Ford Ranger với doanh số như thế có thể là không đủ linh kiện để lắp ráp tại Việt Nam".
Tương tự như vậy, một ý kiến khác cho rằng người dùng đang chờ đợi bản Ford Ranger 2022, do đó nhiều người đã không mua phiên bản hiện tại.
Còn anh Tuấn Hoàng chia sẻ: "Còn mỗi Mitsubishi Triton có xe tồn để bán nốt trong tháng 3. Còn lại tất cả các hãng xe đều không thể nhập được xe bán tải máy dầu theo tiêu chuẩn Euro 5. Dó đó, lượng xe bán ra thấp hơn các tháng trước là điều dễ hiểu".
Đồng thời nhiều ý kiến tỏ ra khá bất ngờ khi Isuzu D-Max bật lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng phân khúc bán tải.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, lượng xe ô tô tiêu thụ thấp trong tháng 2 là một dự đoán của nhiều nhà sản xuất vì tình trạng thiếu chip, nguồn cung ứng linh kiện xảy ra trên toàn cầu, do đó Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ việc này.
"Doanh số giảm cũng xảy ra trên nhiều nước chứ không riêng gì Việt Nam. Khi thế giới đang dần khắc phục được việc thiếu linh kiện thì doanh số xe ô tô cũng từ đó vực dậy hơn"- chuyên gia Đồng nói.
Khách mua Toyota Hilux tại Việt Nam phải chờ đến giữa năm 2022 Theo tìm hiểu thông tin từ đại lý, khách đặt mua dòng bán tải Toyota Hilux tại Việt Nam ở mọi phiên bản phải chờ đợi đến tháng 6 năm nay mới Toyota Hilux tại Việt Nam đang gặp tình trạng khan hàng, thậm chí đội giá do thiếu hụt nguồn cung. Hiện tại khách hàng đặt cọc mua Toyota Hilux (đời 2022)...