Phân khúc nào đang hút giới đầu cơ tại thị trường bất động sản TPHCM?
Theo chuyên gia, thị trường biệt thự, nhà phố có dấu hiệu đầu cơ với khoảng 65% người mua để đầu tư, nhiều hơn nhu cầu mua ở thực.
Sau một thời gian dài nguồn cung biệt thự, nhà phố bị thiếu hụt do tình hình phức tạp của đại dịch COVID-19. Ba tháng đầu năm 2022, nguồn cung sơ cấp, sức tiêu thụ trên thị trường TP. HCM và vùng ven đã quay trở lại.
Theo DKRA Vietnam, trong tháng 4/2022, nguồn cung biệt thự/liền kề đến từ 14 dự án (5 dự án mới và 9 dự án mở bán giai đoạn tiếp theo), tương đương 1.728 căn. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 58%, tương đương 1.001 căn, tăng 8% so với tháng 4/2021.
DKRA Vietnam cho biết, nguồn cung mới tăng mạnh, hơn gấp 7 lần so với tháng trước và gần 3 lần so với 3 tháng đầu năm 2022. TP. HCM và Đồng Nai tiếp tục dẫn đầu nguồn cung khi chiếm 64% tổng nguồn cung toàn thị trường. Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu và Tây Ninh 3 tháng liên tiếp không ghi nhận nguồn cung mới. Lượng tiêu thụ có sự khởi sắc với số căn bán ra gấp 2.6 lần so với tổng lượng tiêu thụ 3 tháng đầu năm và tập trung chủ yếu tại những dự án quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ và được phát triển bởi những chủ đầu tư uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh.
Mức giá bán sơ cấp ghi nhận tăng trung bình 3 – 10% so với tháng trước, tuy nhiên nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu, hỗ trợ lãi suất tiếp tục được các chủ đầu tư áp dụng nhằm hỗ trợ khách hàng. Giá bán thứ cấp không có nhiều biến động so với tháng trước. Giao dịch thứ cấp kém sôi động, tập trung chủ yếu tại những dự án đã bàn giao nhà, pháp lý hoàn thiện và có hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi.
Ảnh minh họa.
Về nhà phố, biệt thự tại TP. HCM, đơn vị này cho biết, nguồn cung và lượng tiêu thụ có sự phục hồi tích cực so với tháng trước, tập trung phần lớn tại khu Đông khi chiếm xấp xỉ 69% tổng nguồn cung và 68% tổng lượng tiêu thụ toàn thị trường. Mặt bằng giá sơ cấp tăng 5 – 10% so với tháng trước.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư kèm theo nhiều chính sách nghiêng về hỗ trợ tài chính cho khách hàng nhằm góp phần kích cầu thị trường. Việc nguồn cung tại TP. HCM khan hiếm và mặt bằng giá ngày càng tăng là nguyên nhân khiến một lượng lớn khách hàng đã chuyển sự quan tâm sang thị trường các tỉnh giáp ranh – nơi có nguồn cung đa dạng và mức giá bán còn tương đối thấp. Dự kiến trong tháng tới, nguồn cung phân khúc nhà phố/biệt thự tại TP. HCM sẽ tiếp tục tăng và tập trung chủ yếu tại khu Đông.
Còn theo Savills đánh giá, sự tăng trưởng trở lại đến từ kế hoạch tiêm chủng vaccine hiệu quả, từ đó thúc đẩy nguồn cung mới, khôi phục kế hoạch bán hàng của các chủ đầu tư. Cụ thể, tại TP. HCM, nguồn cung sơ cấp đạt gần 490 căn, tăng 23% so với quý trước và 3% so với cùng kỳ năm trước đó.
Theo Savills tính toán, trong năm 2022, nguồn cung biệt thự/nhà phố đạt khoảng 1.130 căn/nền, trong đó 56% đến từ các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Masterise Homes,… Đơn vị này cũng nhận định, trong bối cảnh nguồn cung tại TP. HCM khan hiếm, các chủ đầu tư và người mua mở rộng đầu tư ra các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương,…
Theo ông Matthew Powell, Phó Giám đốc Savills Việt Nam, tại TP. HCM, kế hoạch chuyển đổi 5 huyện ngoại thành gồm Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ thành các “quận nội thành” vào năm 2030 cũng là một trong những yếu tố tạo nên triển vọng của thị trường này.
Với quỹ đất lớn và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, các quận 2, 9 (TP. Thủ Đức) và Bình Chánh được dự đoán sẽ tiếp tục là tâm điểm phát triển bất động sản liền thổ. Bình Chánh dự kiến có nguồn cung tương lai nhiều nhất chiếm 27% thị phần, tiếp theo là quận 2 với 18% và quận 9 với 16%.
Video đang HOT
Ngoài ra, các tỉnh lân cận TP. HCM như Đồng Nai, Bình Dương cũng hứa hẹn sẽ tăng trưởng tốt ở phân khúc này. Cả hai địa phương này đều thu hút các chủ đầu tư lớn như Novaland, Vingroup, Nam Long, CFLD và Capitaland.
“Nguồn cung hạn chế tại TP. HCM đã và đang thúc đẩy người mua mở rộng đầu tư tại các tỉnh thành khác, đặc biệt là Đồng Nai, với tốc độ tăng trưởng vượt bậc thời gian qua. Nguồn cung gia tăng tại các thị trường thay thế sẽ cung cấp cho người mua nhiều lựa chọn hơn. Do đó năm 2022 sẽ là một năm thú vị để theo dõi sự mở rộng sang các tỉnh lân cận và sức bền của các nhà đầu tư”, Phó Giám đốc Savills Việt Nam nhận định.
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, một số khu đô thị tọa lạc ở các tỉnh vùng ven như Long An, Bình Dương, Đồng Nai… được hình thành dọc các trục giao thông lớn kết nối với TP. HCM, tỷ lệ bán hàng đạt 70-100%.
Ông Kiệt cho rằng, Đồng Nai, Bình Dương hay Long An đang là những thị trường quyết định nguồn cung lớn trong những năm qua. Trong đó, sản phẩm nhà phố, biệt thự sẽ được ưa chuộng, nhất là các dự án có chủ đầu tư uy tín và pháp lý rõ ràng.
Theo ông Kiệt, các thị trường ven TP. HCM có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân trong những năm gần đây. Bên cạnh hạ tầng kết nối tốt thì giá còn ở ngưỡng mềm là nguyên nhân thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Nhiều khu đô thị tọa lạc ở các tỉnh vùng ven được hình thành dọc các trục giao thông lớn kết nối với TP. HCM, theo vị chuyên gia này, tỷ lệ bán hàng đạt 70-100%. Trong đó, đa số người mua thời điểm đầu là nhà đầu tư, chủ yếu là nhà đầu tư đến từ TP. HCM.
Ảnh minh họa.
Nói về thị trường bất động sản Long An, ông Kiệt đánh giá, nếu so với Đồng Nai, Bình Dương thì mặt bằng giá bất động sản tại Long An còn ở ngưỡng mềm hơn. Đây cũng là thị trường nhận được sự quan tâm đáng kể của các nhà đầu tư cá nhân, nhắm đến các dự án khu đô thị bài bản tiện ích, đầu tư trong trung-dài hạn. Theo đó, các đợt chào thị trường của các dự án bất động sản tại đây diễn ra khá sôi động và tỉ lệ hấp thụ tốt.
Ông Troy Griffiths – Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam cũng cho rằng, nguồn cung nhà liền thổ tại TP. HCM tiếp tục ở mức thấp nên nhu cầu nhà ở đang dần hướng về các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương.
“Nhờ vào sự phát triển hạ tầng và quỹ đất dồi dào, các dự án bất động sản liền thổ ở Đồng Nai đạt tỷ lệ hấp thụ 85% và Bình Dương đạt 67%. Tuy nhiên, thị trường có dấu hiệu đầu cơ với khoảng 65% người mua để đầu tư, nhiều hơn nhu cầu mua ở thực”, vị lãnh đạo Savills Việt nam nhận định.
Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho hay, việc nguồn cung tại TP. HCM khan hiếm và mặt bằng giá ngày càng tăng là nguyên nhân khiến một lượng lớn khách hàng đã chuyển sự quan tâm sang thị trường các tỉnh giáp ranh – nơi có nguồn cung đa dạng.
Quảng Ninh: Bất động sản tại "phố nhà giàu" có giá lên tới hàng trăm tỷ đồng
Dù thị trường bất động sản tại Hạ Long (Quảng Ninh) thời gian này đã bớt sôi động nhưng giá vẫn tăng, tuy nhiên nhiều môi giới khu vực này cũng khẳng định việc "lướt sóng" không còn dễ dàng như trước.
Đáng chú ý, giá biệt thự khu vực này đã lên tới 500 triệu đồng/m2, ngang ngửa với những tuyến phố trung tâm tại Hà Nội.
Mấy năm trở lại đây, giá bất động sản tại TP. Hạ Long luôn được giới đầu tư và chuyên gia đánh giá là thị trường tiềm năng, có nhiều cơ hội, nhất là khu vực phía Bắc. Do đó, tình trạng "sốt đất" cục bộ đã xảy ra tại khu vực này.
Đến nay, thị trường bất động sản Hạ Long không còn "sốt nóng" như trước đó một năm. Nhiều điểm nóng của thị trường như: Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh A, B, C; Khe Cá (phường Hà Phong); Khu đô thị Làng Bang (phường thống nhất); Khu đô thị Cột 5 - Cột 8 (phường Hồng Hà);... đều không còn cảnh tụ tập, mua bán tấp nập nữa.
Anh Quyết - Chủ phòng giao dịch bất động sản tại Hạ Long cho biết, khoảng 5 - 7 năm trở lại đây Hạ Long luôn được đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đồng bộ, cùng với sự phát triển kinh tế, bất động sản thành phố trở nên sôi động và được nhà đầu tư chú ý tới.
"Việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào TP. Hạ Long, sau đó 2 cây cầu bắc qua vịnh Cửa Lục cũng khiến thị trường bất động sản khu vực này dậy sóng", anh Quyết cho hay.
Theo anh Quyết, sau khi UBND thành phố có văn bản cảnh báo người dân trước tình trạng "sốt đất" ảo trên địa bàn hồi tháng 3/2021, thị trường kém sôi động hơn trước, nhưng giao dịch vẫn có. Giá bất động sản cũng tăng từ 10 - 15% tùy vào vị trí so với đầu năm 2021.
Người môi giới này cho biết, các lô đất nền tại dự án đô thị Cao Xanh - Hà Khánh A, B, C đều tăng giá. Những lô đất ở dự án Hà Khánh A hiện tại có giá khoảng 40 - 60 triệu đồng/m2, Hà Khánh B khoảng trên 30 triệu đồng/m2, Hà Khánh C khoảng 25 - 27 triệu đồng/m2.
Anh Thắng - môi giới bất động sản tại khu vực cho hay, dù không còn "sốt nóng", nhưng giá bất động sản tại Hạ Long liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Cụ thể các dự án biệt thự mặt biển có khung giá từ 80 - 120 triệu đồng/m2 và có thể lên tới 200 triệu đồng/m2, mức tăng trưởng này cao hơn 40 - 50% so với năm 2018.
Những khu vực đất nền vị trí vàng ở Hạ Long như Cột 3 - Cột 5 - Cột 8 đang có giá 80 - 100 triệu đồng/m2. Nằm cách trung tâm thành phố gần 7km, nhưng liền kề dự án LA Emera Khe Cá 2 (phường Hà Phong) có giá bán lên tới 90 - 100 triệu đồng/m2.
Đáng chú ý, tại tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả đi vào hoạt động đã tạo được trục cảnh quan đẹp, đây cũng được mệnh danh là tuyến đường "triệu đô". Dó đó, bất động sản ven tuyến đường bao biển này luôn được săn đón.
Theo khảo sát, bất động tại khu vực tuyến đường Trần Quốc Nghiễn đã tăng giá cực mạnh thời gian qua. Thời điểm 2014, giá đất ở mặt đường có giá khoảng 45 - 60 triệu đồng/m2, đến khi tuyến đường này hoàn thiện đã tăng "phi mã" lên 200 - 250 triệu đồng/m2, thậm chí lên tới 500 triệu đồng/m2.
Đơn cử, một lô đất 400m2 tại mặt đường bao biển Trần Quốc Nghiễn đang được rao bán 104 tỷ đồng, tương đương 260 triệu đồng/m2. Một mảnh đất khác 312m2 đang được rao bán 90 tỷ đồng, tương đương 288 triệu đồng/m2.
ảnh minh họa.
Cá biệt, tại khu Cột 3 (phường Hồng Hà) có mức giá đỉnh lên tới 300 - 500 triệu đồng/m2. Nhiều biệt thự khu vực này có giá lên tới hàng trăm tỷ đồng, tuy nhiên rất ít người bán nên muốn mua cũng rất khó.
Với mức giá 300 - 500 triệu đồng/m2 đất ở đường bao biển Hạ Long đang ngang ngửa so với giá nhà đất tại phố cổ Hà Nội, nơi được mệnh danh là tuyến phố kim cương. So với nhiều dự án bất động sản ven biển ở các tỉnh thành khác, mức giá tại Hạ Long đang có mặt bằng cao hơn nhiều lần và vẫn có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Anh Hoàng Chiến - Môi giới bất động sản tại Hạ Long cho biết thêm, ngay từ khi đầu tư tuyến đường ven biển, nhiều ông lớn bất động sản đã đổ bộ khu vực này khiến thị trường càng "dậy sóng", giá liên tục tăng nhanh.
Người môi giới này cũng lý giải thêm, do nguồn cung ở khu vực khan hiếm, đồng thời nhiều nhà đầu tư tìm đến "săn lùng" khiến giá đất càng được đẩy lên cao.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Hạ Long là một trong những thành phố du lịch phát triển bậc nhất khi hội tụ đầy đủ lợi thế "kiềng ba chân" bao gồm kinh tế - du lịch và hạ tầng phát triển toàn diện.
Ông Đính cho biết, Quảng Ninh là địa phương nổi bật trong mảng bất động sản bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với gần 17.200 sản phẩm. Với các tuyến đường cao tốc, du khách chỉ cần chưa đến 2 tiếng để đi từ trung tâm Hà Nội đến Quảng Ninh. Cùng đó, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng được đánh giá là tam giác kinh tế năng động và nổi bật của nước ta. Với bề dày văn hóa lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên được ưu đãi, du khách có thể tìm thấy nhiều hình thức du lịch hấp dẫn như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa...
"Quảng Ninh vẫn còn dư địa để phát triển ngành du lịch cũng như mảng bất động sản du lịch trong tương lai gần", ông Đính nhấn mạnh.
Nhận định về thị trường bất động sản Quảng Ninh, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Quảng Ninh đang phát triển mạnh mẽ.
"Hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng lớn của Quảng Ninh như đường cao tốc, sân bay quốc tế Vân Đồn, khu công nghiệp, khu kinh tế mới không ngừng được triển khai thực hiện và đi vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản phát triển, đồng thời thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà phát triển dự án, khách hàng và nhà đầu tư trong và ngoài nước", ông Hà nói.
Về dài hạn, thị trường bất động sản Quảng Ninh được đánh giá có tiềm năng lớn, dựa vào thế mạnh của địa phương này là hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh. Một trong những điểm đáng chú ý của địa phương này trong thời gian vừa qua là việc triển khai tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả. Dự án đem lại kỳ vọng phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực, tăng sức hút với các nhà đầu tư.
Ông Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, xung lực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Quảng Ninh đến từ những sáng kiến huy động nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản, tạo đẳng cấp khác biệt cho tỉnh.
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cũng khẳng định, Quảng Ninh là tỉnh không cần xin Trung ương tiền mà chỉ cần xin cơ chế. Đây là tỉnh đầu tiên tự làm cao tốc, chứng tỏ Quảng Ninh đang có một nguồn lực, xung lực rất lớn.
Cũng theo ông Thành, Quảng Ninh lấy du lịch làm mũi nhọn nhưng trong hai năm vừa qua tăng trưởng kinh tế vẫn dương, chứng tỏ tỉnh có các chính sách phát triển đúng đắn, "trọng tâm nhưng không phụ thuộc".
"Quảng Ninh đang là tỉnh có sự quy hoạch bài bản nhất và sắp tới Quảng Ninh sẽ tiếp tục công tác quy hoạch. Điều này sẽ đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng", ông Thành nhấn mạnh.
"Siết" tín dụng bất động sản: Cẩn trọng tác dụng ngược Việc siết tín dụng này sẽ càng làm cho thiếu nguồn cung tăng lên và gây ra sốt giá nhiều hơn. Vì các chủ đầu tư khó tiếp cận vốn để phát triển nguồn cung nhà. Siết tín dụng bất động sản Ngay sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lần lượt một số ngân hàng cùng thông báo dừng cho...