Phan Khắc Huy: Tôi là người thực hành những giá trị văn hóa Việt
Huy gửi lời tự giới thiệu: Phan Khắc Huy, 31 tuổi, sinh tại Tiền Giang, đã học tập và sinh sống tại Sài Gòn 13 năm, là cựu sinh viên khoa Y, ĐH Y dược TP.HCM, người sáng lập Cội Việt và hiện tại đang làm việc tại đây.
Bạn hy vọng gì vào những bạn trẻ đang đồng hành ở Cội Việt?
Đối với các bạn trẻ đang đồng hành, tôi rất hy vọng các bạn sẽ có những tự do chọn lựa cho mình những gì là phù hợp thời đại của các bạn sau một hành trình tìm lại mình một cách có ý thức. Ở Cội Việt, các bạn có thể trình bày mọi suy nghĩ, mọi ý tưởng, rồi sau đó cùng nhau để thử-sai, tìm ra con đường trung đạo. Cội Việt không có ai làm “lãnh đạo”, không có bất kỳ đóng khuôn nào của chắc chắn đúng, chắc chắn sai, các bạn trẻ đến đây sẽ được bày ra ngày càng nhiều những gì đã qua để chọn lựa cho những gì đang tới. Bước đi ra khỏi, mỗi bạn sẽ độc lập trong suy nghĩ và hành động dựa trên một nền tảng cơ bản của tư duy và kiến thức xã hội. Càng nhiều cá nhân có ý thức về quá khứ và hiện tại thì sẽ càng có nhiều những điều tích cực lan toả trong cộng đồng.
Sinh hoạt của Cội Việt, Phan Khắc Huy, ngoài cùng, bên trái.
Trước Cội Việt, bản thân bạn đã ý thức rất rõ về những giá trị Việt mà bạn đã nghiên cứu, tham khảo, nắm giữ. Bạn có thể chia sẻ?
Trước, tôi được tham gia một chuyến đi xuyên Việt. Suốt dọc dài đất nước, tôi học cách quan sát con người và văn hoá rất khác biệt với nơi tôi sinh trưởng (Tiền Giang). Tôi nhận ra văn hoá Việt thật đa sắc, uyển chuyển. Cội Việt bắt đầu bằng sự háo hức khám phá lại những giá trị văn hoá Việt mà tôi, vì cách trở địa lý và hoàn cảnh, trước đó không hề nghe nói đến. Từ sự háo hức tìm hiểu và thực hành, tôi nhận ra rằng giá trị Việt, không thể gói gọn trong một đôi câu chữ hay vài kết luận vội vàng. Bên cạnh giá trị cốt lõi như chịu thương, chịu khó, đoàn kết trong khó khăn, có nền tảng ứng xử dựa trên văn hoá nông nghiệp mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, tôi còn nhận ra được sự đa nguyên hơn trong những giá trị Việt. Tuỳ thời, tuỳ không gian, tuỳ vào quá trình di cư, tuỳ vào những nhóm dân tộc cộng hưởng, cha ông ta đã có những “tiếp biến”, chọn lựa để giá trị Việt có những thay đổi phù hợp. Khi chọn tên Cội Việt, tôi muốn truy nguyên về “Việt” nhưng trong quá trình tìm kiếm, tôi lại thấy rằng cái tuyệt vời nhất của giá trị Việt là sự đa dạng, uyển chuyển trong từng khoảnh khắc.
Bạn có cho rằng có rất nhiều bạn trẻ cũng hiểu về giá trị Việt như bạn, nhưng không biết cách nào gìn giữ hoặc bị những giá trị khác tiếm quyền thụ hưởng trong vô thức bởi sự ham thích cái mới, mà không phân biệt được nó có thích hợp với mình không hoặc nó có thật sự là giá trị bền vững không?
Video đang HOT
Tôi là một người thực hành, một hành giả. Bằng cách thực hành, tôi tự ý thức và hiểu được những giá trị mà mình hướng đến… Với tôi, giá trị Việt Nam là một dòng chảy, một diễn trình…
Từ bảy năm qua, tôi thấy có càng nhiều các bạn trẻ “giựt mình” mà tìm về với giá trị Việt, nhưng những người đi trước, những người xung quanh bạn cũng chưa thực sự hiểu được thế nào là Việt, lúc thì ca tụng, lúc thì vùi dập, thì làm sao có thể đòi hỏi hơn ở các bạn? Vì lẽ đó, chúng tôi làm công việc là sưu tầm, tìm lại, bày ra và tạo không gian cho các bạn trẻ đến tìm hiểu, thực hành những giá trị văn hoá để có nhiều chọn lựa hơn trong thời đại này. Quyền chọn lựa vẫn là ở các bạn, trong một môi trường cân bằng và đủ đầy hơn giữa giá trị đã có và giá trị đang hình thành.
Những giá trị gia đình bạn đang hướng tới?
Tôi cùng những người bạn xây dựng Cội Việt dựa trên sự tự giác và đa nguyên nên với tôi, gia đình cũng cần phải như vậy. Mỗi một thành viên trong gia đình ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đồng thời tôn trọng vai trò, trách nhiệm của người khác. Năm 2013, tôi được vinh hạnh tiếp chuyện thầy Trần Văn Khê, thầy có gợi ý ba giá trị cốt lõi trong gia đình Việt: “đi thưa về trình”, “gọi dạ bảo vâng”, “kính trên nhường dưới”. Tôi nghĩ đây là giá trị tham khảo chứ không phải áp đặt. Sau nhiều năm giá trị gia đình bị đảo lộn, vì chiến tranh, vì nhận thức thì điều quan trọng nhất trong mối quan hệ gia đình là tôn trọng và cảm thông. Thế hệ đi trước sẽ chỉ bày kinh nghiệm và chọn lựa của thế hệ mình cho thế hệ sau tham khảo và thực hành. Theo tôi, gia đình là môi trường thực hành các hành vi ngoài xã hội, cho nên theo nghĩa này, gia đình có thể thay thế hoặc tạm thời gìn giữ “Cội Việt” theo nghĩa đen của nó.
Bản thân bạn, ý thức về giá trị Việt Nam của bạn như thế nào và bạn lan toả nó ra sao?
Tôi là một người thực hành, một hành giả. Qua đó, tôi tự ý thức được những giá trị mình hướng đến. Qua đó, tôi cho các bạn trẻ làm việc cùng tôi thấy cái sai, cái cực đoan mà mình vấp phải, cái kinh nghiệm mình thu được. Bằng cách thực hành, tôi có thể lôi cuốn được nhiều bạn cùng thực hành. Với tôi, giá trị Việt Nam là một dòng chảy, một diễn trình, tôi hay bất cứ một bạn trẻ nào đều có quyền lựa chọn một cách có ý thức trong thời mình đang sống.
Theo Ngân Hà (thực hiện) ( Thế Giới Tiếp Thị)
'Thí sinh 29,35 điểm trượt ĐH Y Dược TP.HCM vì quy định chung'
Đạt 29,35 điểm, nam sinh ở TP.HCM vẫn trượt ngành Y đa khoa của ĐH Y Dược TP.HCM vì quy định làm tròn điểm và tiêu chí phụ.
Chiều 2/8, trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết việc làm tròn điểm là do Bộ GD&ĐT quy định, nhà trường chỉ thực hiện theo.
Về tiêu chí phụ, ông Khôi cho rằng trường đã quy định rõ trong đề án tuyển sinh được công bố rộng rãi từ tháng 3. Đây là quyết định của hội đồng tuyển sinh nhà trường, không phải của cá nhân ai.
Trước đó, một số thí sinh phản ánh với Zing.vn về việc đạt điểm cao vẫn trượt ĐH Y Dược TP.HCM vì thua tiêu chí phụ và làm tròn điểm. Cụ thể, em V.H.H. ở TP.HCM, cho biết kỳ thi THPT quốc gia năm nay, nam sinh có điểm thi: Toán 9,6 ; Hóa 9,75 ; Sinh 10; Tiếng Anh 8,8.
Tổ hợp xét tuyển khối B của H. là 29,35 điểm (do thuộc khu vực 3 nên không có điểm cộng). Theo quy tắc làm tròn, điểm của nam sinh giảm xuống còn 29,25.
Thí sinh sau giờ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Thanh Tùng.
H. đăng ký nguyện vọng lần lượt là: Y đa khoa - ĐH Y Dược TP.HCM; Y đa khoa - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Y đa khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM; ĐH Y Dược Cần Thơ.
Trường lấy 29,25 điểm là mức tối thiểu và xét tiêu chí một: Môn Tiếng Anh đạt từ 9 điểm trở lên; tiêu chí 2: Sinh học (với ngành Y) từ 9,75 điểm. Vì môn Tiếng Anh có điểm 8,8, nam sinh này trượt nguyện vọng một.
Theo nam sinh, với cách làm tròn điểm này, cậu mất đi ước mơ, quyết tâm, ấp ủ từ bé trong sự oan ức. Điều này khiến cậu và gia đình rất buồn và thất vọng, bởi các thí sinh khác đạt 29,15 điểm cũng được làm tròn lên 29,25 và có khả năng đỗ.
Một nữ sinh khác cũng lâm hoàn cảnh tương tự là H.T.Q.A., ở Bà Rịa - Vũng Tàu. A. cho biết em đạt điểm Toán 9,6, Sinh học 9,5, Hóa học 9,75, Tiếng Anh 9. Tổng điểm tổ hợp xét tuyển là 28,85.
Thí sinh này thuộc khu vực 2, điểm cộng ưu tiên là 0,5, tổng điểm xét tuyển là 29,35. Theo quy định, điểm được làm tròn còn 29,25, bằng điểm chuẩn Y đa khoa TP.HCM. Nữ sinh bức xúc cho rằng em đủ tiêu chí phụ 1 (Tiếng Anh 9 điểm), nhưng không trúng tuyển ngành Y đa khoa.
Trước đó, nam sinh đến từ Hà Nội tên N.P.H. (Thạch Thất) cho hay em trượt ngành Y đa khoa, ĐH Y Hà Nội, vì thiếu 0,05 điểm và kém về tiêu chí phụ. Điểm lần lượt của H. là Toán 9,4; Hóa 9,75; Sinh 10. Do thuộc khu vực 3, em không có điểm cộng ưu tiên, tổng điểm của H. là 29,15 (làm tròn thành 29,25).
Dù đủ điểm chuẩn vào trường là 29,25 nhưng khi xét tiêu chí phụ, H. trượt tiêu chí số một: Điểm xét tuyển chưa làm tròn. Các tiêu chí sau ưu tiên lần lượt: Điểm Toán, điểm Sinh và thứ tự nguyện vọng.
Theo nam sinh Hà Nội, điều khiến cậu bức xúc hơn cả là tiêu chí phụ số một: Ưu tiên điểm xét tuyển chưa làm tròn có công thức tính: Tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh (không nhân hệ số, làm tròn) Điểm ưu tiên Điểm khuyến khích.
"Em đạt 29,15 điểm, học thật, không có điểm ưu tiên cuối cùng lại trượt. Còn những bạn đạt 25,75 điểm; thêm 3,5 điểm ưu tiên là thành 29,25 điểm lại đỗ?", P.H. thắc mắc.
Theo Zing
Lừa chạy điểm vào đại học Y Dược với giá 35.000 USD Mặc dù không quen biết, không có mối quan hệ nhưng các đối tượng đã cấu kết hình thành đường dây chạy điểm vào ĐH Y Dược TPHCM với giá 35.000 USD. Sau đó lại đi nhờ 1 đối tượng lừa đảo khác tự nhận là cán bộ Thanh tra Bộ Giáo dục để chạy điểm. Ngày 22/12, TAND TPHCM đã xét xử...