Phản hồi loạt bài “Miền Trung ngổn ngang trước mùa mưa bão”: Tập trung bảo vệ các công trình
Sau loạt bài “Miền Trung ngổn ngang trước mùa mưa bão” đăng trên Báo SGGP số ra các ngày 7, 8 và 9-9-2020, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía các ngành chức năng, địa phương ở khu vực miền Trung.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 5, nhiều vấn đề mà Báo SGGP đã cảnh báo cũng đang được các địa phương quan tâm và đề ra giải pháp khắc phục.
Công nhân hối hả thi công tuyến kè chống sạt lở bờ biển Thừa Thiên – Huế. Ảnh: VĂN THẮNG
Sáng 17-9, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đi thực tế kiểm tra công tác phòng chống bão số 5 trên địa bàn tỉnh này. Mối quan tâm hiện nay của chính quyền Quảng Nam là tuyến đê ngầm dài 220m cách bờ biển Cửa Đại 200m vừa hoàn thành cơ bản.
Đại diện đơn vị thi công công trình này cho biết, đê ngầm Cửa Đại cơ bản xong 90%. Trước tình hình bão số 5 đang đổ bộ, chủ đầu tư và đơn vị thi công đang lên phương án để bảo vệ công trình này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo lắng bão đổ bộ, triều cường mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của công trình đê ngầm Cửa Đại.
Tại tuyến đê kè chống sạt lở ở Vinh Hải ( huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) dài 2,52km, vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng, những ngày qua, đơn vị thi công vẫn đang huy động máy móc để thi công thân kè. Bên cạnh đó, người dân và chính quyền địa phương còn tiến hành trồng bổ sung thêm rừng phi lao bị gãy đổ, khôi phục lại rừng phi lao phòng hộ phía sau đỉnh kè, trong khuôn khổ chương trình phòng chống biến đổi khí hậu ven biển.
Ông Nguyễn Văn Tài, cán bộ giám sát công trình kè chống sạt lở bờ biển Vinh Hải, thông tin, đến thời điểm hiện tại công trình đạt gần 90% tiến độ về giải ngân vốn cũng như tiến độ xây dựng…
Tại dự án đập dâng sông Trà Khúc, đại diện chủ đầu tư cho biết, đơn vị thi công đã đưa công trình đạt đỉnh mức vượt lũ an toàn. Trước đó, ngày 16-9, ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra tại đập ngăn mặn sông Trà Bồng (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) cùng một số công trình khác để có chỉ đạo khẩn yêu cầu các đơn vị bảo vệ công trình an toàn vượt bão lũ.
Video đang HOT
Tại công trường xây dựng dự án kè biển Nhơn Hải, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết, những ngày qua đơn vị vẫn duy trì gần 100 cán bộ kỹ thuật, công nhân cùng các phương tiện cơ giới để hoàn tất hạng mục của tuyến kè đi vào giai đoạn an toàn vượt mưa bão. “Hiện chúng tôi đã thi công xong phần chân và mái kè, còn phần tường đỉnh và tường chắn sóng thì đã thi công đạt khoảng 40%.”, ông Thi nói.
Ông Hồ Đắc Chương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định, cho hay, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có văn bản quy định thời gian khai thác cát đối với các mỏ cát được cấp phép trên các sông ở Bình Định để đảm bảo an toàn vượt bão lũ. Qua đó, Bình Định quy định doanh nghiệp chỉ được khai thác cát từ ngày 1-1 đến hết ngày 15-9 hàng năm. Sau khi hết hạn khai thác cát nêu trên, các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện việc tạm ngừng mọi hoạt động khai thác theo quy định. Ngoài ra, Bình Định buộc các doanh nghiệp cần phải hoàn thành việc thanh thải dòng chảy, thu dọn đường công vụ trên sông trước 30-9.
Sau khi Báo SGGP phản ánh về sạt lở ở sông Ngàn Sâu, sông La, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản số 5245 giao UBND huyện Đức Thọ tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình trạng sạt lở đất bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ), chủ động di dời dân cư đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản khi cần thiết; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực đang có diễn biến sạt lở. Sở TN-MT kiểm tra, xác định nguyên nhân gây sạt, lở đất bờ sông Ngàn Sâu đoạn xã Đức Lạng, đề xuất các giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và báo cáo UBND cấp tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác theo quy định…
Gửi ý kiến phản hồi đến PV Báo SGGP, bà Lý Tiết Hạnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định (Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) cho biết, đối với các công trình trọng điểm liên quan đến phòng chống thiên tai ở khu vực miền Trung thì Trung ương cần quan tâm bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ giải ngân cũng như xây dựng. Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lượng công trình vì điều này rất quan trọng.
Đối với từng địa bàn, địa phương cần chủ động rà soát nắm chắc các công trình hiện có, công trình nào cần đầu tư sửa chữa, công trình nào cần xây dựng mới cho phù hợp, khoa học… phải có kế hoạch để chủ động trong xây dựng hệ thống công trình tổng thể, bền vững. Quá trình thi công, các đơn vị cần chú trọng đến tính đồng bộ, tiến độ và thời tiết để đảm bảo công trình an toàn, hiệu quả.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung chống hạn cây trồng vụ hè thu và phòng, chống cháy rừng
Nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh tiếp tục kéo dài đến ngày 2/7/2020, nguy cơ hạn hán xảy ra trên diện rộng, đặc biệt trên cây ăn quả có múi, cây trồng cạn, chè.
Nhiều diện tích lúa vụ hè thu ở xã Điền Mỹ (Hương Khê - Hà Tinh) đã nứt nẻ. Ảnh Hữu Trung.
Nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, vụ hè thu năm 2020, toàn tỉnh gieo cấy 44.413/44.514 ha lúa, đạt 99,8% kế hoạch. Hiện nay, lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh rộ.
Hiện tại, diện tích lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước là 650 ha (Hương Sơn 400 ha, Hương Khê 200 ha, Kỳ Anh 20 ha, Can Lộc 30 ha); khoảng 1.500 ha đậu, ngô có nguy cơ chết cục bộ do hạn và 120 ha cam, bưởi ở Hương Khê thiếu nguồn nước ảnh hưởng đến sinh trưởng, một số vườn bắt đầu chết cục bộ.
Trong những ngày qua, khu vực Hà Tĩnh xảy ra nắng nóng gay gắt diện rộng với nhiệt độ các khu vực phổ biến 38-390C, riêng Hương Khê trên 400C, độ ẩm thấp phổ biến 45-55%. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, nắng nóng gay gắt tiếp tục kéo dài đến ngày 2/7/2020, nguy cơ hạn hán sẽ xảy ra trên diện rộng, đặc biệt trên cây ăn quả có múi, cây trồng cạn, chè.
Hồ đập cạn kiệt không đủ nước tưới chống hạn cho cây trồng hè thu. Ảnh Hữu Trung
Chủ động phương án chống hạn, phòng chống cháy rừng
Để chủ động ứng phó với diễn biến bất lợi của thời tiết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công điện số 12, yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Sở NN Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn: Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 45-CT/TU ngày 24/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để tổ chức rà soát nguồn nước tại các hồ, đập, sông, suối, tình hình, mức độ hạn hán xảy ra đối với từng loại cây trồng tại địa phương, chủ động các phương án, giải pháp chống hạn kịp thời. Trước mắt, thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật theo hướng dẫn tại văn bản số 1269/SNN-TTBVTV ngày 25/6/2020 của Sở NN&PTNT về việc tập trung chỉ đạo chống hạn cho cây trồng vụ hè thu năm 2020.
Tập trung chỉ đạo điều tiết, phân phối nguồn nước và bố trí đủ lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ dẫn nước, ép nước tưới cho các vùng cuối kênh, vùng cao, vùng xa đã thiếu nước và có nguy cơ thiếu nước. Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn, đảm bảo nước phục vụ sản xuất.
Lãnh đạo xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc chè trong mùa nắng nóng. Ảnh Vũ Viễn
Địa phương nào để xảy ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã nào thiếu quyết liệt trong công tác chỉ đạo chống hạn, phòng chống, cháy rừng, để thiệt hại xảy ra đối với sản xuất phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Kiểm lâm rà soát tình hình nguồn nước tại các hồ, đập, sông, suối, tình hình hạn hán xảy ra tại các địa phương; tham mưu các giải pháp, hướng dẫn địa phương chống hạn cho các đối tượng cây trồng và phòng, chống cháy rừng.
Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống hạn đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
Chỉ đạo các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi: Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố, thị xã huy động nhân lực, vật lực, tập trung cấp nước chống hạn; tổ chức điều tiết, phân phối nguồn nước hợp lý, tiết kiệm, tránh tranh chấp về nước.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình, kênh mương trong quá trình tải nước, kịp thời xử lý các sự cố công trình có thể xảy ra, đảm bảo an toàn công trình. Tổ chức đắp chặn các trục tiêu, kênh dẫn, khe lạch để trữ nước, bơm tát chống hạn. Lắp đặt máy bơm dã chiến, thực hiện phương án chuyển nước tạo nguồn từ các hồ chứa để chống hạn.
Các đơn vị quản lý cống ngăn mặn giữ ngọt phải thường xuyên kiểm tra độ mặn trong nước để có kế hoạch đóng mở cống hợp lý đảm bảo phòng, chống xâm nhập mặn; các chủ quản lý trạm bơm sử dụng nguồn nước ở những vùng có ảnh hưởng thủy triều phải kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước vào ruộng.
Nông dân xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã cải tiến các thiết bị không chuyên dụng làm máy bơm nước, tưới chống hạn cho cây chè. Ảnh Thanh Hoài
Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh ưu tiên nguồn điện phục vụ sản xuất; chỉ đạo các chi nhánh điện cấp huyện phối hợp tốt với các địa phương, đơn vị quản lý trạm bơm trên địa bàn cấp điện ổn định 24/24 giờ, đảm bảo cho các trạm bơm chủ động bơm nước phục vụ sản xuất vụ hè thu năm 2020.
Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã vận động, hỗ trợ Nhân dân thực hiện các biện pháp chống hạn cho cây trồng và phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả.
Yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh và các sở, ban ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung công điện này.
Quảng Trị: Hai vợ chồng đi xe máy bị nước cuốn, người vợ 26 tuổi mất tích Hai vợ chồng trẻ ở miền núi Quảng Trị từ rẫy về nhà thì không may bị nước cuốn trôi, người chồng thoát chết còn người vợ bị nước cuốn mất tích. Trưa 18-9, ông Hồ Văn Nhiếp, Chủ tịch UBND xã Tà Rụt, huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) xác nhận, một người dân trên địa bàn vừa bị nước cuốn mất tích....