Phản đối Trung Quốc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa
Chiều 16-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ tại Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của PV về phản ứng của Việt Nam khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 9-4 tuyên bố về việc Trung Quốc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này.
“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở các đảo, đá thuộc khu vực Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị…” – ông Bình nhấn mạnh.
V.THỊNH
Theo_PLO
Video đang HOT
Trung Quốc ráo riết xây dựng trái phép ở Hoàng Sa
Không chỉ xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc còn đang ráo riết thực hiện các hoạt động xây dựng và mở rộng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trang The Diplomat đưa tin.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng các công trình trái phép trên đảo Phú Lâm của Việt Nam
Các hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao được chụp vào ngày 17/3 cho thấy Trung Quốc đang mở rộng đáng kể đường băng và các cơ sở sân bay trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1956.
Trong vòng 5 tháng qua, đường băng dài 2.400 m đã được thay thế hoàn toàn bằng một đường băng bê tông mới dài 2.920 m, cùng với đó là một đường băng mới, các sân đỗ máy bay được mở rộng, các tòa nhà lớn liền kề đang được xây dựng.
Đảo Quang Hòa đã thay đổi đáng kể chỉ trong 1 năm qua.
Hoạt động cải tạo đất cũng đang diễn ra trên đảo Phú Lâm.
Cách đảo Phú Lâm khoảng 80 km về phía tây nam, trên đảo Quang Hòa (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974), các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy kích thước của hòn đảo này đã tăng lên gần 50% kể từ tháng 4/2014.
Đảo Quang Hòa hiện có một đơn vị quân đội, 4 mái vòm radar, 1 nhà máy sản xuất bê tông và một cảng gần đây đã được mở rộng thông qua việc đào và nạo vét. Một con đê ngăn nước biển tăng cường đang được xây dựng quanh khu vực mới bồi đắp.
Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa.
Các tòa nhà mới còn mọc lên trên đảo Duy Mộng gần đó, cũng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đất và xây dựng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thu hút sự chú ý trong những tuần gần đây. Bắc Kinh bị cáo buộc đang tiến hành cải tạo trên ít nhất 7 bãi đá tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa.
Các hành động ngang ngược của Trung Quốc đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của nhiều nước.
Philippines ngày 13/4 đã cáo buộc Trung Quốc gây thiệt hại lớn đối với môi trường ở Biển Đông khi xây dựng các đảo nhân tạo trên các bãi đá tranh chấp ở Trường Sa, gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 100 triệu USD mỗi năm cho các quốc gia ven biển.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tuần trước đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc "cậy nước lớn và dùng sức mạnh" để đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền.
An Bình
Theo Dantri/The Diplomat
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chiến lược ngăn chặn Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông Các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ ngày 19/3 đã bày tỏ lo ngại về quy mô và tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông, nhấn mạnh rằng một chiến lược chính thức của Mỹ là cần thiết nhằm giảm tốc hoặc chấm dứt các hành động của Bắc Kinh. Thượng nghị sĩ John McCain, một trong những ký...