Phận đời những “bóng hồng” trên bến, dưới thuyền
Chỉ cách trung tâm thủ đô quãng chừng vài trăm mét, xóm nghèo ở bãi giữa sông Hồng (Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội) là hình ảnh tương phản với sự tấp nập của cuộc sống trên bờ. Đối với những người phụ nữ nơi đây, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề cùng cuộc mưu sinh không đủ sống tưởng như đã vùi lấp mọi ước mơ nhỏ nhoi, chính đáng của họ…
Sau một ngày nhặt phế liệu trên phố, chị Hoa lại về với tổ ấm nơi xóm bãi.
Những “bóng hồng”…
Xóm bãi giữa sông Hồng còn được người dân nơi đây gọi là xóm Nổi, xóm Bến, bởi mọi sinh hoạt của người dân nơi đây đều gắn liền với sông nước.
Bà Nguyễn Thị Thanh (quê Hà Nam), một trong những người gắn bó đầu tiên với khu xóm bãi giãi lòng với chúng tôi. Cận kề tuổi 80, những nếp da nhăn, xám xịt hằn là minh chứng cho cuộc mưu sinh vất vả. Bà cho biết, mùa nước cạn thì không sao, nhưng cứ khoảng tháng 3 tháng 4 âm lịch là mùa mưa, nước dâng lên ngập trắng sông Hồng. Đó cũng là lúc gần 30 hộ dân thu xếp đồ đạc, bồng bế con cái, kéo nhà xuống sát dưới chân cầu Long Biên, đến khi nước rút lại kéo nhà lên bãi.
Nếu như bà Thanh là đại diện cho thế hệ những phụ nữ quá nửa đời người gắn bó với xóm bãi, thì chuyện đời của cô gái trẻ Nguyễn Thị Thơm (27 tuổi) nên duyên với ông lão 70 cuối năm ngoái mới chỉ bắt đầu. Vốn quê ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, do nghèo nên chỉ học hết lớp 5, Thơm phải bỏ học. Khi về Hà Nội làm bưng bê cho một quán bia, rồi vướng phải chuyện tình với một gã sở khanh, sau khi biết tin chị có thai, kẻ này đã “bặt vô âm tín”.
Tuyệt vọng, chị không dám trở về quê vì sợ gia đình và điều tiếng. Có lúc đã nghĩ đến cái chết nhưng thương đứa trẻ vô tội. Rồi, chị dạt đến xóm bãi nghèo này. Không chốn dung thân, cảm kích tình cảm của ân nhân, chị xin được ở lại để báo đền. Cảm nhận tình cảm chân thành của người đàn ông, họ nên vợ nghĩa vợ chồng.
Vẫn mãi sẽ là “ốc đảo”
Nhắc đến cuộc sống nơi xóm bãi nghèo, nhiều người vẫn hình dung nơi đây là một “ốc đảo trên cạn” nằm cách biệt với phố phường và không được chính quyền thừa nhận. Gần 100 nhân khẩu vẫn đang sống lay lắt từng ngày. Không một tấc đất cắm dùi, công việc của bà và những người phụ nữ còn lại trong xóm là đi nhặt giấy, nhặt túi nilon về giặt đem phơi khô bán lại cho người thu mua về tái chế, lượm ve chai, và thu mua sắt vụn. Đàn ông, con trai thì làm bốc vác, cửu vạn, làm những việc nặng nhọc tại các chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân.
Nhưng khổ nhất, chính là những người phụ nữ và đám trẻ vô tội, khi sinh ra đã không có tuổi thơ. Bà Thanh tâm sự, nay tuổi đã già, con trai thương bà vất vả làm tạm một lều nho nhỏ để bà bán chai nước, gói kẹo trước nhà, kiếm sống, nhưng có khi cả ngày chẳng bán được gì. Con trai bà năm nay cũng tuổi ngoài 40, nhưng chưa lấy được vợ do quá nghèo.
Video đang HOT
Ngôi nhà nổi của chị Kiều Thị Hoa.
Mỗi người một số phận khác nhau, nơi sinh ra khác nhau, nhưng có một điểm chung: Những con người nơi đây đều có hoàn cảnh đặc biệt. Cũng vì một lý do nào đó mà họ rời quê trôi dạt về đây, ngày qua ngày nhọc nhằn mưu sinh.
Theo LDO
Chợ Giang - Đầu mối nông sản Trung Quốc
Chợ đông vào tầm 1 - 2 giờ sáng, khi các xe hàng từ cửa khẩu phía Bắc về đổ hàng. Hoa quả, rau, củ, thực phẩm khô... chưa biết chất lượng ra sao, sẽ từ đây tiếp tục được vận chuyển đến các chợ trước khi đến tay người tiêu dùng...
Chợ Giang, thị trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc là một đầu mối buôn bán nông sản Trung Quốc cho các tỉnh phía bắc. Chợ đông vào tầm 1 - 2 giờ sáng, khi các xe hàng từ cửa khẩu phía Bắc về đổ hàng. Hoa quả, rau, củ, thực phẩm khô... chưa biết chất lượng ra sao, sẽ từ đây tiếp tục được vận chuyển đến các chợ trước khi đến tay người tiêu dùng. Với những mặt hàng có đóng bao bì, phần lớn thấy toàn chữ Trung Quốc.
Còn vô số loại nông sản không nhãn mác như bí đỏ, khoai tây, hành, tỏi khô... được xếp tràn từ trong nhà ra đến mặt đường, với số lượng hàng trăm tấn. Đa số người tiêu dùng cảm thấy ngài ngại khi sử dụng thực phẩm nguồn gốc Trung Quốc thì tại chợ Giang, buôn bán nông sản Trung Quốc vẫn đắt khách.
Khoảng từ 1 giờ sáng, chợ Giang bắt đầu nườm nượp đón các loại xe hàng về. Cũng lúc này các đầu mối nhỏ lẻ cũng đổ về chợ ăn hàng.
Chợ họp trong một dãy phố nhỏ của thị trấn Thổ Tang nhưng lượng nông sản ở đây lại cực lớn. Nông sản từ chợ sẽ cũng cấp đi các tỉnh phía Bắc.
Giá các loại hoa quả, rau củ đều rất rẻ. Một lượng hàng lớn sẽ đi về các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái nơi người dân có mức thu nhập thấp.
Các loại táo Trung Quốc được đóng thùng và đang bày bán ở chợ.
Một loại bí đỏ quả dài khác với bí đỏ "ta" quả tròn. Mẫu mã của các loại nông sản ở đâu đều rất đẹp và to khác thường, nhìn bắt mắt.
Quả thanh long đóng trong thùng các tông in chữ Trung Quốc.
Một chủ hàng đang đóng gói lại hoa quả sau khi đã mở ra cho khách xem, chọn.
Nhiều loại hoa quả khi về chợ hình thức xấu được bỏ ra ngoài bao bì, làm như vậy sẽ giống với nông sản nội địa, dễ bán cho dân thành phố.
Dưa Trung Quốc.
Các loại khoai tây củ lớn, sạch sẽ chất đầy cửa hàng.
Một cửa hàng chuyên buôn các loại hành, tỏi khô.
Một phần nông sản sau khi về chợ sẽ tiếp tục "lên" ô tô về các tỉnh miền núi, số còn lại tỏa đi các chợ bán lẻ ngay trong ngày.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Điêu đứng vì vải... được mùa "Vựa vải" Lục Ngạn - Bắc Giang vào mùa khiến bà con nông dân thêm lo lắng. Bao năm nay họ vẫn "đỏ mắt" đi tìm lời giải cho bài toán "được mùa mất giá - được giá mất mùa". Vải thiều Lục Ngạn đang bị ép giá thê thảm. Thời gian gần đây, nơi "vựa vải" lớn nhất miền Bắc, đâu đâu...