Phản đối Đài Loan xây dựng trái phép trên đảo Ba Bình
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, việc Đài Loan chiếm đóng và tiến hành các hoạt động trên đảo Ba Bình là hoàn toàn phi pháp và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều nay (22/9), phóng viên Dân trí đã đặt câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Đài Loan xây dựng một số cơ sở trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm phục vụ mục đích quân sự.
Hình ảnh về những cơ sở mà Đài Loan đã xây trái phép trên đảo Ba Bình. (Ảnh: Google Earth)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam rất quan tâm và đang xác minh thông tin này. Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của mình ở Quần đảo Trường Sa, vì vậy, việc Đài loan chiếm đóng và xây dựng các cơ sở ở khu vực này là hoàn toàn phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối”.
Tờ South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 20/9 dẫn các hình ảnh thu thập được từ hệ thống Google Map cho thấy, có năm cấu trúc mới xuất hiện ở bờ biển phía tây đảo Ba Bình với chiều cao khoảng 3-4 tầng; trong đó, bốn cấu trúc hình chữ Y đã được xây xong và bao quanh một cấu trúc hình tròn ở giữa vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chính quyền Đài Bắc hoàn toàn im lặng kể từ khi bắt đầu việc xây dựng trái phép. Phát biểu sau một cuộc họp ngày 20/9, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan đã từ chối bình luận về những cơ sở đang được xây dựng.
Trước đó, Đài Loan đã đưa nhiều cựu quan chức cấp cao và phóng viên ra đảo Ba Bình trái phép, đồng thời cũng phát hành tem có hình ảnh đảo Ba Bình và các quần đảo tại Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
Đảo Ba Bình là hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép từ năm 1956. Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nam Hằng
Theo Dantri
Tranh nhau cải tạo chung cư cũ trên đất vàng TP HCM
Phương án cải tạo chung cư cũ vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các nhà đầu tư tranh nhau đặt chỗ đối những chung cư nằm trên vị trí đất vàng ở quận trung tâm.
Sở Xây dựng TPHCM đã công bố danh sách các nhà đầu tư muốn tham gia cải tạo chung cư cũ theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng. Theo đó, có 24 nhà đầu tư đăng ký thực hiện đầu tư cải tạo, xây dựng mới thay thế các chung cư cũ.
Phần lớn các doanh nghiệp này tranh nhau các chung cư nằm ở các khu đất vàng quận trung tâm.
chung cư cũ nằm ở đất vàng luôn nhận được sự quan tâm của doanh nghiệpẢnh: Lê Quân
Cụ thể, tại quận 1 có 98 lô chung cư cũ thì Tập đoàn C.T Group đã đăng ký tham gia tới gần 90 lô. Cạnh tranh với tập đoàn này tại địa bàn quận 1 còn có các công ty BĐS khác như Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Gia Bảo và liên danh Vinaconex-Hoàng Sơn-Quân Anh.
Tại quận 3, có 35 trên tổng số 45 lô chung cư được các nhà đầu tư quan tâm. Đáng chú ý, tập đoàn Novaland muốn "ôm" tất cả 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật.
Tại khu vực Bình Thạnh, Cư xá Thanh Đa cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư. Trong đó, gay cấn nhất là cuộc "đấu tay đôi" giữa Liên doanh NHO-VPG-TAG-NIBC-Bình Thạnh RESCO và Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng Vietracimex quan tâm đến cụm 8 lô số (đánh dấu bằng số 1,2,3,4...) của cư xá Thanh Đa. Riêng tại lô 4, ngoài hai doanh nghiệp trên, công ty cổ phần Năng lượng Thiên Ân cũng muốn tham gia vào đầu tư.
Cụm 15 lô chữ (lô được đánh dấu bằng chữ ABCD...) của cư xá này nhận được sự quan tâm của công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Quản Trung.
Ngược lại sự với sự cạnh tranh khốc liệt ở các quận trung tâm, chung cư cũ tại các quận còn lại như quận 5 (203 lô), quận 6 (32 lô), quận Tân Bình (30 lô), quận 11 (30 lô),... nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thậm chí, có quận không có doanh nghiệp nào muốn nhảy vào đầu tư.
TPHCM hiện có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975, với tổng số 565 lô chung cư chiếm hơn 59 héc-ta diện tích đất với 26.362 căn hộ. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây mới thay thế các chung cư cũ, hư hỏng nặng trên địa bàn, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND thành phố phân công, ủy quyền cho UBND quận, huyện trong việc thực hiện cải tạo xây mới thay thế chung cư cũ.
Trong những lần đi thị sát và làm việc với các quận trên địa bàn TP HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã nhiều lần đề cập đến tính cấp bách trong việc cải tạo và xây mới các chung cư cũ, hư hỏng nặng trên địa bàn. Bí thư Thăng yêu cầu các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ di dời, giải tỏa tại các chung cư này nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Tuy nhiên rong suốt một năm qua các phương án giải tỏa mặt bằng, thủ tục hành chính, lợi ích của doanh nghiệp và người dân đã vô tình tạo thành "vòng kim cô" kìm lại giải pháp cải tạo chung cư cũ hiện nay ở TP HCM.
Theo_Zing News
Vay 3.500 tỷ làm nhà máy nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) đã quyết định đồng ý tài trợ vốn ODA cho UBND tỉnh Đồng Nai trên 3.000 tỷ đồng để triển khai dự án nhà nước Nhơn Trạch giai đoạn 2. Dự án nhà máy nước Nhơn Trạch giai đoạn 2 có công suất 100.000m3/ngày đêm, với tổng kinh phí đầu tư trên 3.500 tỷ...