Phận đời cơ cực sau thiên đường sân golf
Thoạt trông những cô gái độ tuổi từ 18 đến 25, giống hệt nhau trong bộ đồng phục, nước da den sạm,… nhưng ở họ là những câu chuyện, những mảnh đời rất khác nhau.
Nghề tai tiếng
Chị Nguyệt Minh, một người quản lý tại sân golf S.L kể: Hồi chị mới có bạn trai, khi gia đình anh ấy biết mình làm caddy đã ngăn cản không cho hai đứa yêu nhau. Vì họ cho rằng nghề caddy là một nghề không đứng đắn, giống kiểu “gái bao” của đại gia. Caddy thường “cặp” với người chơi golf, để thỏa mãn nhu cầu của nhau: người thì cần tiền, người thì cần “gái quê” để “giải lao” sau những buổi chơi golf. Đến tận bây giờ, khi chị và người bạn trai kia đã thành vợ chồng nhưng đôi lúc gia đình chồng vẫn tỏ thái độ không ưa nghề của mình.
“Đầy tớ” ở sân golf
Mới đây, Dung – một caddy đã phải nghỉ việc để cứu vãn cuộc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ. Dung vốn là một cô gái trắng trẻo, cao ráo. Nhờ vẻ ngoài xinh đẹp và biết tiếng Anh nên Dung được nhiều golfer chọn để phục vụ. Ca làm việc của cô dày đặc, nhờ thế mà thu nhập của Dung cũng vào loại cao so với các caddy khác, nhưng cô thường xuyên phải đi sớm về tối. Từ đó, bố mẹ chồng nghi ngờ con dâu “cặp với đại gia”. Mẹ chồng cô đã từng xỉa xói: “Chẳng có cái nghề nào đi từ mờ đất đến tối mịt mới về. Tôi không cần những đồng tiền của cô. Cô làm gì cũng phải nghĩ đến chồng con chứ…”. Không chỉ chịu lời ra tiếng vào từ gia đình chồng mà ngay cả hàng xóm cũng nghi ngờ Dung “đi lại” với đại gia tại sân golf. Ban đầu, chồng Dung còn thông cảm cho vợ, nhưng dần dà anh cũng không chịu nổi những lời đàm tiếu đó. Dung nói: “Tôi đi làm cả ngày rất mệt mỏi mà bố mẹ và chồng lúc nào cũng nghi ngờ, ghen tuông. Vất vả lắm tôi mới kiếm được những đồng tiền đó mang về cho gia đình, vậy mà…”.
Golf – Sân chơi chỉ dành cho đại gia
Khi chia sẻ với chúng tôi về nghề của vợ, anh Minh, chồng Dung nói: “Từ sáng sớm tinh mơ đến tối mịt, tôi ở nhà trông con, cứ nơm nớp lo sợ vợ mình bên ngoài có chuyện gì xảy ra không? Tôi biết vợ tôi lo kinh tế cho gia đình, nhưng nếu cứ tiếp tục như thế này, một ngày nào đó tôi sẽ mất vợ thôi”.
Rất nhiều cô gái như Dung bị mang tiếng xấu khi làm caddy. “Gần 5 năm làm nghề, em phải trải qua những định kiến của người thân cũng như xã hội để tồn tại. Tất cả đều nghĩ chúng em là ‘chân dài’ phục vụ đại gia, làm bệ cho người ta đánh, góp vui trong những cuộc chơi của họ. Nghĩ mà đau lòng lắm”, caddy tên Phương nói. Người quản lý tại sân golf S.L này cũng cho biết: “Nhiều cô gái sau khi vất vả học việc, được nhận làm chính thức một thời gian đã phải bỏ nghề. Bỏ nghề không phải vì mệt nhọc mà vì không chịu nổi những điều tiếng của bạn bè, làng xóm”.
Caddy là công việc chân chính nhưng không phải ai làm ở đây cũng nhận được sự thông cảm từ phía gia đình và những người quen biết. Một caddy nói: “Mình làm ở đây đã 5-6 năm nay, vậy mà nhiều hôm đem tiền về chồng mình vẫn nghi ngờ làm gì mà được nhiều tiền thế. Có biết đâu hôm đó mình đã phải vất vả phơi nắng cả ngày, chân chạy mỏi nhừ, mệt muốn chết. Có lần mình bị xỉu vì đói. Sáng sớm vội vàng đi không kịp ăn gì. Hôm đó, golfer không dừng lại ở 18 lỗ mà họ nổi hứng đi hết bốn vòng 36 lỗ. Gần 10 tiếng đồng hồ đi bộ trên sân cỏ giữa trời nắng gắt, không xỉu mới là lạ. Công việc chân chính mình chẳng có việc gì phải sợ, chỉ mong mọi người đừng nghĩ sai về nghề caddy…”.
Video đang HOT
Trái đắng
Theo An một caddy tại sân golf P.N, bên cạnh những caddy mạnh mẽ vượt qua sự cám dỗ của đồng tiền nhưng cũng có một số caddy xác định kiếm tiền càng nhiều càng tốt nên sẵn sàng “chiều khách”, kể cả những đòi hỏi ngoài quy định. Nhiều caddy sau buổi phục vụ tại sân golf lại trở thành “bồ nhí” cho đại gia. Đồng tiền đã khiến nhiều nữ caddy xinh đẹp tự đánh mất mình…
Điển hình là trường hợp của H., một caddy có tiếng xinh đẹp tại sân golf P.N. Từ khi vào làm caddy ở đây, H. đã được nhiều đại gia để ý đến, trong đó có nhiều vị khách nước ngoài sang Việt Nam làm ăn. Ban đầu vì sợ tai tiếng và bị đuổi việc, cô đã từ chối những lời mời “đánh đổi” hấp dẫn của các vị đại gia. Nhưng cô cũng không thắng nổi sự cám dỗ của những đồng đô la mới cứng và những món quà tặng sang trọng, đắt tiền. Cuối cùng, H. đã chấp nhận làm “gái bao” cho một vị khách người Hàn Quốc đã luống tuổi và đã có vợ con. Nhưng sau khi bị phát hiện, H. bị quản lý đuổi việc. Những tưởng sau đó, vị khách Hàn Quốc sẽ bao bọc cô trong thời gian thất nghiệp, nhưng một tuần sau đó, vị khách này cũng về nước, không để lại lời nhắn gì cho H.. Vì quá tủi hổ với gia đình, làng xóm, H. đã phải rời quê hương vào Nam để tìm việc làm khác và tránh lời ra tiếng vào.
Nhiều cô gái trẻ tuổi, non nớt, không tỉnh táo giống như H. đã phải nếm trái đắng khi không vượt qua nổi những cám dỗ tại sân chơi chỉ dành cho những bậc quý tộc này.
Theo 24h
"Đầy tớ" ở sân golf
Tại nơi giải trí sang trọng này, phân biệt rất rõ hai thế giới: chủ - tớ. Cuộc sống của những caddy nhọc nhằn, gian truân, nhiều niềm vui nhưng cũng đầy tủi nhục.
Gắn liền với hình ảnh những thảm cỏ xanh mướt chính là những caddy. Công việc của họ là ngày ngày lặng thầm kéo chiếc troly (xe kéo) nặng gần 15kg đi theo các golfer chinh phục hết lỗ golf này đến lỗ golf khác. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng cũng đòi hỏi đặc biệt về sức khỏe.
Thấm đẫm nước mắt
Bài liên quan: "Đầy tớ" ở sân golf
Nhọc nhằn nghề... nhặt bóng golf
Ngày nào cũng vậy, cứ 5h sáng, Hoa đã có mặt tại phòng chờ caddy. Vội vã ăn sáng, trang điểm, thay đồng phục rồi ngồi chờ đến số thứ tự của mình.
Mới chỉ 6h sáng mà cái nắng gay gắt của mùa hè đã rọi thẳng vào những khuôn mặt đen sạm tại phòng chờ caddy. Một chiếc xe hơi đắt tiền bóng mướt chạy thẳng vào sân. Cửa mở, hai vị khách trong trang phục sang trọng, thơm tho bước ra. Trong lúc đó, những caddy cũng bắt đầu tất tả với công việc của mình, chuẩn bị các loại gậy, đồ dùng để phục vụ người chơi.
Caddy đã chuẩn bị đồ đạc, sẵn sàng phục vụ người chơi
May mắn cho Hoa là cô được gọi đi theo phục vụ hai vị khách này ngay trong đầu giờ sáng. Trong lúc hai vị khách tán gẫu, Hoa nhanh tay chuẩn bị túi gậy, chai nước, áo che mưa cho bao gậy rồi bước nhanh theo hai vị khách đến điểm xuất phát. Vừa đi, cô vừa chào hỏi khách những câu thông thường và tự giới thiệu về mình. Bước vào đường golf, Hoa cẩn thận mở túi gậy lấy chiếc gậy driver và bóng trao tận tay cho khách. Đặt banh vào vị trí xuất phát, golfer có tên K.T bắt đầu phát bóng. Cuộc hành trình đi bộ ít nhất 8km trong 4 giờ bắt đầu.
Pặc! Ngay từ cú đánh đầu tiên, vị khách đã đánh xuống hồ. "Đ.m, caddy không chỉnh hướng cho tao!". Sau câu nói đó, Hoa lặng thinh và tự nhủ, hôm nay là một ngày đen đủi rồi.
Đánh cú thứ 2, bóng golf bay ra khỏi lỗ green (lỗ cắm cờ), Hoa nhanh nhảu: "Tiếc thật". Ông K.T chửi mắng xối xả: "Con kia tao cho mày nói chưa mà nói, mày thích thì mày đánh đi". À, mà mày tuổi gì nhỉ?". Hoa đáp: "Dạ, em tuổi Tuất ạ". "Tuổi chó hả? Thảo nào, cho đổi caddy", ông K.T quát. Hoa vừa bước ra khỏi sân, vừa khóc dấm dứt. Cô nhẩm tính, trong một tháng qua, đã 5 lần cô gặp phải golfer mê tín, đổ lỗi cho việc đánh hỏng là do không "hợp tuổi".
Có lẽ do hiểu được vị khách mê tín này, người quản lý sân golf đã thế vị trí của Hoa là Liên, cô gái sinh năm Rồng, "hợp tuổi" với ông K.T.
Hoa kể, có một khách chơi golf từng tâm sự với cô rằng, giới doanh nhân họ chơi golf một phần để rèn luyện sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Nhưng thực tế, cô lại thấy không ít những người lại thể hiện điều ngược lại trên sân golf. Thua thì cay cú và cay cú đến mức không làm chủ được cả cách hành xử của họ. Những vị khách đánh xấu và khó tính như thế này, Hoa đã gặp quá nhiều. Cô cũng đã quen với những câu mắng chửi như vậy, nên coi đó là chuyện bình thường. Thậm chí, cô đã từng chứng kiến có vị khách cay cú vì thua độ đã quăng gậy dính trúng đầu một caddy. Cô caddy phải đi cấp cứu nhưng sau đó vị khách này cũng không có một lời hỏi thăm mà còn trách rằng, làm caddy mà không biết chọn chỗ đứng cho phù hợp nên mới có hậu quả như vậy.
Mỗi ngày, caddy phải kéo túi gậy nặng chừng 15kg đi bộ khắp sân
"Khi quả bóng vượt đường biên ba lần trên một lỗ, nếu là người điềm tĩnh họ sẽ lấy lại bình thản, cười xòa và tự cứu chuộc bằng cách chơi chính xác hơn ở các lỗ tiếp theo. Nhưng nếu là người nóng nảy, họ sẽ tức giận đến phát điên lên và không tiếc lời thóa mạ caddy", Hoa tâm sự.
Khi chúng tôi nhắc đến chuyện nữ caddy Phạm Thị Tuyết bị khách VIP hành hung ngay tại sân golf, nhiều caddy cho biết, trường hợp trên không phải là hiếm, chỉ tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau thôi. Khi chứng kiến cảnh golf chửi mắng hay hành hung caddy như thế thì ông chủ sân golf thường làm ngơ và nói rằng: Đây là một nghề dịch vụ, chúng ta phải "chiều" khách. "Nếu khách không thích cung cách phục vụ ở đây thì họ sẽ sang sân khác chơi. Khi đó chúng tôi cũng sẽ không có việc làm. Nên đành cắn răng chịu đựng thôi chị ạ", một caddy tên Lam nói.
Tủi nhục
Caddy Liên được coi là "hợp tuổi" vào thế chỗ cho Hoa, nhưng ông K.T đánh cũng chẳng khá hơn là bao. Ông K.T. đánh chệch lỗ đầu tiên và liên tục sau đó là những cú đánh hỏng: bóng văng bên này, sang bên kia hay, hết xuống nước lại vào rừng. Kết thúc mỗi cú đánh hỏng là một câu chửi thề, nhổ nước bọt, quăng cây gậy xuống mặt cỏ... Mỗi lúc như thế ông lại đổ lỗi hết lỗi này đến lỗi khác cho caddy. Nào là: không biết chỉnh hướng bóng, đoán hướng gió, gây tiếng động làm golfer mất tập trung, thậm chí có ông còn nói: "Chắc hôm nay nó đến tháng nên ám quẻ mình!".
Đến nửa buổi chơi, các vị khách vào kiot ăn uống. Tranh thủ lúc đó, Liên kiếm một gốc cây rồi lôi cái bánh mì và chai nước lọc ra lầm lũi ăn. Sáng đi muộn nên cô không kịp ăn uống gì.
Sau khi khách ăn uống xong, Liên lại lếch thếch kéo bao gậy nặng chạy theo khách, tiếp tục các thao tác: rót nước, đưa khăn, lau gậy,... Chốc lát lại bị nghe một vài câu chửi thề. Cứ như thế cho đến hết buổi chơi.
Liên tâm sự: Nhiều vị khách tỏ ra khinh miệt nghề caddy. Họ coi caddy chỉ là những "đầy tớ", những người bốc vác hay những con bé nhà quê ít học,... Nhiều lúc, sau khi phục vụ những vị khách khó tính, liên tiếp phải nghe những lời chửi bới, thóa mạ, cầm những đồng tiền tip của họ mà cô rớt nước mắt. Liên nói, nghề này cũng kiếm ra tiền, tháng 6-7 triệu đồng mà chẳng cần bằng cấp. Đó là mức thu nhập rất khá ở quê nhưng để kiếm được những đồng tiền đó cũng nhục lắm. Công việc rất nặng nhọc chẳng kém gì nghề nông nhưng còn biết làm gì không trong tay không còn đất.
Cũng chính vì đất nông nghiệp đã dành để làm sân golf nên nhiều phụ nữ ở đây đã phải chen nhau vào sân golf làm caddy cho khách chơi. Những phụ nữ như Liên đang phải làm thuê ngay trên mảnh đất ngày xưa, khi chưa xây dựng sân golf, họ là chủ.
Theo 24h
"Chân dài" đi... nhặt bóng golf Để được vào làm caddy ở sân golf Đ.L (Vĩnh Phúc), Thu đã phải vượt qua hàng trăm "chân dài" khác sau nhiều đợt tuyển chọn. Sau đó, cô phải trải qua khoá huấn luyện vô cùng gian nan. Nhiều lúc Thu muốn bỏ cuộc vì mệt mỏi. Gian nan đường vào sân golf Nhờ ngoại hình khá, sức khỏe tốt, ăn nói...