Phận đời cơ cực sau những “xe” hàng ăn đêm
Tầm 4h chiều là chị Hà Thị Thu, 39 tuổi, quê Thái Bình, lại tất tưởi rời nhà trọ ở khu vực xã Mỹ Đình, huyện từ Liêm, đẩy xe hàng ra phố để mưu sinh thâu đêm.
Cơ cực hàng rong. (Ảnh minh họa)
Công việc của chị Thu là bán xôi, ngô xào, bánh mỳ, sắn… Ở khu xóm trọ cùng chị Thu cũng có vài chục người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, và họ cũng chọn công việc mưu sinh đêm bên những chiếc xe đẩy bán hàng ăn. Một đêm đi đẩy cùng họ, mới thấy muôn nẻo mưu sinh cơ cực thế nào…
Đông đúc xe đẩy
Các đường phố Hà Nội về đêm nhan nhản các xe đẩy của những người mưu sinh bán hàng quà bánh, đồ ăn. Xe được thiết kế na ná giống nhau cho thuận tiện trong công việc đặc trưng của họ. Một xe đẩy của người bán hàng thực chất là một quầy hàng di động khi bên dưới của ngăn chứa hàng thường chứa đựng cà hàng hóa, cả bếp lò than, bếp gas để đun nấu làm ấm nóng hàng hóa.
Phần phía sau của xe được giữ nguyên bản là của chiếc xe đạp, còn phần phía trước cải tiến, khi được lắp gắn bằng một thùng đựng hàng, phía dưới có thêm hai bánh xe để cho khi di chuyển vẫn vững chãi.
Với kiểu xe đẩy này người bán hàng có thể mang hàng hóa đi bán xa cả dăm, bảy km mà vẫn tiện lợi. Còn có một loại xe đẩy cồng kềnh hơn, được thiết kế phía trước là một khoang đựng hàng có khung kính chắn khá lớn. Loại xe này chủ hàng chỉ có thể đẩy bằng tay, vì thế mà nó chỉ hợp cho những người đứng bán cố định ở một địa điểm, vì đẩy đi đẩy lại chậm chạp lại bất tiện.
Dẫu có thiết kế gọn nhẹ đến đâu thì việc nó xuất hiện vào thời điểm ban ngày là không thể chấp nhận được khi đường phố lúc nào cũng trong tình trạng quá tải người xe, vì lẽ đó mà những người mưu sinh bằng nghề này đã chọn thời khắc ban đêm, khi mà đường phố thưa vắng để bán hàng. Hầu như ở trục phố chính nào ở Hà Nội về đêm cũng có nhiều xe đẩy sáng đèn bán hàng quà bánh, hàng ăn như: ngô luộc, xôi, ngô xào, bánh mỳ trứng, bánh mỳ xúc xích…
Tại các đường cửa ngõ ra vào thành phố, số lượng xe đẩy đứng chờ bán hàng đông hơn nhiều. Ví như sát đầu Cầu Giấy, đêm nào cũng có thường trực gần chục hàng xe đẩy. Nhiều hàng chỉ thắp bóng đèn lên cho khách nhận biết là mình bán hàng ăn là gì. Một số xe đẩy trang bị loa kêu oang oang: Xôi nóng, bánh mỳ đê…, để khách qua đường từ xa đã nhận thấy.
Dọc đường Cầu Giấy, Xuân Thủy dài chưa tới 3 km, có rải rác vài chục chiếc xe đẩy khác đứng nép bên đường, trên vỉa hè để đợi khách. Xuống tới khu vực gần cầu vượt gần trường Đại Học Quốc Gia, đêm nào cũng có khoảng gần 20 chiếc “đóng đô”. Nhiều hôm trời đã tang tảng sáng, người đi chợ bán rau, xe buýt chuẩn bị hoạt động vẫn còn những chiếc xe đẩy cố nán lại để bán nốt số hàng.
Ở những địa điểm như đường Giải Phóng, đường Nguyễn Văn Cừ, đường Lê Văn Lương, khu vực đầu cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy…, cũng đông xe đẩy bám trụ trong đêm để mưu sinh.
Vất vả mưu sinh
Video đang HOT
Trong lúc hầu hết người dân đang say ngủ thì những người bán xe đẩy đêm đang nhọc nhằn mưu sinh, nhiều khi, họ thức gần như trọn đêm. Chị Nguyễn Thị Tám, 42 tuổi, quê Nam Định, hiện thuê nhà trọ tại xã Mỹ Đình, Từ Liêm, hơn 5 năm đẩy xe bán hàng ăn đêm, kể:
“Một ngày đi bán hàng của tụi tôi thường bắt đầu khoảng 4 giờ chiều. Ra khỏi nhà trọ là đạp xe đi, và lúc vào phố thì chỗ nào bán được hàng, như cổng trường học, cổng bệnh biện, các khu dân cư đông đúc là đẩy xe đến. Hàng của tôi bán chỉ là bánh mỳ và xôi nên cũng nhẹ nhàng, đơn giản, chứ những người bán ngô luộc, ngô xào… thì lỉnh kỉnh hơn nhiều. Bán đến 9-10h đêm là đạp xe đẩy về các con đường cửa ngõ để bán nốt hàng. Lúc còn ít hàng thì cứ liệu độ mà vừa bán vừa đi về gần khu trọ”.
Như vậy, trung bình một ca lao động của họ khoảng 10-12 tiếng đồng hồ. Những hôm ế ẩm thì thời gian lao động sẽ dài thêm.
Anh Lê Văn Hà, 37 tuổi, quê Hưng Yên, mưu sinh bằng nghề xe đẩy đã 3 năm, hiện thuê trọ tại Quan Hoa, Cầu Giấy, cho biết, công việc của những người bán hàng theo xe đẩy vất vả không kể xiết. Đi bán hàng cả chiều, và gần hết đêm, về nhà trọ họ chỉ ngủ vội vài tiếng buổi đồng hồ buổi sáng rồi dậy đi mua hàng, làm hàng.
“Tôi bán ngô luộc, mặc dù ngô người ta sẽ mang tới chợ gần nhà nhưng vẫn phải dậy vào khoảng 9 giờ để ra chợ lấy mang về. Rồi thì đi mua than, mua bao gói đựng…, lo cơm nước trưa xong chỉ tranh thủ ngủ cỡ 1 tiếng là phải dậy lo sửa soạn luộc ngô, sửa soạn xe, đồ nghề để… lên đường! Nói chung là người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ, thiếu nghỉ ngơi. Nhiều hôm mệt, cảm giác muốn ốm nhưng vẫn cố mà đi bán hàng vì đời sống khó khăn quá nên không cho phép mình nghỉ ngơi…”.
Chị Trần Thị Thủy, một người bán xôi kèm ruốc, lạp xưởng, xúc xích trên xe đẩy kể rằng, cách đây 3 năm mỗi buổi chị còn bán được chục kg gạo xôi, lãi khoảng 300 ngàn đồng, nhưng vài năm trở lại đây mỗi buổi chỉ bán 5kg gạo. Có hôm bán đến 2-3 giờ sáng mà xôi còn ế vẫn nhiều, lại không nán bán nốt vì không bán hết thì chẳng có lãi.
Với cách nghĩ “làm giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, dù biết thực tế rất khó khăn, cơ cực nhưng nhiều người ở nông thôn vẫn ra thành phố mưu sinh. Họ dốc sức kiếm tiền, tích cóp để gửi về quê cải thiện cuộc sống gia đình…
Theo Xahoi
Hãi hùng đột nhập xưởng sản xuất bánh rán "siêu" bẩn
Hàng ngàn chiếc bánh rán xuất xưởng mỗi ngày được "tắm" chất phụ gia, rán bằng mỡ động vật bốc mùi.
Các vật dụng được trưng khắp căn nhà 20 mét vuông
Các dụng cụ như xô, chậu, rổ rá, xoong nồi cáu bẩn... được vứt khắp mọi nơi. Đó là cảnh tượng đang diễn ra tại một cơ sở sản xuất bánh rán tại một con phố ở Gia Lâm, Hà Nội.
Dụng cụ làm bánh cả năm không chùi rửa
Nhìn những chiếc bánh rán vàng ruộm, béo ngậy và hấp dẫn giá chỉ 2 ngàn đồng nhưng ít ai biết chúng đã trải qua những công đoạn chế biến "siêu bẩn".
Để được tận mắt quan sát công nghệ làm bánh siêu bẩn này, chúng tôi đã phải đóng vai một chủ buôn bánh và muốn được lấy lại bánh tại cơ sở này để hàng ngày đi đổ mối. Có mặt tại cơ sở này lúc 11h trưa, lúc này có đến 4-5 công nhân đang ngào bột, luộc nhân (nhân đậu xanh).
Cơ sở bánh rán bẩn này nằm trong một căn nhà cấp 4 lụp xụp.
Theo quan sát, cơ sở nằm trong một căn nhà cấp 4 lụp xụp, nhếch nhác và vô cùng chật chội. Tuy vậy, để thuận tiện cho việc sản xuất bánh, chủ cơ sở tên H. đã tận dụng mọi góc để đặt các vật dụng như máy xay bột, khu ngâm bột, khu chứa nguyên liệu, khu rán bánh...
Thùng đựng bột ngay cạnh cống thoát nước, cạnh đó là những rổ bánh thành phẩm.
Trong không gian chật hẹp, nhem nhép nước, bốc mùi hôi của bột dậy mùi chua, của mỡ động vật thiu, của nước cống và mùi cáu bẩn từ các dụng cụ làm bánh khiến ai mới bước vào cũng phải giật mình. Phải cố gắng lắm tôi mới đủ kiên trì để đứng trong xưởng trong vòng 5 phút, chốc chốc lại phải ra ngoài để "hít khí trời".
Thấy tôi có vẻ khó chịu trước vô số mùi xú uế trong nhà, một chị công nhân cười và nói: "Chắc chú không quen nên mới thế, chứ chúng tôi ngày nào cũng ngồi trong này làm gần 10 ngàn chiếc bánh nên quen rồi". Nói xong, cả nhóm phá lên cười.
Để bột được dẻo và đủ độ nở thì chủ cơ sở đã cho các công nhân ngâm gạo trước khi nghiền bột. Tuy nhiên, những chiếc xô ngâm bột lại không được che chắn, thậm chí bụi, mạng nhện trên từ đường hoặc trên mái nhà thi nhau rơi xuống. Đặc biệt, những chiếc xô này có lẽ chẳng bao giờ được kỳ cọ nên lúc nào cũng cáu bẩn đến rợn người.
Những chiếc chảo rán cáu bẩn bám đen sì dày cả cm.
Không chỉ thế, những chiếc rổ, rá, thau và cả những chiếc chảo chiên bánh cũng cáu bẩn. Đáng nói nhất là những chiếc chảo chiên bánh phía ngoài những mảng bám từ dầu mỡ, bụi bẩn, bột bánh bám dày đến cả cm.
Đối với công đoạn ngào bánh, nặn bánh tất cả những công nhân đều tay trần. Có công nhân vừa nặn bánh vừa gãi chân khành khạch do nhà rất nhiều ruồi muỗi có người khác lại đang nặn thì viên bột rơi xuống lập tức vội nhặt lên... nặn tiếp.
Sau khi bánh nặn xong được các công nhân "ném" vào chiếc chảo lớn đựng mỡ đang sôi sùng sục. Chỉ mất chưa đầy 5 phút lập tức bánh sẽ chín, căng phồng và trở nên vàng ruộm. Nhưng khi vớt bánh ra, các công nhân lại đổ bánh ra những chiếc rổ được xếp sẵn trên nền nhà nhem nhép nước, bụi và lũ ruồi muỗi thi nhau "chén no nê".
Bánh được rán từ mỡ bốc mùi hôi thối
Khi tôi đặt vấn đề hợp tác với bà chủ tên H. để lấy bánh về đổ mối thì bà chủ nói: "Chú cứ yên tâm đi, ở đây bánh vừa chất lượng lại rẻ nhất rồi đó, chứ mấy cơ sở khác họ toàn cho chất phụ gia, đường hóa học, chất bảo quản nhiều lắm. Nếu chú lấy cất mỗi ngày trên 500 bánh thì giá là 1.200 đồng/bánh và mỗi sáng sớm đều có người chở đến tận nơi".
Mỗi ngày cơ sở sản xuất gần 10 nghìn chiếc bánh.
Cũng theo bà H. thì mỗi ngày cơ sở làm từ 6 - 9 nghìn chiếc bánh, buổi sáng sớm làm khoảng 5 nghìn bánh để nhập cho cánh bán bánh rong, các quán vỉa hè, người bán rong ở các bến tầu bến xe. Còn buổi trưa, chiều làm từ 3 - 4 nghìn bánh để bán cho buổi chiều và đêm.
Những can mỡ động vật bốc mùi hôi được dùng để rán bánh.
Khi tôi quan sát thấy những chiếc can (loại 20L) đựng mỡ động vật đặc sánh, có mùi lạ, thấy thế một công nhân vội vàng nói: "Mỡ này đạt chuẩn đấy, đảm bảo vệ sinh cả chú không phải lo gì cả đâu". Nhưng khi hỏi về nguồn gốc thì bà chủ đành thú thật: "Mỡ này là mỡ động động vật do một cơ sở cung cấp, giá rẻ hơn mua mỡ lợn ở chợ về rán rất nhiều. Tuy nhiên, khi đun nóng lên chắc chắn vi khuẩn sẽ chết hết nên không phải lo gì đâu".
Gặng hỏi những người công nhân tại đây về nguồn gốc thì một số xác nhận: "Mỡ này được một cơ sở chuyên sản xuất tại Đan Phượng mang đến với giá 21.000 đồng/kg, một can 20L này chỉ dùng được gần 1 tuần là hết. Dùng mỡ này kinh tế hơn rất nhiều so với dùng dầu thực vật hoặc mỡ lợn mua từ chợ về".
Tìm hiểu thêm chúng tôi cũng được biết, tại cụm công nghiệp xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) vốn nổi tiếng với các đầu mối cung cấp mỡ bẩn ra khắp thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tại đây, các chủ cơ sở mua mỡ động vật ôi thiu, thậm chí từ nhiều nguồn khác nhau, có giá rẻ hơn giá thị trường từ 3-4 lần. Sau khi rán các chủ cơ sở phân phối khắp Hà Nội cho các quán cơm, các quán bán đồ rán, làm bánh... Giá mỗi lít mỡ dao động từ 18.000 - 22.000 đồng/kg.
Trở lại với công đoạn nặn bánh, bên cạnh chiếc chậu lớn luôn có một chiếc ấm và chiếc âu đựng chất phụ gia. Khi được hỏi thì các công nhân đều khẳng định đó là nước hàng, chất tạo mầu. Nhưng bên cạnh là một chiếc can nhựa, bên ngoài toàn chữ Trung Quốc, khi tôi xách lên xem thì một công nhân phải thú thật: "Đó là chất bảo quản bánh khỏi ôi thiu".
Ngoài ra, để bánh phồng to và đẹp hơn, thì bột nở (bột khai) là một trong những chất phụ gia không thể thiếu trong sản xuất bánh rán, quẩy, bánh bao.... và sẽ có hại cho cơ thể người nếu bột khai không tinh khiết. Theo một số thợ làm bánh rán, bánh quẩy cũng như lời của những người buôn chất phụ gia tại chợ Đồng Xuân thì soda có tác tác dụng làm bánh, quẩy nở to và giòn hơn. Giá của mỗi túi bột khai dao động từ 12.000 - 19.000 đồng/kg.
Như vậy, đằng sau vỏ bọc của hàng ngàn chiếc bánh vàng ruộm ấy là cách chế biến, sản xuất đáng sợ và ẩn chứa những hiểm họa khôn lường đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo xahoi
3 du khách Pháp bị "bắt chẹt" đã được bồi thường Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đang điều tra vụ nhóm du khách người Pháp bị lái xe taxi móc ngoặc với lễ tân khách sạn "bắt chẹt", xúc phạm và đe dọa. Bước đầu nhóm du khách đã được bồi thường 10 triệu đồng. Trao đổi với PV Dân trí, ông Hàn Quốc Thắng - Phó trưởng công...