Phân định trách nhiệm trong công tác quản lý giam giữ
Cơ quan nào quản lý công tác giam giữ bị can, bị cáo là vấn đề được nhiều ý kiến tập trung tranh luận tại phiên thẩm tra dự án Luật Tạm giữ, tạm giam do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) tổ chức mới đây.
Theo Ủy ban Tư pháp của QH, việc giao cơ quan Công an quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, đồng thời trực tiếp điều tra, xét hỏi bị can mang tính chất “khép kín” như hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến bức cung, nhục hình, khiến nhiều vụ việc oan, sai xảy ra. Do vậy, dự án luật cần quy định tách công tác quản lý giam giữ ra khỏi cơ quan Công an, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát cũng như nâng cao trách nhiệm của chính cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý giam giữ.
Việc chuyển giao công tác quản lý giam giữ ra khỏi cơ quan Công an đã được đề cập nhiều lần. Ngay trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng nêu rõ, chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án, trong đó có công tác thi hành án hình sự.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, quan điểm này luôn vấp phải sự phản đối từ nhiều phía, với lý do Bộ Tư pháp chưa đủ điều kiện vật chất và con người để đảm nhận nhiệm vụ này. Theo Bộ Công an, cơ quan soạn thảo Dự án Luật Tạm giam, tạm giữ, mục đích chính của việc tạm giữ, tạm giam để đáp ứng công tác điều tra, truy tố, xét xử, đòi hỏi công tác quản lý cần chặt chẽ, chuyên nghiệp và việc giao nhiệm vụ này cho lực lượng công an là hết sức phù hợp.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay, khi việc tách công tác quản lý giam, giữ ra khỏi Bộ Công an vẫn còn các quan điểm trái chiều và cần thời gian nghiên cứu, xem xét, việc có thể làm ngay là đưa ra những quy định cụ thể phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan điều tra và cơ quan quản lý giam, giữ, đồng thời quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu trại tạm giam, nhà tạm giữ khi để xảy ra bức cung, nhục hình.
Cùng với đó, cần khẩn trương nghiên cứu, chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết để chuyển giao công tác quản lý giam giữ từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp, nhằm bảo đảm minh bạch, cũng như nâng cao hiệu quả giám sát giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật theo đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị.
NGUYỄN VĂN THÁI
Theo_Báo Nhân Dân
Nâng cao chất lượng công tác giam giữ, thi hành án và hỗ trợ tư pháp
Thiếu tướng Đinh Văn Toản Phó Giám đốc CATP Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17 của Bộ trưởng Bộ Công an về các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
* Có giải pháp chống nóng trong mùa hè, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà tạm giữ, tạm giam
Chủ trì hội nghị sơ kết công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Quý I-2015 và triển khai công tác trọng tâm Quý II, Thiếu tướng Đinh Văn Toản - Phó Giám đốc CATP Hà Nội yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17 của Bộ trưởng Bộ Công an về các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Đồng chí Phó Giám đốc CATP đề nghị các đơn vị chủ động phòng ngừa các tình huống đột xuất tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, đồng thời có giải pháp chống nóng mùa hè, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện đầy đủ chế độ cho can phạm, phạm nhân.
Kiểm tra sức khỏe cho phạm nhân
Thiếu tướng Đinh Văn Toản đã trao quyết định bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cho chỉ huy Công an một số quận, huyện. Tại hội nghị, các tham luận tập trung nêu những thuận lợi và khó khăn, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn xung quanh công tác thi hành án, hỗ trợ tư pháp, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này.
Theo đánh giá, trong Quý I-2015, các cơ sở giam giữ của CATP Hà Nội đều tuyệt đối an toàn, không xảy ra các vụ gây rối, dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm tập thể; không xảy ra tình trạng phạm nhân bỏ trốn, tự thương, tự sát, đánh nhau.
Các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện tốt Luật Thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với công tác thi hành án hình sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính cũng như đảm bảo tốt quyền lợi, trách nhiệm của các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.
CATP Hà Nội và Công an các quận, huyện, thị xã đồng thời phối hợp có hiệu quả với các cơ quan chức năng trong công tác thi hành án, tổ chức xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân công khai, minh bạch theo đúng các thủ tục pháp luật.
Trong thời gian tới, Công an Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra việc thi hành án hình sự ngoài xã hội trên địa bàn toàn thành phố. Cơ quan công an phối hợp với chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù, góp phần hạn chế tái phạm tội, kéo giảm tội phạm.
Theo_An ninh thủ đô
Đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp gặp dân Theo quy định tại Thông tư Quy định việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và quản lý công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an đang được lấy ý kiến mỗi tháng sẽ tiếp dân một lần. Bộ trưởng sẽ tiếp công dân định kỳ hàng tháng Bộ Công...