Phấn đấu ‘Vì một Việt Nam không còn đói nghèo’
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Quyết định số 666/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 – 2025.
Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên Bái, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh tư liệu: Đinh Thùy/TTXVN
Mục tiêu nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Phong trào thi đua “Vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”. Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 – 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới.
Theo Kế hoạch, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua.
Phong trào thi đua tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo; tiếp tục hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi; thi đua đồng thuận hợp tác, trách nhiệm vì người nghèo và góp phần giảm nghèo; cán bộ làm công tác giảm nghèo thi đua tận tụy, gương mẫu, trách nhiệm, thi đua đồng hành cùng người nghèo; phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”, “Không để ai bị bỏ lại phía sau”; huy động các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước có những việc làm thiết thực, tham gia đóng góp công sức trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, địa bàn nghèo.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thi đua đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo đặc thù của địa phương, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững; gắn Phong trào thi đua với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Các địa phương tập trung thi đua đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội liên vùng, tăng cường kết nối vùng phát triển với vùng khó khăn; hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện di dời dân cư, bảo đảm sinh kế bền vững và an toàn cho dân cư tại các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, khu vực rừng đặc dụng; quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thôn, bản, cộng đồng thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu; hỗ trợ người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan trung ương giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn; cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, địa bàn khó khăn. Khuyến khích các doanh nghiệp thi đua giúp đỡ các huyện nghèo, xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo.
Các hộ gia đình thi đua tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác cùng thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
Cần Thơ: Nỗ lực nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được thành phố quan tâm thực hiện.
Đến nay, thành phố chỉ còn 80 hộ dân tộc thiểu số nghèo. Đó là thông tin được lãnh đạo thành phố Cần Thơ đưa ra tại buổi gặp mặt chúc Tết cổ truyền Khmer Chôl Chnăm Thmây năm 2022 do Thành ủy, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 8/4.
Lãnh đạo thành phố tặng quà cho những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer.
Chúc Tết các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, sư sãi, a char, Ban Quản trị chùa Phật giáo Nam tông Khmer, người Khmer có uy tín trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lãnh đạo thành phố đã thông tin về kết quả công tác dân tộc trong thời gian qua.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết: Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer không ngừng được nâng lên. Thành phố đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây mới các công trình cơ sở hạ tầng. Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer được các cấp, ngành quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức chu đáo, long trọng, trang nghiêm. Phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer được bảo tồn và phát huy...
Năm 2021, Cần Thơ cũng như cả nước đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy vậy, với sự nỗ lực, chung sức của chính quyền và nhân dân, Cần Thơ đã vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiều chỉ tiêu. Đặc biệt, các chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả.
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là cơ hội lớn để Cần Thơ có nhiều điều kiện chăm lo, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên bức tranh khởi sắc trong thực hiện chính sách dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Khmer nói riêng sẽ tiếp tục được nâng lên về mọi mặt.
Hòa thượng Đào Như, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ cho rằng, để thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cũng cần sự chung tay góp sức, góp tiếng nói từ những người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Do đó, các hòa thượng, thượng tọa, chức sắc, chức việc và đồng bào dân tộc Khmer cam kết tiếp tục giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí vươn lên trong cuộc sống; tích cực tham gia có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, chung sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ thành phố để ra, góp phần xây dựng quê hương Cần Thơ ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Tổng Bí thư: Việc hỗ trợ người dân trong đại dịch có hiệu quả thiết thực "Các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh có hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân", Tổng Bí thư nói. Ngày 5/1/2022, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương, Tổng...