Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 – 7%/năm
Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6 – 7%/năm.
Tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học – công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Chiến lược đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8 – 9%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 tăng trưởng bình quân 5 – 6%/năm.
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5 – 6%/năm trong thời kỳ 2021 – 2030, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 7 – 8%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 tăng trưởng bình quân 4 – 5%/năm.
Cân bằng cán cân thương mại trong giai đoạn 2021 – 2025, tiến tới duy trì thặng dư thương mại bền vững giai đoạn 2026 – 2030; hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác thương mại chủ chốt.
Tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; trong đó, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ trung bình và cao đạt khoảng 65% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030.
Tăng tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Âu lên 16-17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 18 – 19% vào năm 2030; khu vực châu Mỹ lên 32 – 33% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2025 và 33 – 34% vào năm 2030; tỷ trọng thị trường xuất khẩu khu vực châu Á vào khoảng 49 – 50% vào năm 2025 và 46 – 47% vào năm 2030.
Video đang HOT
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu
Về định hướng xuất khẩu hàng hoá, phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học – công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.
Còn với nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, gia tăng giá trị trong nước trong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao; nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.
Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Giai đoạn 2021 – 2025, nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt; nâng cao giá trị gia tăng cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình.
Giai đoạn 2026 – 2030, phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao, hàng nông sản, thủy sản chế biến sâu; hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường
Về định hướng nhập khẩu hàng hóa, chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, kiểm soát việc nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước sản xuất được, hàng xa xỉ, hàng hóa không thiết yếu, kiểm soát chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
Tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ các nước có nền công nghiệp phát triển, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo tiền đề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thực hiện chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu.
Về định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường; hướng đến cán cân thương mại song phương lành mạnh, hợp lý, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Khai thác hiệu quả các cơ hội mở cửa thị trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN…
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam quý I/2022 đạt 176,75 tỷ USD
Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,4% (tương ứng tăng 10,55 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 87,64 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 11,54 tỷ USD).
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3/2022 đạt mức cao kỷ lục với trị giá là 67,37 tỷ USD, tăng 38,1%, tương ứng tăng 18,6 tỷ USD so với tháng trước.
Quý I/2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 176,75 tỷ USD. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trong đó, trị giá xuất khẩu là 34,71 tỷ USD, tăng 48,2% (tương ứng tăng 11,3 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu là 32,66 tỷ USD, tăng 28,7% (tương ứng tăng 7,3 tỷ USD).
Tính chung cả quý I/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 176,75 tỷ USD, tăng 14,3%, tương ứng tăng 22,09 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 89,1 tỷ USD, tăng 13,4% (tương ứng tăng 10,55 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 87,64 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 11,54 tỷ USD).
Trong tháng, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 2,05 tỷ USD. Tính trong quý I/2022, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 1,46 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng là 46,89 tỷ USD, tăng 35,7% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong quý I/2022 lên 123,05 tỷ USD, tăng 12,8% (tương ứng tăng 13,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này là 25,84 tỷ USD, tăng 47,8% so với tháng trước, qua đó nâng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong quý I/2022 của doanh nghiệp FDI lên 65,36 tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng 6,28 tỷ USD) so với quý I/2021 và chiếm 73,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2022 đạt thặng dư 4,79 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong quý I/2022 lên mức thặng dư 7,68 tỷ USD.
Giá gạo 100% tấm của Việt Nam tiếp đà tăng Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong vòng 2 tuần qua, giá gạo xuất khẩu 100% tấm của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 3 đợt, với tổng mức tăng trong cả 3 đợt lên tới 17 USD/tấn. Giá gạo 100% tấm của Việt Nam tiếp tục giữ mức tăng trưởng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Ngày 10/4, giá gạo 100%...