Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, tạo nền tảng phát triển mới
Kỳ họp họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành phiên bế mạc vào chiều 17-11.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kỳ họp đã tiếp tục khẳng định rõ tinh thần đoàn kết dân tộc, nghị lực, quyết tâm cao để đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn, nhanh chóng phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
Tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc
Đề cập đến những kết quả tích cực, toàn diện trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc gia 5 năm 2016-2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân giai đoạn vừa qua.
Đặc biệt, năm 2020 là năm cuối nhiệm kỳ, tuy có nhiều biến động, khó khăn, nhất là những thách thức lớn từ tình hình dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến một số chỉ tiêu không đạt được như kế hoạch đề ra, nhưng vẫn là một năm thành công của nước ta. Việt Nam được coi là điểm sáng trên thế giới cả về phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế.
“Đây là những thành tích rất đáng trân trọng, tự hào, là kết quả của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo thế và lực mới để đất nước vững bước vào giai đoạn tiếp theo”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với tinh thần tiếp tục đổi mới tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm của khu vực đô thị, nông thôn, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền TPHCM trong giai đoạn tới.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều thời cơ và vận hội mới (năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử ĐB Quốc hội khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ năm 2021-2026, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030…), tuy nhiên, dự báo nước ta sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Vì vậy, Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cấp, ngành và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, chủ động, trách nhiệm cao để thực hiện mục tiêu phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế; phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch, tạo nền tảng để bước vào giai đoạn phát triển mới…
Video đang HOT
Trước mắt, tiếp tục quan tâm, ủng hộ, chia sẻ, chung tay giúp đỡ đồng bào tại các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Bố trí vốn cho một số dự án khắc phục hậu quả thiên tai
Trước khi bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, Quốc hội yêu cầu việc bố trí vốn đầu tư công giai đoạn năm 2021-2025 phải lưu ý bố trí vốn cho một số dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, gia cố hệ thống đê xung yếu, kè sông biên giới, hạ tầng cảng nghề cá, khu vực neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão; quy hoạch và bố trí lại dân cư vùng bị tác động trực tiếp bởi thiên tai; xây dựng trụ sở các cơ quan tư pháp.
Quốc hội cũng giao Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, nhất là các cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách để phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố trong giai đoạn tới, đồng bộ với việc triển khai tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố và bảo đảm hiệu quả quyền giám sát của nhân dân; có phương án giải quyết dứt điểm việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố đã được phê duyệt; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến phương án sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
Quốc hội cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cụ thể, cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng quy định; Chính phủ giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua; đồng thời, cho phép xác định việc đầu tư nêu trên thuộc dự án nhóm A…
Đối ngoại nhân dân: Vun đắp hữu nghị, thúc đẩy hòa bình, đóng góp thiết thực
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống và tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IV, và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh đối ngoại nhân dân có sứ mệnh rất quan trọng. Ảnh: VGP/Hải Minh
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Đại sứ các nước, đại diện các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tới dự.
Theo Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga, ngày 17/11/1950, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị thành lập Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, khẳng định nguyện vọng thiết tha vì hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã đồng ý lấy ngày 17/11/1950 là Ngày Truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Trong những năm qua, VUFO đã tích cực, chủ động, không ngừng củng cố, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, các tổ chức bạn bè truyền thống, các tổ chức, cá nhân có thiện chí với Việt Nam, đã thiết lập quan hệ đối tác với hơn 1.000 tổ chức quốc gia, khu vực và quốc tế.
Liên hiệp phát huy được vai trò của mình tại các diễn đàn, cơ chế nhân dân đa phương khu vực, liên khu vực và quốc tế; chủ động tham gia, đóng góp vào công tác vận động, đấu tranh dư luận bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, chủ quyền biển đảo, an ninh nguồn nước, tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực của Uỷ ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, thiết lập quan hệ với trên 1.200 tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cùng các bộ ngành, địa phương vận động được gần 5 tỷ USD viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong giai đoạn 2003-2019, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Công tác củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức được chú trọng, với 116 tổ chức thành viên, trong đó có 64 tổ chức thành viên ở trung ương và 52 tổ chức thành viên ở địa phương với hàng trăm chi hội hữu nghị.
Bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh với những thành tích đã đạt được, Liên hiệp đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước như Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2003), Huân chương Lao động hạng Nhất và các Huân chương cao quý của các nước bạn. Nhiều tập thể và cá nhân của Liên hiệp đã được tặng thưởng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước về những thành tích xuất sắc và cống hiến cho công tác đối ngoại nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá lịch sử phát triển của Liên hiệp là minh chứng cụ thể về sức mạnh của đối ngoại nhân dân trong việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chúc mừng và biểu dương các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về những thành tựu đáng tự hào trong suốt 70 năm qua như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói "Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới... Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn với chúng tôi".
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng bày tỏ chân thành cảm ơn bạn bè quốc tế đã dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ giúp đỡ quý báu, chí tình cả về tinh thần và vật chất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Đề cập đến nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh đối ngoại nhân dân có sứ mệnh rất quan trọng là góp phần bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định, huy động nguồn lực quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và đoàn kết rộng rãi của nhân dân các nước đối với công cuộc phát triển bền vững đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hội nhập quốc tế sâu rộng, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Để thực hiện được sứ mệnh này, trước hết, Phó Thủ tướng cho rằng cần nâng cao hơn nữa nhận thức trong toàn hệ thống chính trị về vai trò và nhiệm vụ của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; nắm vững quan điểm của Bác Hồ : "Cách mạng Việt Nam trong bất kỳ hoàn cảnh và thời điểm nào cũng cần đến vai trò, sự đóng góp của đối ngoại nhân dân".
Với thế mạnh rất riêng của mình, đối ngoại nhân dân có vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt, góp phần mở rộng và làm sâu sắc cơ sở xã hội cho các mối quan hệ đối ngoại của đất nước, hỗ trợ đắc lực cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước.
Đối ngoại nhân dân cần nắm chắc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong triển khai công tác đối ngoại nhân dân, bảo vệ trên hết và trước hết lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.
Tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đối ngoại nhân dân cần tiếp tục phát huy hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước, tạo thành sức mạnh to lớn trên mặt trận đối ngoại, thực hiện thắng lợi các nhiêm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của nước ta, trong đó chú ý các nội hàm hợp tác mới, thiết thực với người dân nước ta và các nước, các vấn đề phát triển bền vững, bao trùm...
Liên hiệp cần bám sát phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả", tích cực đổi mới, sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới, phát huy thế mạnh có được từ vị thế mới và "sức mạnh mềm" của đất nước, triển khai hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân, góp phần mở rộng mạng lưới đối tác, tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác; nâng cao chất lượng, hiệu quả vận động và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam nhằm huy động sự ủng hộ quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.
Để triển khai hiệu quả Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cần tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả sự tham gia của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại các cơ chế nhân dân đa phương khu vực và quốc tế nhằm bảo vệ, thúc đẩy lợi ích của Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước..., thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và củng cố hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, Liên hiệp cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống từ trung ương tới các tổ chức thành viên; xây dựng đội ngũ những người làm công tác đối ngoại nhân dân tâm huyết, gắn bó, có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn bảo đảm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam sẽ kế thừa truyền thống vẻ vang của cha anh, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác đối ngoại nhân dân, là cầu nối hòa bình và hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, cùng với đối ngoại đảng và ngoại giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nỗ lực chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và phát triển./.
Chênh lệch mức sinh giữa các vùng vẫn cao Ngày 11/11, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổ chức hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam. Công tác DS- KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế, mức sinh giữa các vùng miền còn chênh lệch đáng kể Tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch...